Tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tăng trưởng kinh tế

09:33 | 20/04/2018

1,091 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đó là nhận xét của các chuyên gia về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2018 của Việt Nam sau khi Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2018. Đằng sau con số tăng trưởng 7,38% đầy ấn tượng là nhiều rủi ro được dự báo.

Vẫn lệ thuộc vào FDI

Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2018, nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây (đạt mức 7,38%). Dường như đà tăng trưởng tích cực từ hai quý nửa sau năm 2017 góp phần cho mức tăng trưởng kỷ lục này. Trong đó, ngành công nghiệp vẫn trên đà phục hồi tốt với công nghiệp chế biến ở mức tăng 13,56% so với cùng kỳ năm 2016. Khai khoáng cũng có nhiều dấu hiệu tích cực khi tăng trưởng sau gần 2 năm suy giảm. Thị trường bán lẻ và tiêu dùng cũng sôi động. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt, thặng dư thương mại là 1,3 tỉ USD. Thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì sự ổn định...

tiem an nhieu rui ro trong tang truong kinh te
Các chuyên gia thảo luận về kinh tế quý I/2018

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, năm 2017, Việt Nam đã có những bước phát triển khá tốt, GDP quý I/2018 tăng trưởng cao. Trong đó một số lĩnh vực như nông nghiệp có nhiều khởi sắc với giá gạo và các mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu tăng. Do vậy, Chính phủ cần tích cực thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế, quan tâm đến các chính sách vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Tăng trưởng quý I là rất cao, các quý sau có thể tiếp tục tăng trưởng, nhưng sẽ không còn cao nữa. Nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách) cũng dự báo, tăng trưởng kinh tế trong quý II có thể đạt 6,51%; quý III là 6,84%, quý IV là 6,75% và cả năm sẽ ở mức 6,83%.

Đánh giá về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, giá trị gia tăng tạo ra trong công nghiệp chủ yếu tới từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khu vực FDI. Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế rất cao sẽ đặt ra thách thức lớn cho việc duy trì đà tăng trưởng trong các quý sau, cũng như cho cả năm khi bị lệ thuộc vào khu vực FDI. Bên cạnh đó, hiện tượng số việc làm mới tạo ra ít hơn, trong khi tăng trưởng vẫn cao, một lần nữa đặt câu hỏi về chất lượng tăng trưởng và sức mạnh thực chất của khu vực kinh tế trong nước.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bên cạnh con số tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng của quý I/2018 vừa qua, theo các chuyên gia thì nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi tác động từ nhiều phía.

tiem an nhieu rui ro trong tang truong kinh te
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, chỉ số tăng trưởng quý đầu năm nay ấn tượng nhất so cùng kỳ trong 10 năm qua, nhưng nền kinh tế cũng đang đối mặt rất nhiều lực cản. Dù chỉ số tăng trưởng GDP 3 tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng ổn định nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, như: Chính sách bảo hộ thương mại, áp đặt lệnh chống bán phá giá, EU có “rút” thẻ vàng không...

Vì vậy, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chúng ta không nên “quá hứng khởi” với con số GDP tăng hơn 7,3%. Tăng trưởng cao là tốt, nhưng tăng trưởng phải đi kèm với thực chất, có nghĩa là số người lao động phải gia tăng, lương phải tăng, an sinh xã hội phải tăng và môi trường kinh doanh phải được cải thiện. Mặt khác, tăng trưởng cao nhưng nhiều doanh nghiệp phá sản, lương công nhân thấp, giáo dục và y tế không cải thiện, môi trường bị phá hủy, thậm chí luân lý đạo đức xã hội xuống cấp thì tăng trưởng cao sẽ chỉ ở bề nổi, không thực chất.

Ở một góc độ khác, PGS.TS Vũ Sỹ Cường đặt vấn đề: Tăng trưởng kinh tế cao, nhưng thu ngân sách lại không cao, phải chăng tăng trưởng kinh tế không đi liền với thu ngân sách? Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trong dự toán ngân sách được điều chỉnh giảm trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới. Trong khi đó, việc cắt giảm hàng rào thuế quan thương mại là điều kiện bắt buộc khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hay đa phương. Để bù đắp cho sự suy giảm tỷ trọng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu và từ dầu thô, Chính phủ buộc tăng thu nội địa như thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường, thu về nhà đất…

tiem an nhieu rui ro trong tang truong kinh te
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành

Để bảo đảm cân đối thu - chi, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng, cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời, thay vì vội vã áp thêm các loại thuế mới hoặc tăng thuế suất. Việc này cần có sự cải cách ngay trong nội bộ ngành thuế. Một giải pháp đi liền là duy trì nỗ lực kiểm soát chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên.

Việc chi thường xuyên luôn ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm, một phần nguyên nhân tới từ bộ máy Nhà nước và đoàn thể chính trị cồng kềnh, lãng phí, kém hiệu quả. Nguồn lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chưa có nhiều cải thiện. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước như đã và đang thực hiện trong thời gian qua.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy cần nhìn nhận các điểm yếu để thay đổi và phát triển. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết và đầu năm 2019 sẽ có hiệu lực có đem lại cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam hay không? Để thu hút đầu tư tư nhân và FDI, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm trong những năm gần đây nên tỉ trọng nguồn thu từ sắc thuế này cũng giảm dần.

Đông Nghi - Song Nguyễn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 74,400 ▼400K 75,600 ▼300K
Nguyên liệu 999 - HN 74,300 ▼400K 75,500 ▼300K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 18/04/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 82.100 84.100
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 82.100 84.100
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 82.100 84.100
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.100 84.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 18/04/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,435 ▼20K 7,650 ▼15K
Trang sức 99.9 7,425 ▼20K 7,640 ▼15K
NL 99.99 7,430 ▼20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,410 ▼20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,500 ▼20K 7,680 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,500 ▼20K 7,680 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,500 ▼20K 7,680 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,210 ▼20K 8,400 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,210 ▼20K 8,400 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,210 ▼20K 8,400 ▼10K
Cập nhật: 18/04/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,100 84,100
SJC 5c 82,100 84,120
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,100 84,130
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,700 76,600
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,700 76,700
Nữ Trang 99.99% 74,600 75,900
Nữ Trang 99% 73,149 75,149
Nữ Trang 68% 49,267 51,767
Nữ Trang 41.7% 29,303 31,803
Cập nhật: 18/04/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,802.74 15,962.37 16,474.59
CAD 17,830.93 18,011.04 18,589.00
CHF 27,037.08 27,310.18 28,186.55
CNY 3,419.83 3,454.37 3,565.76
DKK - 3,534.07 3,669.44
EUR 26,168.83 26,433.16 27,603.92
GBP 30,667.37 30,977.14 31,971.18
HKD 3,144.63 3,176.39 3,278.32
INR - 301.14 313.19
JPY 158.53 160.13 167.79
KRW 15.77 17.53 19.12
KWD - 81,790.33 85,060.87
MYR - 5,219.21 5,333.08
NOK - 2,258.10 2,353.99
RUB - 254.56 281.80
SAR - 6,718.10 6,986.74
SEK - 2,263.43 2,359.55
SGD 18,067.70 18,250.20 18,835.84
THB 606.11 673.46 699.26
USD 25,100.00 25,130.00 25,440.00
Cập nhật: 18/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,047 16,067 16,667
CAD 18,167 18,177 18,877
CHF 27,418 27,438 28,388
CNY - 3,443 3,583
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,261 26,471 27,761
GBP 31,114 31,124 32,294
HKD 3,116 3,126 3,321
JPY 160.4 160.55 170.1
KRW 16.29 16.49 20.29
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,233 2,353
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,253 2,388
SGD 18,126 18,136 18,936
THB 638.46 678.46 706.46
USD #25,145 25,145 25,440
Cập nhật: 18/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,100.00 25,120.00 25,440.00
EUR 26,325.00 26,431.00 27,607.00
GBP 30,757.00 30,943.00 31,897.00
HKD 3,164.00 3,177.00 3,280.00
CHF 27,183.00 27,292.00 28,129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15,911.00 15,975.00 16,463.00
SGD 18,186.00 18,259.00 18,792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17,956.00 18,028.00 18,551.00
NZD 14,666.00 15,158.00
KRW 17.43 19.02
Cập nhật: 18/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25225 25275 25442
AUD 16138 16188 16591
CAD 18211 18261 18666
CHF 27736 27786 28199
CNY 0 3479.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26808 26858 27368
GBP 31508 31558 32018
HKD 0 3115 0
JPY 162.51 163.01 167.54
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0372 0
MYR 0 5400 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14819 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18515 18515 18872
THB 0 651.3 0
TWD 0 777 0
XAU 8220000 8220000 8390000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 18/04/2024 20:00