THẾ GIỚI 24H: Nga trở lại trung tâm bàn cờ chính trị thế giới

07:00 | 29/09/2015

3,128 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thất bại của phương Tây trong cuộc chiến chống IS đang giúp Nga trở lại trung tâm bàn cờ chính trị thế giới sau khi bị cô lập vì vấn đề Ukraina. 
tin nhap 20150928234419
Tổng thống Putin phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ

Trước Đại Hội đồng LHQ hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị thành lập một liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang reo rắc kinh hoàng tại Syria.

Vài giờ trước khi phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ lần đầu tiên từ 10 năm qua, trả lời đài truyền hình Mỹ CBS, Tổng thống Putin tiết lộ Moskva cùng với một số quốc gia liên quan phối hợp hành động, chống quân IS tại Syria và Iraq. Tổng thống Nga đồng thời nhắc lại: Giải pháp duy nhất để đưa Syria thoát khỏi tình trạng hỗn loạn hiện nay là ủng hộ chính quyền Bachar Al Assad. Nga đề nghị thành lập một liên minh – bao gồm cả quân đội Syria – để tiêu diệt quân IS.

Hai điểm chính trong cuộc trả lời phòng vấn mà ông Putin dành cho đài truyền hình Mỹ CBS chứng tỏ Moskva đang dành lại thế thượng phong trên hồ sơ Syria. Từ nhiều tuần qua, Nga tăng cường hiện diện quân sự tại miền tây Syria, gần Lattaquié thành trì của gia đình Tổng thống Bachar Al Assad. Kế hoạch chống khủng bố tại Syria của điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, liên tục oanh kích các căn cứ của tổ chức IS tại Syria và Iraq nhưng không ngăn cản được tổ chức này củng cố địa bàn hoạt động ở hai nước này.

Từ trước tới nay, Nga vẫn muốn duy trì vai trò của Tổng thống Al Assad trên sân khấu chính trị Syria. Lập trường này của Moskva ngày càng được nhiều nước tán đồng. Đứng đầu trong số đó là Iran, một điểm tựa quan trọng khác của chế độ Damas. Bản thân Mỹ và nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp hay Đức cũng đã tỏ ra mềm dẻo hơn khi không còn coi việc ông Al Assad phải ra đi là điều kiện tiên quyết để chấm dứt xung đột đã kéo dài.

Phương Tây, sau khi đã chỉ trích Nga che chở Tổng thống Bachar Al Assad phải ngậm bồ hòn làm ngọt để đón nhận sáng kiến của Moskva. Các chiến dịch không kích của liên quân đã không làm IS suy yếu. Chương trình đào tạo quân sự cho phe nổi dậy ở Syria do Mỹ đảm trách là một thất bại ê chề.

Trong khi đó, Nga đã có một sự chuẩn bị chu đáo để trở lại bàn cờ quốc tế. Tổng thống Vladimir Putin tuần qua đã có nhiều cuộc điện đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, với lãnh đạo Cơ quan quyền lực Palestin hay với Quốc vương Arập Xê Út, nhằm một mục đích duy nhất: chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tại Syria cho dù phương Tây có tán đồng hay không.

Theo giới phân tích, thái độ này của Moskva buộc Washington phải lên tiếng và gần như bắt buộc phải ủng hộ kế hoạch của Nga. Nhờ đó, Tổng thống Putin phá được thế cô lập của Nga.

Đâu là động cơ của kẻ đánh bom Bangkok?

Ngày 26/9, hơn một tháng sau vụ khủng bố tại Bangkok làm hàng chục người chết, cuối cùng cảnh sát Thái Lan thông báo Adem Karadag, hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ, là kẻ đã đánh bom đẫm máu tại Bangkok hồi tháng 8.

Ngày 28/9, Chính quyền Thái Lan cho hay vụ đánh bom này là sự trả thù chiến dịch trấn áp của chính phủ nước này nhằm vào các băng đảng buôn người.

Phát biểu tại cuộc họp báo được phát trên truyền hình, Người phát ngôn Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) Winthai Suwaree cho biết giới chức hữu quan hiện không loại bỏ bất cứ khả năng nào khác, mặc dù vẫn chưa có cơ sở chắc chắn nào về các động cơ khác trong các vụ tấn công trên.

Theo ông Winthai, cho đến nay chính quyền đã bắt được Adem Karadak và Mieraili Yusufu, hai trong số 17 nghi phạm phải đối mặt với lệnh bắt giữ, chịu trách nhiệm cài thiết bị nổ ở giao lộ Ratchaprasong và Sathorn Pier hôm 17/8 và 18/8.

Ông Winthai cũng cho hay hai nghi phạm Karadak và Yusufu, hiện chưa xác định rõ quốc tịch, đã thú nhận thực hiện các tội ác của chúng và đã được đưa đến hiện trường hôm 26/9 để dựng lại vụ việc.

Theo ông, việc dựng lại hiện trường ở các khu vực liên quan cho thấy phù hợp với bằng chứng và kết quả điều tra.

Vụ đánh bom hôm 17/8 đã làm 20 người thiệt mạng và hơn 120 người khác bị thương trong khi vụ nổ hôm 18/8 không gây ra thương vong nào.

Từ đó cho đến nay, cảnh sát Thái đã bắt giữ nhiều nghi can và đưa ra nhiều lời tuyên bố lộn xộn.

Mỹ triển khai 30.000 quân đối phó với Trung Quốc

Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và xa hơn nữa. Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc loan tải.

Theo báo Đài Loan Want China Times, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại châu Á-Thái Bình dương để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông. Theo kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên ngoài hải đảo này.

Trích dẫn tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo, mạng điện tử Đa Duy của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho biết, lực lượng viễn chinh của Mỹ, với 190 000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình dương.

Giới chuyên gia thẩm định, 30.000 Thủy quân lục chiến sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama.

Tờ Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Mỹ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.

Bên cạnh đó là tình hình Triều Tiên, với các hoạt động chuẩn bị thử bom nguyên tử lần thứ tư và sự kiện không quân Nga gia tăng nhịp độ xâm nhập không phận Nhật Bản.

Nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, bốn vũ khí chiến lược có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22.

Hình ảnh ấn tượng

tin nhap 20150928234419
Những người Catalan ủng hộ độc lập vẫy cờ trong một cuộc biểu tình ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha.

 

G.K

Năng lượng Mới (Theo AFP, AP, Reuters)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc