THẾ GIỚI 24H: Trời có mắt!

07:00 | 05/10/2015

1,138 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngay sau khi Mỹ và đồng minh tố Nga giết nhiều dân thường trong chiến dịch không kích lực lượng IS ở Syria thì máy bay của Mỹ tại Afganistan đã bỏ bom nhầm khiến ít nhất 19 người thiệt mạng, trong đó có 3 em nhỏ tại một bệnh viện do tổ chức Y sĩ Không biên giới (MSF) điều hành.
tin nhap 20151004235836
Các nhân viên của tổ chức Y sĩ Không biên giới bị sốc ngồi tại một phần của toà nhà không bị phá huỷ bởi vụ không kích của Mỹ ở Kunduz, ngày 3/10

Vài giờ sau khi chiến dịch oanh kích của không quân Nga được triển khai, Mỹ lên tiếng cho rằng: “Nga đã mở chiến dịch tấn công tại Syria. Điều kỳ lạ là họ lại không đánh vào IS". Mỹ ngụ ý rằng máy bay Nga không nhằm vào các nhóm IS, mà vào lực lượng của Quân đội Syria Tự do - nhóm nổi dậy ôn hòa chống chế độ Damas.

Hôm 3/10, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết chỉ có 5% những vụ không kích của Nga ở Syria là nhắm vào những phần tử cực đoan của nhóm IS.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Sun, Bộ trưởng Michael Fallon nói rằng hầu hết những vụ không kích của Nga là nhắm vào các nhóm nổi dậy khác ở Syria, kể cả nhóm Quân đội Syria Tự do được Tây phương hỗ trợ. Ông cũng nói rằng những vụ tấn công này đã giết chết thường dân.

Tuy nhiên, trong khi những chỉ trích trên của phương Tây với Nga vẫn còn nằm trên tin chính của các tờ báo điện tử thì không quân Mỹ trong một đợt không kích hỗ trợ lực lượng Afghanistan lấy lại thành phố Kunduz đã đánh trúng một bệnh viện làm chết hàng chục người. Điều đáng nói nạn nhân ở đây toàn là trẻ em và người phương Tây thuộc tổ chức Y sĩ Không Biên giới tới để giúp Afghanistan.

Cần nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu không quân Mỹ đánh bom nhầm vào thường dân. Tại Iraq rồi Afghanistan, từ mấy năm nay sau khi Mỹ rút bộ binh chỉ hỗ trợ bằng không kích, đã có biết bao nhiêu vụ đánh bom nhầm. Dưới thời của Tổng thống Karzai, những vụ máy bay Mỹ giết thường dân đã khiến quan hệ giữa Afghanistan và Mỹ đôi lúc rất căng thẳng.

Liên Hiệp Quốc hôm qua đánh giá đợt oanh kích nhầm ở Kunduz là những hành động không thể tha thứ, tấn công nhầm vào một bệnh viện có thể được coi như một tội ác chiến tranh.

Tổ chức Y sĩ Không Biên giới cũng phẫn nộ không kém và cho biết là sau khi đã báo động cho cả phía quân đội Afghanistan lẫn Mỹ biết là bệnh viện bị oanh kích nhầm, các đợt mưa bom còn kéo dài thêm trong 45 phút.

Như vậy có thể thấy rằng Mỹ hay đi chỉ trích người khác nhưng chính mình cũng không tốt đẹp gì hơn.

Xét xử “khủng bố nhí”

Tòa án nước Anh vừa ra phán quyết về một tội phạm khủng bố ở độ tuổi 15, tạo ra mối quan ngại đặc biệt trong xã hội về hiện tượng này. Trước đó, một bé gái 16 tuổi cũng nhận tội khủng bố và chờ tòa ra phán quyết cũng trong tháng 10 này. Các đường dây khủng bố đang tích cực tuyển mộ thành viên qua mạng Internet.

Cậu bé người Anh từ vùng Blackburn ở Lancashire được nhóm khủng bố IS tuyển mộ để lên kế hoạch khủng bố ở Melbourne bên Úc trong dịp lễ Anzac, lên danh sách chặt đầu giáo viên trong trường và bàn chuyện đặt bom trên máy bay. Đó là một số nội dung được trình bày tại tòa án ở Manchester, mà quan tòa không cho phép nêu tên cậu ta, tính ra chỉ mới 14 tuổi khi có hành vi tội phạm, và hôm qua nhận tội khi 15 tuổi và đang chờ tòa ra phán quyết về mức độ hình phạt.

Cậu bé được mạng lưới khủng bố của Abu Khaled al-Cambodi ở Úc tuyển mộ và hoạt động chung nhóm với một tội phạm khủng bố bị bắt bên đó là Sevdet Besim. Mọi chuyện chỉ lộ ra khi mẹ cậu lo lắng vì thấy con trai lên mạng suốt đêm để bàn chuyện quốc tế và thông báo với chương trình chống khủng bố của chính phủ Anh vào tháng 11 năm ngoái. Nội dung chi tiết về các hoạt động của nhân vật này được báo chí mô tả cụ thể từ sau ngày cảnh sát Anh bắt giữ cậu vào cuối tháng 3 năm nay. Bản tin thời sự trên kênh truyền hình Chanel 5 nói mẹ cậu hối hận vì đã mua tặng cho con điện thoại smart phone và từ đó cậu ta tham gia vào mạng xã hội và liên lạc với các tổ chức khủng bố toàn cầu.

Chỉ trong vòng hai tuần, cậu bé này trở thành ngôi sao trong một trang mạng dành riêng cho những người mang tư tưởng cực đoan và được 20.000 người đăng ký theo dõi. Trong bối cảnh ở nước Anh này hầu như là học sinh cấp hai đều được phụ huynh mua cho điện thoại smartphone và ở nhà thì có sẵn máy tính và thậm chí TV cũng kết nối với Internet để xem youtube, thì những lời chia sẻ của bà mẹ khiến các bậc phụ huynh và giáo viên ở trường lo lắng về nguy cơ tư tưởng khủng bố đang trên chính lãnh thổ của nước Anh, không bị rào cản biên giới ngăn chặn.

Tội danh khủng bố bao gồm không chỉ những hành vi nghiêm trọng như lên kế hoạch khủng bố, mà còn kể cả việc tuyên truyền và thiết lập mạng lưới tổ chức khủng bố. Đặc biệt là các hành vi tài chính trái phép có liên quan tới các tổ chức khủng bố. Những đứa bé chưa chín chắn trong suy nghĩ nhưng lại muốn chứng tỏ khả năng đặc biệt tài giỏi nào đó của mình lẽ đương nhiên là sẽ trở thành đối tượng để các tổ chức khủng bố tuyển mộ thông qua các mối liên hệ trên mạng xã hội và phim ảnh tuyên truyền khủng bố trên Internet.

Hồi tháng 7/2015 một bé gái 15 tuổi ở phía đông Luân Đôn vừa bị bắt vì tội khủng bố. Cô ta cùng hai cô bạn cùng học ở trường Bethnal Green lên kế hoạch trốn sang Syria để tham gia lực lượng khủng bố ở bên đó.

Lo ngại về các vấn đề an ninh, mới đây Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng về các phần mềm mã hóa nội dung trao đổi trên điện thoại, mà một trong số những công ty được nhắc tên là Telegram, để kiểm soát và theo dõi các mạng lưới khủng bố quốc tế liên lạc với nhau và phối hợp hành động.

Giải Nobel Hòa bình 2015 sẽ lọt vào tay ai?

Câu hỏi được đặt ra, bàn tàn cũng đang tạo sôi nổi, nhưng phải đợi thứ Sáu tuần này mới có câu trả lời.

Theo những dự đoán được đưa ra, có nhiều triển vọng lãnh giải nhất là Đức giáo hoàng Francis, người đang cổ vũ cho hòa bình và kêu gọi thế giới cùng bắt tay vào việc bảo vệ môi trường. Kế đến là Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia và lãnh đạo kháng chiến tả khuynh Rodrigo Londono, vì những nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nằm trong danh sách được nói đến vì là người cổ vũ chính sách mở cửa biên giới, mở rộng vòng tay để đón người tỵ nạn từ Syria, Afghanistan và Iraq.

Khi nói đến tỵ nạn, đừng quên Cao Ủy tỵ nạn LHQ cũng là một ứng viên sáng giá cho giải thưởng cao quý này vì những công lao không ai có thể quên mà tổ chức này thực hiện hầu như hàng ngày để giúp đỡ người tỵ nạn toàn cầu. Cũng chính vì những công lao quý báu đó, tổ chức này đã 2 lần vinh dự lãnh Nobel Hòa bình, hồi 1954 và 1981.

Nhưng cũng có một điều đáng lưu ý là cứ mỗi 10 năm một lần khi giải được trao vào đúng những năm có số cuối cùng là số 5, thường người hay tổ chức đoạt giải đều có liên quan đến vũ khí hạt nhân.

Nếu điều này xảy ra một lần nữa, thì năm nay là năm 2015, và sự kiện về hạt nhân đáng nói nhất chính là thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ, đồng minh EU mới đạt được với Iran.

Năm nay, Nobel Hòa hình sẽ được công bố vào ngày mùng 9/10. Các giải khác như giải y khoa sẽ được công bố vào ngày mùng 5, giải vật lý vào ngày mùng 6, giải hóa học vào ngày mùng 7 và giải kinh tế vào ngày 12. Chưa nghe nói giải Nobel văn học sẽ được công bố vào lúc nào.

Năm nay, cá nhân hay tổ chức được chọn lãnh giải còn được thưởng số tiền 8 triệu đồng Thụy Điển, tương đương với 955.000 USD.

Hình ảnh ấn tượng

tin nhap 20151004235836
Một ngôi làng nằm trên sườn núi lửa Ontake bị tro bụi bao phủ hoàn toàn khi ngọn núi bất ngờ tỉnh giấc. Giới chức Nhật Bản phải huy động máy bay trực thăng đưa các đội cứu hộ tới gần ngôi làng trước khi họ leo bộ tới tìm người còn sống. Hàng chục người, bao gồm thường dân và những người leo núi đã tử nạn khi núi Ontake đột ngột "thức giấc". 

G.K

Năng lượng Mới (Theo AFP, AP, Reuters)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc