Trung Quốc tìm tên cho trạm vũ trụ mới

08:17 | 29/04/2011

541 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch phóng một trạm vũ trụ 60 tấn trước năm 2020 và lấy ý kiến của nhân dân đặt tên cho trạm này.

Theo ông Pang Zhihao, phó tổng biên tập Tạp chí Vũ trụ quốc tế, trả lời phỏng vấn trênNhân dân nhật báo rằng, chỉ 60 tấn, trạm không gian vũ trụ của Trung Quốc “khá nhỏ so với Trạm không gian quốc tế (419 tấn) và Trạm Hòa bình của Nga (137 tấn) được đưa vào sử dụng từ 1996 đến 2001” và “đây sẽ là trạm không gian đa module thứ 3 của thế giới, đòi hỏi có kỹ thuật phức tạp hơn nhiều so với một phòng thí nghiệm vũ trụ một module”.

Mô hình trạm vũ trụ Thiên Cung 1 xuất hiện trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Theo Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người điều khiển Trung Quốc (CMSE), trạm vũ trụ này sẽ bao gồm một mudule chính và hai module phụ dùng để tiến hành các thí nghiệm.

Một tàu hàng vũ trụ để chuyển tiếp phẩm cũng sẽ được thiết kế. Module chính có chiều dài 18,1m với đường kính tối đa là 4,2m và trọng lượng phóng từ 20-22 tấn, sẽ được phóng trước lên quỹ đạo.

Hai module dùng để tiến hành các thí nghiệm sẽ được phóng sau và lắp ghép với module chính. Mỗi module thí nghiệm có chiều dài là 14,4m và cùng đường kính và trọng lượng phóng như module chính. Ông Pang nói rằng đây là lần đầu tiên CMSE khẳng định sẽ chế tạo tầu vũ trụ chở hàng, phương tiện có ý nghĩa sống còn đối với các phi vụ không gian lâu dài sau này.

Trung Quốc đang trong giai đoạn 2 phát triển chương trình không gian có người điều khiển. Theo dự kiến, một module không gian có tên là Thiên Cung 1 (>> xem thêm) và tầu Thần Châu 8 sẽ được phóng lên không gian vào cuối năm 2011. Tầu Thần Châu 1 và Thần Châu 10 sẽ được phóng vào năm tới để lắp ghép với Thiên Cung 1.

 

Các bước tiến và dự định chinh phục vũ trụ của Trung Quốc.

Gần đây Trung Quốc đã thông qua chương trình nghiên cứu vũ trụ 5 năm nhằm chuẩn bị cho việc đưa các nhà du hành lên vũ trụ trong các chuyến bay lâu ngày vào không gian.

Chương trình nhằm mục đích phát triển khả năng hoạt động và đưa ra quyết định của các nhà du hành vũ trụ trong không gian cùng với những thay đổi về tâm lý và thể chất mà họ phải trải qua khi sống trong khoang chật hẹp và trong điều kiện không trọng lượng.

CMSE cho rằng, chương trình vũ trụ có người điều khiển của Trung Quốc sẽ đặt nền móng cho các chuyến bay có thể sẽ thực hiện trong tương lai, ví dụ như đưa người lên mặt trăng.

Phạm Ngọc UyênĐất Việt

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc