THẾ GIỚI 24H: Phương Tây cố tình để xảy ra vụ MH17

06:24 | 26/08/2015

1,913 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phương Tây đều nhận thức được sự nguy hiểm của các chuyến bay qua miền Đông Ukraina thậm chí trước khi máy bay MH17 gặp tai nạn, nhưng vẫn làm ngơ trước mối nguy hiểm đó.
the-gioi-24h-phuong-tay-co-tinh-de-xay-ra-vu-mh17

Đó là tiết lộ của báo Тhe Sydney Morning Herald (Úc), dẫn nguồn từ báo cáo của Correctiv, hãng tin phi lợi nhuận Đức đã được mời tham gia cuộc điều tra báo chí về vụ tai nạn máy bay này.

Tuần này, Tòa án hành chính Berlin đã chấp thuận một phần kiến ​​nghị của Correctiv, để tìm hiểu xem ra phương Tây có được những thông tin gì trước khi xảy ra vụ tai nạn, nhằm buộc Bộ Ngoại giao Đức tiết lộ một số dữ liệu mật trước đó.

Cuộc điều tra của Correctiv đã cho thấy rằng một vài ngày trước khi MH17 khởi hành, Bộ Ngoại giao Đức nắm được thông tin chi tiết về mối nguy hiểm khi bay qua miền đông Ukraina.

Tại cuộc họp báo ngày 14/7/2014, với sự tham dự của các đại sứ nước ngoài, các cơ quan chức Ukraina đã tuyên bố rằng "sự can thiệp của xe tăng Nga vào cuộc xung đột khiến cho "tình hình trên không căng thẳng, nghĩa là có nguy cơ đối với máy bay dân sự"-báo cáo của Correctiv viết.

"Theo điều tra của chúng tôi, đại sứ Đức tại Ukraina Christof Weil đã chuyển tải thông tin này cho Bộ Ngoại giao của mình"-Correctiv viết tiếp.

Trong suốt thời gian này, Bộ Ngoại giao Đức từ chối công bố thông tin về cuộc họp báo và tuyên bố rằng thông tin đó là bí mật và chỉ dành cho những người tham dự sự kiện này. Trong khi đó, ngay ngày 15/7/2014, phía Ukraina đã công bố thông tin về cuộc họp. Тhe Sydney Morning Herald dẫn báo cáo của Correctiv cho biết thêm: "Chúng tôi muốn biết lý do tại sao hàng nghìn người dân phải gặp nguy hiểm và tại sao cảnh báo không được đưa ra. Đó là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao — cảnh báo các hãng hàng không và thông qua họ là cảnh báo cho hành khách biết về sự nguy hiểm khi bay qua Ukraina".

THẾ GIỚI 24H: Những tin sốc về MH17
Tiết lộ chấn động của nhân chứng vụ MH17
Nga tung bằng chứng “sốc” về hung thủ bắn rơi MH17
Công bố hàng trăm tài liệu mật về MH17

Người Anh muốn bắt Thủ tướng Israel

Theo AFP, thỉnh nguyện thư đòi bắt Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, về tội ác chiến tranh, đã thu được 80.000 chữ ký tại Anh.

Thỉnh nguyện thư được một công dân người Anh tên Damian Moran đưa ra từ hồi đầu tháng và được đăng tải trên trang mạng của chính phủ.

Đề cập đến cuộc tấn công kéo dài 51 ngày của lực lượng Israel ở Gaza hồi năm ngoái, ông Moran nói: “Chiếu theo luật pháp quốc tế cần phải bắt giữ ông Netanyahu, về tội ác chiến tranh, khi ông ấy đặt chân đến nước Anh, do thảm sát 2.000 thường dân hồi năm 2014”.

Nếu số chữ ký đạt đến 100.000, thỉnh nguyện thư có thể sẽ được đưa lên bàn cãi tại quốc hội Anh.

Tuy nhiên ông Moran không tin điều đó có thể xảy ra vì mối quan hệ giữa hai nước, Anh và Israel rất thân mật.

