Thủy điện Don Sahong sẽ bức tử hạ lưu sông Mekong

14:22 | 24/09/2016

677 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo truyền thông Lào, giữa tháng 8/2016, quốc gia này khởi công thủy điện Don Sahong với công suất 260 MW, mức đầu tư khoảng trên 500 triệu USD. Việc xây dựng thủy điện này khiến nhiều chuyên gia lo lắng về sinh kế của hàng triệu người ở lưu vực sông, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long.
thuy dien don sahong se buc tu ha luu song mekong
Công trình đập thủy điện Don Sahong thời điểm giữa tháng 9-2016 – Ảnh: NVCC – LÊ ANH TUẤN

Công trình thủy điện Don Sahong (Campuchia) đã được thi công từ giữa tháng 9/2015 với đập ngăn nước sông Mekong. Đây là công trình trung bình nhưng bị nhiều nhà khoa học môi trường và nhà khoa học xã hội trên thế giới phản đối. Nhiều chuyên gia lo ngại việc xây dựng thủy điện Don Sahong ở Lào sẽ chặn đường di cư của cá ở sông Mekong, đe dọa trực tiếp đến sinh kế của người dân, nhất là với Campuchia và Việt Nam.

Dòng sông bị biến dạng

Công trình thủy điện Don Sahong ở huyện Khone, tỉnh Champasak, cách biên giới Campuchia khoảng 2km. Đây là vùng đất ngập nước nổi tiếng nhất vùng Nam Lào có tên là Si Phan Don (có nghĩa là 4.000 đảo), đặc biệt là thác Khone (tiếng Lào gọi là Khone Phapheng) được ca tụng là con thác đẹp và hùng vĩ nhất trên sông Mekong.

thuy dien don sahong se buc tu ha luu song mekong
“Chiến lợi phẩm” cá bắt được tại dòng Nakasoum (Lào) – Ảnh: David Guttenfelder

Sau chuyến khảo sát thực tế dự án này, PGS.TS Lê Anh Tuấn (Phó viện trưởng viện nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐH Cần Thơ) cho biết có rất nhiều người dân phàn nàn về thủy điện Don Sahong. Nếu như trước đây người dân huyện Khone (Lào) trung bình mỗi ngày bắt được 20-30 kg cá vào mùa lũ, nay khi dòng Don Sahong bị chặn, họ không còn thấy con cá nào.

thuy dien don sahong se buc tu ha luu song mekong
PGS.TS Lê Anh Tuấn tại công trình đập thủy điện Don Sahong thời điểm giữa tháng 9-2016 – Ảnh: NVCC – LÊ ANH TUẤN

Thay cho những cánh rừng xanh bạt ngàn mà nhiều năm trước ông Tuấn từng trông thấy khi còn làm chuyên gia phát triển nông thôn ở Nam Lào là cảnh tan hoang và một công trường bề bộn.

Theo tuoitre đưa tin, khi ông Tuấn vào khu vực cấm của công trình, hình ảnh đầu tiên đập ông nhìn thấy là các dãy nhà ở của công nhân và văn phòng làm việc của chuyên viên kỹ thuật Trung Quốc. Tất cả đều được rào kín chắc chắn. Các dãy nhà có bảng hiệu ghi bằng tiếng Lào và tiếng Trung. Gần đó là các bãi tập kết sắt thép, máy móc, thiết bị được mang đến từ Trung Quốc. Trong công trường có vài toán công nhân người Việt, đa số họ là dân Nghệ An và Hà Tĩnh, đến Lào làm công thông qua những “cò” lao động người Việt nên chỉ làm công nhật chứ không có giấy phép lao động. Các lao động người Việt thừa nhận không biết gì ngoài thông tin đây là nhà máy thủy điện. Không một lao động người Việt nào biết tiếng Trung, tiếng Lào. Ngoài ra, còn có lao động người Trung quốc và vài chuyên viên kỹ thuật của Công ty Don 
Sahong Power.

Công trình đang được thi công phần móng nhà máy thủy điện. Phía đầu dòng Don Sahong là một đập ngăn dòng đã được xây dựng để nước sông Mekong không tràn qua, tạo thuận tiện cho việc thi công. Dòng đã cạn đáy, trơ đá, không còn một con cá nào trên lòng dẫn Don Sahong.

Các nhà dân dọc dòng sông này đã phải chuyển đi nơi khác. Hàng trăm hecta rừng cây đã bị đốn hạ, nằm ngổn ngang hai bên con sông này.

Dự án đe dọa an sinh của hàng chục triệu người

Chuyên gia thủy điện Nguyễn Hữu Thiện cũng cho rằng, Don Sahong nằm ở vị trí “nút thắt cổ chai’ của sông Mekong, nên đập xây dựng sẽ chặn ngang dòng Hou Sahong, đây là đường di cư chính của cá ở hạ nguồn thuộc Campuchia, Lào, Thái Lan. Đây cũng là dòng duy nhất cá có thể di chuyển quanh năm, do chỉ có một số ghềnh nhỏ, không có thác nên thuận lợi cho cá di cư.

thuy dien don sahong se buc tu ha luu song mekong
Vị trí thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mekong. Nguồn: Terra.

thuy dien don sahong se buc tu ha luu song mekong

Vị trí thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mekong. Nguồn: Terra.

Theo số liệu của Trung tâm cá thế giới, lượng cá di cư trên sông Mekong ở một số nơi đạt đỉnh điểm 30 tấn mỗi giờ. Dẫn sản lượng cá nước ngọt của hạ lưu Mekong lên tới 2,1 triệu tấn, chiếm 20% thế giới, ông Thiện nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng Hou Sahong trong việc duy trì tính bền vững của thủy sản di cư trên toàn vùng hạ lưu vực Mekong. Khu vực này cũng là nơi tập trung sinh sống của những cá thể cá heo nước ngọt Irrawady cuối cùng trên sông Mekong.

“Một chuyên gia nước ngoài từng nói cá ở vùng Mekong được ví như sữa của tây, tức là nếu trẻ em tây cao và thông minh là nhờ sữa, thì những trẻ sống ở hạ lưu sông Mekong lớn lên là nhờ loại thủy sản này”, ông Thiện nói.

Theo tính toán của các chuyên gia, khi thủy điện Don Sahong hoàn thành, khoảng 37-50% dòng chảy Mekong sẽ đi qua dòng Hou Sahong trong 6 tháng mùa khô, tức là tăng 17 lần so với mức 5% khi chưa có đập. Như vậy, lưu lượng nước qua các dòng như Hou Phapeng, Hou Sadam và dòng nhỏ khác giảm nghiêm trọng, không còn “hấp dẫn” cá bơi ngược lên.

Bên cạnh lo ngại nêu trên, nhiều chuyên gia còn cho rằng công trình thủy điện này sẽ ảnh hưởng đến lượng phù sa của đồng bằng sông Cửu Long.

Thế giới phản đối mạnh mẽ

Theo báo tuoitre, chính phủ Lào nói rằng đập Don Sahong không nằm trên dòng chính của sông Mekong nên bỏ qua thủ tục “Thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận” (PNPCA) với các nước thành viên trong Ủy ban sông Mekong (MRC). Phía Lào đã đơn phương xúc tiến triển khai công trình này trước khi thực hiện các nghiên cứu tác động, kể cả tác động xuyên biên giới, như đã làm với thủy điện Xayabury.

Không chỉ chính phủ Campuchia, Thái Lan và VN bày tỏ ý kiến không đồng tình, mà các tổ chức môi trường và người dân các nước hạ lưu vực sông Mekong cũng nhiều lần phản đối mạnh mẽ.

Bởi dự án này là nguy cơ đe dọa an ninh sinh kế của hàng chục triệu người dân trong lưu vực dòng sông Mekong. Đến nay, người dân Khone mất đất ở và đất canh tác, nguồn lợi từ thủy sản giảm tới 90%, hàng trăm hecta rừng bị tàn phá sạch, công trường đầy bụi đá bay mịt mù, ồn ào rất khó chịu, việc đi lại của dân làng rất hạn chế…

Mai Mai

ĐKN

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc