Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX

Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý

14:43 | 09/07/2015

3,483 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã có thêm 5 nhà văn được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, 15 nhà văn được Giải thưởng Nhà nước, nhiều nhà văn được giải thưởng hàng năm của Hội…

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX vừa khai mạc sáng nay tại Hà Nội, với sự tham dự của 539 đại biểu.

Phát biểu khai mạc Đại hội, nhà văn Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chào mừng các đại biểu đại diện cho hơn 1.000 nhà văn hội viên của Hội về dự Đại hội. Trong niềm vui chung gặp gỡ, nhà văn Hữu Thỉnh xúc động nhắc tới 87 nhà văn đã vĩnh viễn ra đi giữa hai kỳ đại hội. Con số được công bố tại lễ khai mạc Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khiến nhiều người giật mình. Bởi lẽ những người ra đi đều là những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam: nhà văn Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Học Phi…

Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý
Nhà văn Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII

Trong 5 năm qua, văn học nước nhà đã có bước phát triển mới làm phong phú và sống động chủ nghĩa yêu nước, nhân văn, dân tộc… hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Bức tranh văn học trong 5 năm có thể được khái quát qua 5 khuynh hướng sau: Một là kiên định lý tưởng vì Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, đồng hành mạnh mẽ cùng dân tộc, cống hiến cho lợi ích tối cao của dân tộc. Văn hóa biển và biển Đông là vấn đề rất mới và nóng, được thể hiện khá kịp thời trong nhiều tác phẩm. Hai là, văn học đã có một bước tiến mới trong sự phân tích con người trong bối cảnh thị trường, trong sự xung đột giữa các nhóm lợi ích, phản ánh quá trình đi lên vô cùng nhọc nhằn, gai góc của xã hội. Ba là, trở về với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc với nhiều tư liệu mới, cung cấp một cách nhìn khách quan, khoa học cho sự chiêm nghiệm con người và thời đại. Một số tác giả viết về lịch sử, văn hóa đàng trong, công phu, mới mẻ, khắc phục một khoảng trống trong văn học. Bốn là, mạnh dạn tiếp thu cái mới, tìm tòi, thể nghiệm đổi mới cách nghĩ, cách viết, khắc phục cái nhìn một chiều, mòn cũ, sơ lược; mở rộng biên độ về đề tài, chủ đề, văn học trước sự vận động của đời sống thị trường. Năm là, được bổ sung lớp nhà văn trẻ, có nhiều ưu thế tiếp cận cái mới, đời sống hôm nay, thể hiện đậm nét dấu ấn thế hệ, góp phần làm tăng sinh khí mới cho văn học.

Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - Ủy viên BTV Hội Nhà văn Việt Nam

Tuy nhiên nhiệm kỳ qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số lượng tác phẩm thì nhiều, chất lượng chưa tương xứng, tính chuyên nghiệp chưa cao, ảnh hưởng xã hội chưa rộng. Công tác xét giải thưởng chưa phản ánh hết diện mạo và thành tựu của văn học trong sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Một số hoạt động của các cơ quan cấp 2 chất lượng còn hạn chế, hiệu quả thấp, tạo dư luận không tốt trong xã hội…

Đầu ải… đầu ai…? Đầu ải… đầu ai…?
Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội
"Miếu thiêng" Hội Nhà văn đã… mất thiêng!

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, nhiệm vụ hàng đầu trọng tâm, xuyên suốt của Hội là đẩy mạnh sáng tác theo yêu cầu chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích, tạo điều kiện để có một bước đột phá trong sáng tác. Xây dựng Hội thành một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp vững mạnh, một cộng đồng trách nhiệm, giàu sức sống văn hóa đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu vì lợi ích tối cao của dân tộc.
Hội luôn dành sự trân trọng, chăm sóc các nhà văn cao tuổi, tạo điều kiện cho các nhà văn đang sung sức sáng tạo những tác phẩm có tính tổng kết một đời văn; đồng thời có nhiều biện pháp bồi dưỡng tài năng trẻ… Bên cạnh đó, coi trọng văn hóa tranh luận, xem đó là một vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp. Có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng kế cận cho công tác lý luận phê bình văn học…

Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý
Nhà văn Vũ Tú Nam - Nguyên Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam khóa IV đã tham dự 9 kỳ đại hội

Để thực hiện được tốt phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, Hội đặt ra các giải pháp. Thứ nhất là đẩy mạnh sáng tác, tiến hành quy hoạch sáng tác, hình thành đội ngũ chủ lực sung sức nhất thuộc các thể loại; tổ chức các cuộc thi văn học sâu rộng để phát hiện tài năng trẻ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nguồn kế cận của Hội viên…

Thứ hai là kiện toàn hội đồng chuyên môn, chọn những nhà văn tiêu biểu, có khả năng đánh giá, bình phẩm một cách khoa học, vô tư, khách quan trân trọng tài năng ủng hộ cái mới, tư vấn tốt cho Ban chấp hành; củng cố các cơ quan báo chí, xuất bản, bồi dưỡng đội ngũ biên tập có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi nghiệp vụ, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà văn có bề dày hoạt động văn học và kinh nghiệm sáng tác tham gia các cơ quan của Hội, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của các cơ quan này.

Thứ ba cần nâng cao chất lượng công tác hội viên, xây dựng Hội thành một tập thể đoàn kết, phê phán mọi biểu hiện đối lập trẻ già, phe cánh, làm tổn hại danh hiệu nhà văn; mở rộng nhiều hình thức xã hội hóa văn học, tranh thủ mọi nguồn lực để giúp nhà văn sáng tác và công bố tác phẩm; ngoài ra mở rộng quan hệ đối ngoại văn học, ưu tiên cho việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài. Tạo điều kiện cho các nhà văn là người Việt Nam đang ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, góp phần làm giàu văn học dân tộc.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong nhiệm kỳ qua Hội đã sáng tác được 1.216 tác phẩm thuộc đủ thể loại. Hội đã có thêm 5 nhà văn được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, 15 nhà văn được Giải thưởng Nhà nước, nhiều nhà văn được giải thưởng hàng năm của Hội…; 5 nhà văn được giải thưởng ASEAN, 8 nhà văn được Giải thưởng Sông Mê Kông, 4 nhà văn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng thời kỳ đổi mới. Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức 19 trại sáng tác, mời 175 nhà văn đến làm việc. Ngoài ra còn vận động 2 trại sáng tác chiều sâu cho các nhà văn được phân công tập trung viết về những đề tài trọng yếu nhất. Đặc biệt Hội đã phối hợp với quân chủng Hải quân tổ chức 5 đoàn đi thực tế và sáng tác về cuộc sống của các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa. 5 năm qua, Hội đã dành 24 tỉ đồng cho hoạt động hỗ trợ sáng tác và công bố tác phẩm. Với sự cố gắng của Hội phối hợp với Bộ VH,TT&DL, có 19 tác giả được đầu tư chiều sâu, 12 tác phẩm được nhận đặt hàng của Nhà nước.

Một số hình ảnh các nhà văn tại Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX:

Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý
Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý
Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý
Thêm 20 nhà văn được giải thưởng Nhà nước cao quý

Thanh Huyền

Năng lượng Mới