Chính phủ Anh bắt buộc phải lên tiếng trả lời mỗi khi một văn kiện thu được trên 10.000 chữ ký. Văn kiện trả lời có đoạn nói: “Cuộc viếng thăm của lãnh đạo các nước, như Thủ tướng Netanyahu, được đặc miễn ngoại giao, nên không thể có chuyện bắt hay cầm giữ”. Bản văn thêm: “Chúng tôi xác nhận cuộc xung đột ở Gaza hồi năm ngoái đưa đến một tổn thất nhân mạng ghê gớm. Như Thủ tướng David Cameron đã nói, chúng tôi hết sức đau buồn về sự bạo động đó và nước Anh luôn đứng ở tuyến đầu của nỗ lực tái xây dựng quốc tế”.

Văn kiện chính phủ Anh giải thích: “Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định lập trường nước Anh, công nhận quyền có hành động thích đáng để tự vệ, trong phạm vi luật pháp quốc tế”.

Mọi công dân Anh đều có quyền đăng một thỉnh nguyện thư trên trang mạng của chính phủ, đòi hỏi một hành động đặc biệt từ phía chính quyền hay từ hạ viện.

Vào ngày 8/7 năm ngoái, Israel mở cuộc hành quân tiến vào Dải Gaza do Hamas kiểm soát, đưa đến cái chết của hơn 2.000 người Palestine và 66 binh sĩ Israel. Đại sứ quán Israel ở London gọi thỉnh nguyện thư này là “điều vô nghĩa”.

Châu Âu vẫn bất lực trước làn sóng nhập cư

Từ cuối tuần qua, người nhập cư ồ ạt tiến vào châu Âu bằng hai ngả: từ Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua Hy Lạp, rồi Macedonia để chờ sang Bulgari hay Serbia và ngả khác là dùng tầu phao vượt Địa Trung Hải để chờ tầu cứu hộ của tuần duyên Ý hay Hy Lạp.

Cảnh sát Hungary hôm 25/8 thông báo, một số lượng kỷ lục trên 2.000 người di cư đã từ biên giới Serbia vào đến lãnh thổ Hungary, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Sau khi Macedonia không còn ngăn cản nổi, từ vài ngày qua làn sóng người nhập cư đã ồ ạt xuyên qua Serbia, chặng cuối cùng để vào được không gian Schengen.

Chưa bao giờ hải quân Ý phải đối mặt với số lượng thuyền nhân nhiều đến như vậy chỉ trong vòng một ngày: chỉ trong ngày thứ Bảy tuần trước, họ cứu vớt tổng cộng 4.400 người, hơn 200 người so với ngày 30/5. Như vậy, có hơn 108.000 người đã tới Ý bằng đường biển từ đầu năm tới nay.

Bên cạnh Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande phát biểu tại Berlin hôm 26/8 rằng: “Chúng ta phải tiến hành một hệ thống đồng bộ về quyền tị nạn”, trước số đơn xin tị nạn tăng hơn 44% so với năm 2014.

Lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu đang buộc phải cũng xem xét cải thiện hệ thống tiếp đón, trong đó có những hướng như sau: Buộc các nước trong EU cùng nhau tiếp nhận người xin tị nạn; Lập danh sách các trường hợp ưu tiên trong số những người xin tị nạn; Cải thiện một cách hiệu quả việc tiếp nhận tại các nước tuyến đầu (như Ý hay Hy Lạp); và thay đổi cách nhìn về người nhập cư, thường bị coi là gánh nặng cho nền kinh tế châu Âu.

Hình ảnh ấn tượng

the-gioi-24h-phuong-tay-co-tinh-de-xay-ra-vu-mh17-1
Một di dân giải khát sau khi bước xuống từ tàu Hải quân Ireland LE Niamh tại bến cảng Messina ở thành phố Sicilia, Ý

G.K

Năng lượng Mới (Theo AFP, AP,Тhe Sydney Morning Herald )

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc