Tập đoàn nào chịu rủi ro lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

13:33 | 20/06/2018

644 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Apple và Google được cho là sẽ gặp rủi ro cao nhất trong tất cả các công ty công nghệ lớn của Mỹ nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.
tap doan nao chiu rui ro lon nhat trong cuoc chien thuong mai my trung
Apple sẽ gặp rủi lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Sau khi Tổng thống Trump đe doạ áp thuế quan mới lên hàng hoá Trung Quốc, bao gồm cả linh kiện bán dẫn, giới chuyên gia đánh giá quyết định này sẽ ra tác động đáng kể đến các công ty công nghệ Mỹ, trong đó Apple “dễ bị tổn thương nhất”.

"Apple là một trong những công ty công nghệ lớn dễ bị tổn thương nhất vì cuộc đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Neil Campling, Đồng Chủ tịch Tập đoàn Mirabaud Securities, cho biết.

Trong năm tài chính vừa qua, gần 20% doanh thu của Apple đến từ Trung Quốc, tương đương 44,7 tỷ USD. Năm 2017, hãng đã vận chuyển hơn 41 triệu chiếc iPhone sang Trung Quốc và là hãng smartphone lớn thứ 5 tại thị trường này, theo số liệu từ IDC.

Apple cũng có khoảng 40 cửa hàng ở Trung Quốc, và vận hành các dịch vụ của mình như App Store và Apple Music tại Trung Quốc. Các dịch vụ này đang ngày càng trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Apple khi thị trường smartphone toàn cầu đang có xu hướng bão hòa.

Apple cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp châu Á khi iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc bởi hãng Foxconn của Đài Loan.

Có thể nói rằng, Apple đã trở thành công ty công nghệ Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc nhưng thành công này cũng có thể trở thành điểm yếu khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng gay gắt.

Mặc dù CEO của Apple Tim Cook đã nhận được sự đảm bảo từ Tổng thống Trump rằng iPhone lắp ráp ở Trung Quốc sẽ không phải chịu thuế quan, nhưng vẫn có những nguy cơ nếu một cuộc chiến thương mại giữa 2 nước leo thang.

Rủi ro đầu tiên là Bắc Kinh sẽ gây khó dễ cho các nhà cung cấp của Apple, dẫn đến sự chậm trễ hoặc thậm chí gây lo ngại về các sản phẩm của Apple. Tờ New York Times đưa tin rằng, đây là một mối lo ngại của Apple nếu Trung Quốc áp dụng thuế quan với lý do an ninh quốc gia.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng có thể cấm các dịch vụ của Apple, điều mà họ đã thực hiện trước đó. Vào năm 2016, iBooks Stores và iTunes Movies của Apple đã phải ngừng hoạt động ở Trung Quốc.

Trong khi đó, Huawei đã phải đối mặt với sự giám sát ở Mỹ khi các quan chức tình báo Mỹ cảnh báo người tiêu dùng Mỹ không nên mua điện thoại Huawei vì sợ bị Trung Quốc theo dõi. Về mặt lý thuyết, Trung Quốc có thể áp dụng một thông điệp tương tự, nói rằng iPhone là một mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia.

Ông Neil Campling lưu ý rằng, hàng tồn kho của Apple, tổng cộng 4,4 tỷ USD trong quý IV năm 2017, đã tăng lên 7,6 tỷ USD trong quý I năm nay. Hàng tồn kho bao gồm các sản phẩm hoàn chỉnh cũng như các linh kiện được sử dụng trong các thiết bị của Apple. "Đây là bằng chứng cho thấy Apple đã dự trữ các sản phẩm, linh kiện để đề phòng trường hợp có sự gián đoạn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung", ông Neil Campling nhấn mạnh.

Trong số các công ty công nghệ lớn khác, Alphabet, công ty mẹ của Google, có lẽ là công ty chịu nhiều rủi ro thứ hai. Google là công ty tạo ra hệ điều hành di động Android được sử dụng trong 77% smartphone ở Trung Quốc. Dù đây là nguồn mở, nhưng Google đang kiếm tiền từ các dịch vụ mà họ cung cấp thông qua Android như lưu trữ đám mây, YouTube hoặc Gmail.

Nếu có sự leo thang trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Google sẽ đối diện với nguy cơ ngừng cung cấp Android cho các nhà sản xuất smartohone ở Trung Quốc.

Công cụ tìm kiếm của Google đã bị chặn ở Trung Quốc kể từ năm 2010 và nhiều dịch vụ khác của công ty cũng bị hạn chế hoặc không khả dụng. Điều này có nghĩa là Google kiếm được rất ít doanh thu từ Trung Quốc.

Tương tự như vậy, các công ty dựa trên dịch vụ khác bao gồm Facebook và Netflix không có hoạt động nào tại Trung Quốc. Facebook bị chặn và Netflix chưa mở rộng sang thị trường này, Amazon cũng bị lấn át bởi các công ty thương mại trực tuyến khổng lồ JD.com và Alibaba. Amazon đã triển khai dịch vụ Prime của mình tại Trung Quốc vào năm 2016, nhưng đây là một thị trường nhỏ cho công ty Mỹ.

Enternews.com

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc