Số phận ca khúc “Người mẹ Ô Lý” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

12:43 | 08/03/2016

9,442 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bài hát với những ca từ dung dị, day dứt, da diết - câu chuyện về người mẹ già chạy bộ 120 km từ Quảng Trị vào Huế vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 với tài sản duy nhất là quả bí nhưng phải gần 40 năm sau ngày thống nhất đất nước mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho phép phổ biến.

Ca sĩ Thái Hòa (con trai kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, người bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - PV) chia sẻ anh đã thu âm bài hát này cách đây 10 năm, một bài hát rất hay về số phận người mẹ nghèo trong hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh chia cắt do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhưng mãi đến năm 2013 mới được cho phép phổ biến. Tuy nhiên Người mẹ Ô Lý vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng người yêu nhạc Trịnh dù gặp phải số phận nghiệt ngã.

so phan ca khuc nguoi me o ly cua nhac si trinh cong son
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Theo ca sĩ Thái Hoà, bút tích ghi trên bài viết: “Tặng người mẹ già tôi gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế, mùa hè đỏ lửa năm 1972”.

Ca sĩ Thái Hoà chia sẻ: “Tôi chưa hiểu hết về ý nghĩa những ca từ trong bài hát nên đã đi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và biết rằng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác khi gặp một bà cụ bán một quả bí ngồi ở chợ Đông Ba (Huế). Anh hỏi: “Me ơi, trái bí này bao nhiêu tiền mà me bán có một quả một”. Thì bà mới kể rằng khi bom đạn nổ ra ở vĩ tuyến 17, toàn bộ tài sản gia đình còn lại ở Quảng Trị chỉ là một quả bí. Bà đèo đứa con trên lưng và ôm quả bí đi bộ từ Quảng Trị về Huế 120 km. Và nói rằng: “Trái bí này phải được bán vì đây là tài sản duy nhất mà me có để nuôi những đứa con trong lúc chiến tranh”.

Quá xúc động trước hoàn cảnh người mẹ già ngồi bán duy nhất một quả bí ở chợ Đông Ba và số phận của me mà ca khúc Người mẹ Ô Lý ra đời. Chỉ 120 từ với giọng kể chậm rãi nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã vẽ lên hình ảnh bà mẹ già trong thời đoạn đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh, khơi gợi lại hình ảnh dân tộc vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến.

Một sớm lên đường / Mẹ ra sau vườn / Hỏi thăm trái bí/ Trên giàn còn xanh Một sớm bên hè/ Vườn sau vắng vẻ / Này thôi bí nhé / Lên đường cùng me Bí nằm bí ngủ đường xa / Trên vai mẹ già / Bao nhiêu vốn liếng Nhớ tới một đời đã xới vun / Hôm nay bỏ vườn với xóm thôn Chân mẹ già sao run quá / Qua xương trắng với máu hồng Một sớm đã về / Dừng chân phố chợ / Mẹ ôm trái bí / Mắt còn ngẩn ngơ Đường vắng bên lề / Một thân bé nhỏ / Mẹ ôm trái bí / Đi về chợ xa. Mẹ nhớ mái nhà / Hàng cau sau hè / Còn riêng trái bí / Nhớ giàn đầy hoa.

“Người mẹ Ô Lý” là một trong những tác phẩm hay không kém gì Diễm xưa, Hạ trắng theo đánh giá của ca sĩ Thái Hòa.

 

Thanh Nguyễn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.