Triết lý giao việc của Nam Cao

07:00 | 08/11/2015

1,780 lượt xem
|
Xin bắt đầu bằng câu chuyện về tài xế Nguyễn Văn Mùi, người có gần 10 năm lái xe cho Bác Hồ và  sau đó là 11 năm lái xe cho Bác Tôn. Năm nay ông Mùi đã ngoài 80 tuổi, sống ở Hà Nội.

Năm 1949, ông tham gia du kích địa phương đoàn kết đánh giặc. Năm sau, ông lên chiến khu Việt Bắc, làm ở xưởng đúc tiền rồi học hỏi dần nên biết lái xe. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, ông Mùi được tham gia đội hình lái xe chiến thắng. Rồi cuối năm 1961, ông vinh dự được giao nhiệm vụ lái xe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến bây giờ, sau khi Bác đi xa hơn 45 năm, ông Nguyễn Văn Mùi vẫn thấy rất bồi hồi bởi bao nhiêu kỷ niệm không thể nào quên.

“Ngày đó, tôi được giao phụ trách lái chiếc xe Gat do Liên Xô cũ sản xuất để chở Bác Hồ đi công vụ. Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước nhưng Bác không thường xuyên đi xe sang. Điều này gây được sự thân thiện với đông đảo đồng bào cũng như quần chúng nhân dân lao động" - đây là điều ông Mùi tâm đắc nhất vê đạo đức của Người. Trong suốt 10 năm ấy, mỗi ngày ông đều không thể kể hết những việc làm, những hành động, cử chỉ giản dị, cẩn thận và liêm khiết của Người.

Sau ngày Chủ tịch Tôn Đức Thắng mất, ông Nguyễn Văn Mùi còn lái xe cho các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng như bác Nguyễn Lương Bằng, Võ Chí Công, Đỗ Mười… trong suốt thời gian dài cho đến khi về nghỉ hưu.

Tuy nhiên, ông Mùi không phải là người được cất nhắc lên chức này chức nọ và cũng không được đi nước ngoài trong đoàn công tác của các vị lãnh đạo như những lái xe của lãnh đạo thời nay.

Thế nhưng ai dám bảo ông Mùi không được vinh quang nghề nghiệp. Nhờ nghề lái xe mà ông được vinh dự phục vụ các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước. Và các vị lãnh đạo cũng không ưu ái đãi ngộ ông bằng những chức sắc và quyền lợi không đúng quy định. Người như ông Mùi, giá như có ai thương ông mà "đề xuất vụng" mà không qua Bác Hồ, Bác Tôn, bác Nguyễn Lương Bằng, bác Năm Công, ông cũng chối phắt.

Trong truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao, qua nhân vật Hoàng đã đưa ra triết lý dùng người là,  anh hàng thịt thì giỏi mổ lợn, pha thịt làm lòng, hãm tiết chứ không thể làm chủ tịch xã. Có thể đây chính là triết lý dụng nhân như dụng mộc của tiền nhân.

Có câu, gái cô công thì chồng chẳng phụ, nhưng chẳng phụ kiểu mấy huyện ủy ở Thanh Hóa, đón các ông lái xe quá tuổi lỡ trình độ làm phó chánh văn phòng là không nên. Các ông này tận tụy, trách nhiệm, đức độ mấy chăng nữa cũng không thể làm văn bản đề xuất, làm tham mưu cho cấp ủy được. Nói phải củ cải cũng nghe, huyện ủy đã thu lại quyết định và các ông này cũng vui vẻ trả lại cái chức mà mình khó lòng làm trọn vai.

Trần Đình Thảo

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc