Trung Nguyên là một trong 25 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

14:57 | 07/03/2015

4,550 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mức độ nhận biết thương hiệu Trung Nguyên trong thị trường lao động chiếm đến 70%, và khoảng 50% thành viên tham gia chọn Trung Nguyên là môi trường làm việc cần tham gia ứng tuyển.

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen về 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2014, Tập đoàn Trung Nguyên vinh dự thuộc Top 25.

Trong danh sách này, dẫn đầu là Unilever, Vinamilk, Microsoft, Abbott, Nestlé, Procter&gamble, HSBC, IBM, Coca Cola, Pepsi… 

Tập đoàn Trung Nguyên là một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Cùng với danh hiệu môi trường làm việc lý tưởng, thu hút đối với thị trường lao động bởi những chính sách phúc lợi tốt, Trung Nguyên được đánh giá là môi trường làm việc có lý tưởng, có trách nhiệm xã hội cao, qua những hoạt động cộng đồng ý nghĩa trong suốt quá trình thành lập và phát triển như Hành trình vì Khát vọng Việt với nội dung tặng 100 triệu cuốn sách đổi đời cho 23 triệu thanh niên Việt Nam.

Theo tiêu chí mới của chương trình là bản đo lường “Độ yêu thích thương hiệu nhà tuyển dụng” của từng công ty do chính nhân viên nội bộ đánh giá thì 66.4% nhân viên nội bộ suy nghĩ tích cực về công ty Trung Nguyên, cao hơn mức trung bình thị trường 61.6%.

Dự án nghiên cứu 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2014 do Nielsen tiến hành là khảo sát chuyên nghiệp duy nhất tại Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp đo lường và nâng cao sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả nhất.

Đối tượng tham gia khảo sát gần 10.000 người đi làm có kinh nghiệm tại Việt Nam với 47% là nữ giới và 53% nam giới.

Trong đó, khoảng 8% cấp giám đốc, 8% cấp quản lý cấp cao, 39% cấp quản lý hoặc trưởng nhóm, 45% cấp chuyên viên thuộc mọi lĩnh vực từ công nghệ thông tin, nhân sự, bán hàng, dịch vụ khách hàng, tiếp thị, truyền thông, cung vận, QA/QC, xuất nhập khẩu, pháp lý…

Đồng thời, công ty Nielsen sử dụng phương pháp đo lường sức khỏe Thương tiệu nhà tuyển dụng tiên tiến theo mô hình AIDA gồm: Sự nhận biết của thị trường lao động về thương hiệu (Awareness) - Sự hứng thú của thị trường lao động đối với thương hiệu (Interest) - Sức hút của thương hiệu đối với thị trường lao động (Desire) - Mức độ sẵn sàng ứng tuyển, đồng hành cùng thương hiệu của thị trường lao động (Action).

Võ Hiển (tổng hợp)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps