Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang “lên men”!

18:26 | 24/04/2011

1,084 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tăng giá xăng dầu trong nước lên 2000 2800đ/lít. Giá xăng dầu Việt Nam vẫn thấp hơn các nước láng giềng 3000 5000đ/lít

Báo cáo định kỳ tháng 2 của OPEC cho biết trong tháng 3-2011, giá dầu Brent đã vượt mốc 100USD/thùng, cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tới nay. Có vẻ như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn cầu lên thị trường dầu mỏ đang xa dần, thị trường dầu mỏ thế giới hiện đang trải qua giai đoạn “lên men”, bộc lộ một số đặc điểm và xu thế mới.

 

Biểu đồ giá dầu ngày 24-3-2011

Nhu cầu về dầu mỏ không ngừng gia tăng, xu thế giảm về tốc độ đã bộc lộ.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ năm 2008, không chỉ dẫn đến những rung chuyển kinh tế toàn cầu, mà còn tạo ra ảnh hưởng khá lớn với nhu cầu dầu mỏ trên thế giới. So với năm 2007, nhu cầu dầu mỏ năm 2008 và 2009 giảm lần lượt 0.24% và 2.2%. Sau năm 2010, cùng với những chuyển biến tích cực của xu thế kinh tế thế giới, nhu cầu dầu mỏ tăng trở lại so với năm 2009, đạt 8.593.000 thùng mỗi ngày (theo báo cáo hàng tháng của OPEC), tuy nhiên vẫn chưa hồi phục được như thời kỳ trước khủng hoảng.

Theo dự báo của IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 và năm 2012 là 4,4% và 4,5%, nền kinh tế thế giới đang hồi phục một bước nữa, nhu cầu dầu mỏ sẽ theo đó tăng lên. Cũng theo EIA dự báo trong báo cáo “Triển vọng nguồn năng lượng quốc tế năm 2010”, năm 2015 nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ đạt 88.700.000 thùng mỗi ngày, mỗi năm tăng gần 0,9%.

Mặc dù IEA bày tỏ rằng, khả năng chính xác của việc nhận định giá dầu cao chỉ trong tạm thời là không lớn, nhưng ngay trong nội bộ của IEA cũng nhiều ý kiến trái ngược về điều này, chính báo cáo “Triển vọng nguồn năng lượng quốc tế năm 2010” được những người theo chủ nghĩa giá cao coi là hiệp thương về giá dầu mỏ cao. Tóm lại, cục diện nóng về việc cung ứng thị trường dầu mỏ thế giới trong tương lai có thể sẽ tồn tại trong thời gian dài.

Bắt đầu thế kỷ mới, các quốc gia đầu tư chính luôn tăng cường khống chế vốn đầu tư trong nước, thắt chặt các chính sách hợp tác bên ngoài nhằm thực hiện việc đầu tư vốn thu lợi lớn hơn. Ví dụ, tháng 5 năm 2009, Chính phủ Venezuela công bố luật liên quan, quyết định quốc hữu hóa 39 công ty dầu mỏ.

Cùng với những bước tiến lớn trong việc khống chế nguồn vốn đầu tư như trên là việc chuyển đổi mô hình đầu tư hợp tác bên ngoài. Bắt đầu từ năm 2006, các quốc gia đầu tư luôn cố giữ vững mức độ tăng trưởng số lượng hợp đồng ký kết hợp tác với các công ty dịch vụ ngoài, bình quân mỗi năm là 150,5%, tỉ trọng cũng không ngừng tăng lên. Việc cải cách quy mô hợp tác về dầu khí còn đang trong giai đoạn “lên men”, song các hợp đồng dịch vụ được coi là xu thế phát triển mới của mô hình hợp tác dầu khí toàn cầu trong tương lai.

Minh Thu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc