THẾ GIỚI 24H: Bệnh thành tích trong tình báo Mỹ

07:00 | 14/09/2015

766 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giới tình báo viên Mỹ mới đây lêng tiếng tố cáo các quan chức của họ sửa báo cáo để lấy lòng cấp trên về những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống khủng bố.
the gioi 24h benh thanh tich trong tinh bao my

Trang web Daily Beast của Mỹ dẫn nguồn tin của hơn 50 tình báo viên ở Trung Đông nói rằng những báo cáo của họ về tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và chi nhánh tổ chức khủng bố Al Qaeda tại Syria đã bị các giới chức cấp trên chỉnh sửa theo hướng giảm nhẹ mức độ.

Theo trang web này, các hành động bóp méo thông tin đã diễn ra từ nhiều tháng qua. Cụ thể các chỉ huy cao cấp phụ trách khu vực Trung Đông đã tự ý thanh lọc một số đoạn trong các báo cáo, cố tình bỏ đi các đoạn nói đến đà tiến quân của IS, xóa bỏ những phân tích, nhận định bi quan. Mục đích là làm hài lòng chính quyền, gây ảo tưởng là Mỹ đang giành thắng lợi trong cuộc chiến chống IS, Al Norsa, chi nhánh của Al Qaeda ở Syria. Các chuyên gia nghi ngờ những cấp trên của họ làm những việc này để tiến thân, phục vụ lợi ích cá nhân.

Trong thư tố cáo, các tình báo viên cho biết không khí làm việc tại Bộ chỉ huy Trung ương rất độc đoán. Họ bị răn đe không được đánh giá đúng tình hình trên thực địa tại Iraq và Syria. Vì vậy, một số người đã phải tự kiểm duyệt.

Một quan chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng mối ung nhọt này lại nằm ngay trong hàng ngũ quan chức cấp cao thuộc cơ quan lãnh đạo tình báo.

Vụ việc bị vỡ lở sau khi hai chuyên gia phân tích tình báo cao cấp trong Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ, hồi tháng 7/2015, đã gửi thư phàn nàn tới Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng. Họ nói rằng các báo cáo tình báo, kể cả những tài liệu được trình lên Tổng thống Barack Obama, đã miêu tả là những nhóm khủng bố bị suy yếu hơn so với những nhận định mà giới chuyên gia đưa ra.

Hiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chưa có bình luận gì về thư tố cáo trên.

Các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ khi biết chuyện đã tỏ ra không hài lòng và nói rằng họ sẽ theo dõi sát cuộc điều tra về vụ này và sắp tới sẽ mới người người tố cáo ra điều trần.

Vụ việc này làm người ta nhớ lại vụ tình báo Mỹ bóp méo sự thật về tình hình Iraq và dẫn đến việc phát động cuộc chiến tranh lật đổ Saddam Husein vào năm 2003.

Mỹ lại lên tiếng dọa nạt Nga

Bất chấp những tiến triển đạt được tại hội nghị Bộ tứ Normandie về tình hình Ukraina vừa diễn ra tại Đức, hôm 13/9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Victoria Nuland vẫn nói rằng Mỹ chỉ xóa bỏ lệnh trừng phạt Nga khi Crưm được trả về cho Ukraina.

Phát biểu tại thủ đô Kiev trước các cử tọa gồm các đại biểu chính trị và doanh nghiệp Ukraina và nước ngoài, bà Nuland nói: "Nếu và khi hiệp ước Minsk được tuân thủ đầy đủ, trong đó có việc trả lại chủ quyền biên giới của Ukraina, thì lúc đó chúng tôi có thể rút lại một số lệnh chế tài".

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo rằng Moskva sẽ phải "trả giá đắt hơn" cho những vi phạm hiệp ước Minsk trong thời gian tới.

Hiện Nga chưa có phản ứng trước tuyên bố trên của phía Mỹ.

Di dân-cuộc khủng hoảng vẫn ngự trị truyền thông quốc tế

Cuộc khủng hoảng di dân tại châu Âu tiếp tục ngự trị truyền thống thế giới trong ngày hôm qua với đủ khía cạnh của cuộc khủng hoảng này.

Việc một số nước châu Âu mở cửa đón nhận thuyền nhân dường như đang khuyến khích những người khác vượt biển tới vùng đất hứa này. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Ngày 13/9, 28 di dân đã chết vì thuyền lật ở ngoài khơi Hy Lạp.

Cũng trong ngày hôm qua, cảnh sát Đức cho biết 12.200 người tị nạn đổ vào Munich chỉ riêng trong ngày 13/9.

Còn theo Thủ tướng Hungary, châu Âu nên viện trợ cho các nước láng giềng của Syria thay vì tiếp nhận người di dân hiện nay.

Hôm qua, nhiều cuộc xuống đường biểu tình liên quan đến cuộc khủng hoảng người tị nạn đã diễn ra tại các thành phố lớn ở châu Âu.

Mấy vạn người xuống đường ở trung tâm thành phố London phản đối chủ trương của chính phủ Anh về cuộc khủng hoảng người tị nạn đang gia tăng.

Những người biểu tình mang những biểu ngữ như "Mở cửa biên giới" và "Đón người tị nạn vào, đuổi Đảng Bảo thủ đi", ám chỉ chính đảng của Thủ tướng David Cameron, người hồi tuần trước đồng ý nhận 20.000 người tị nạn trong 5 năm tới, một con số quá thấp so với những gì người biểu tình đòi hỏi.

Khoảng 30.000 người cũng tuần hành tại thủ đô Copenhagen của Ðan Mạch.  Truyền thông địa phương nói rằng họ mang theo những biểu ngữ như "Chào đón người tị nạn" và "châu Âu là láng giềng gần nhất của Syria".

Tại Stockholm, Thụy Ðiển, khoảng 1.000 người tham gia biểu tình bày tỏ ủng hộ chính sách rộng lượng của chính phủ trong việc đón nhận thêm người tị nạn.

Nhưng tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, khoảng 5.000 người tuần hành chống người tị nạn. Chính phủ nước này phản đối đề nghị của EU phân bổ tái định cư người tị nạn bắt buộc đối với các thành viên. Nhiều người biểu tình hô khẩu hiệu chống Hồi giáo, trong khi một nhóm người ít hơn – khoảng 1.000 người tuần hành ủng hộ người tị nạn.

Nga đã và sẽ tiếp nhận tất cả những người được xét thuộc diện người tị nạn. Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trên kênh truyền hình Nga Kênh 1 ngày 13/9.

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh Nga sẽ thực hiện mọi cam kết của mình theo quy định quốc tế. Do đó, tất cả những ai được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn coi là người tị nạn sẽ được Nga tiếp nhận vào lãnh thổ nước này.

Hình ảnh ấn tượng

the gioi 24h benh thanh tich trong tinh bao my
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang đạt tiến bộ đáng kể trong việc thi công một đường băng trên bãi đá Subi của Việt Nam

G.K

Năng lượng Mới (Theo AP, BBC, AFP)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc