Sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế

06:09 | 19/02/2017

690 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự kiến đầu quý II/2017, giá dịch vụ y tế dành cho các đối tượng tự chi trả khi khám chữa bệnh sẽ tăng do mức giá đang áp dụng được ban hành từ năm 2006 và năm 2012 là giá chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương và thấp hơn mức giá khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả. Điều này gây khó khăn cho người không tham gia BHYT.

Chưa có BHYT lại chi trả thấp hơn!

Hiện nay số tiền tự trả của người không có thẻ bảo hiểm đang được áp dụng mức giá được ban hành từ năm 2006 và 2012, vì vậy thấp hơn cả mức giá của người có thẻ BHYT. Nhưng điều đáng nói hơn, mức giá này không đúng với chủ trương hay nói chính xác là tiến trình thực hiện Nghị định 16 của Chính phủ về giá dịch vụ y tế bị chậm lại rằng, từ năm 2016 phải thực hiện mức giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương. Bởi vậy, hướng tới mục tiêu toàn dân tham gia BHYT đồng thời bảo đảm bình đẳng trong chi trả y tế, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa - cho những đối tượng chưa tham gia BHYT ngay trong đầu quý II/2017.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, khung giá mới sẽ tính đầy đủ các yếu tố chi phí để áp dụng cho các đối tượng khám chữa bệnh theo yêu cầu.

se dieu chinh gia dich vu y te
Khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Quân đội Trung ương 108

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, các bệnh viện sẽ phải nâng cao chất lượng dịch vụ và tinh thần phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Trước hết, phải giảm tải vì tình trạng nằm ghép, thậm chí 4-5 người/giường như ở Bệnh viện K, nằm gầm giường, vẫn đang gây bức xúc nhất cho người dân. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Để khắc phục các tình trạng này, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh”.

Trước tình trạng một số bệnh viện đang có nhiều dịch vụ như tiền công khám, giá ngày giường rất cao,

Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nói: “Việc tăng giá dịch vụ y tế sẽ khuyến khích các bệnh viện phát triển kỹ thuật y tế, đồng thời người dân được thụ hưởng các dịch vụ này và được bảo hiểm xã hội thanh toán, tăng quyền lợi của người tham gia BHYT. Trong những tháng đầu năm 2017, những người chưa tham gia BHYT có thể sẽ chưa phải chịu tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo lộ trình, trong quý I, đầu quý II/2017, giá viện phí sẽ theo hướng tính đúng, tính đủ và áp dụng cho người không có BHYT, khi đó họ sẽ chịu tác động nhiều”.

khiến người dân phàn nàn, Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch kiểm soát giá và chất lượng dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện để đảm bảo quyền lợi của người bệnh. Bộ Y tế đã có các văn bản hướng dẫn nội dung, nguyên tắc xây dựng giá dịch vụ theo yêu cầu; chỉ đạo để bảo đảm công bằng trong cung cấp dịch vụ chuyên môn; kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn thu cho đúng các quy định.

Đặc biệt, ngay trong quý I/2017, Bộ Y tế sẽ ban hành Thông tư quy định về tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập với quy định khung giá tính đầy đủ các chi phí để áp dụng cho các đối tượng khám chữa bệnh theo yêu cầu. Vì thế, sắp tới đây, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ phối hợp xem xét việc tính giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trước khi ban hành Thông tư.

Sẽ quy định chặt chẽ hoạt động khám chữa bệnh

Với Thông tư này, giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công sẽ được quy định mức trần: không quá 200.000 đồng/lần khám và giá giường bệnh cao nhất 2,4 triệu đồng/ngày/phòng một giường, thấp nhất là 600.000 đồng/ngày/phòng 4 giường. Ở một số thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, giá khám tối đa 150.000 đồng/lần, giá ngày/giường cao nhất là 1,8 triệu đồng, thấp nhất 450.000 đồng. Ở các địa phương còn lại giá tối đa 100.000 đồng/lần khám và giá giường/ngày cao nhất là 1,2 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng.

Thông tư cũng quy định, với các trường hợp xây mới cơ sở hạ tầng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trên đất của đơn vị đã được giao sử dụng thì phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của đơn vị, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Trường hợp không xây dựng mới cơ sở hạ tầng để khám chữa bệnh theo yêu cầu, thì đơn vị chỉ được sử dụng một phần cơ sở hạ tầng hiện có hoặc đã cải tạo, mở rộng để tổ chức dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện: Bảo đảm số buồng khám cho người không sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, để mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 50 người bệnh/ngày làm việc; từ năm 2020 trở đi mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 35 người bệnh/ngày làm việc; bảo đảm số giường bệnh cho người không sử dụng dịch vụ phòng điều trị theo yêu cầu, không để người bệnh nằm ghép. Trường hợp đơn vị đã kê thêm giường bệnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT và vẫn luôn có trên 10% số giường bệnh trở lên phải nằm ghép 2 người/giường thì không được tổ chức các buồng bệnh theo yêu cầu tại các khoa điều trị hiện có.

Với các nội dung cụ thể của Thông tư, đây sẽ là lần đầu tiên ngành y tế có quy định toàn diện về hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu trong các bệnh viện công. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay giá dịch vụ và khám chữa bệnh theo yêu cầu do các bệnh viện tự quyết định nên mỗi nơi một giá.

Thực hiện Thông tư này sẽ tránh được tình trạng chênh lệch quá lớn về dịch vụ khám chữa bệnh giữa các bệnh viện cùng hạng như đang diễn ra: giá khám 150.000-690.000 đồng/lần tại các bệnh viện tuyến Trung ương; tránh tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị của phòng điều trị theo yêu cầu không tương xứng với giá dịch vụ thu của người bệnh. Đặc biệt, với việc khống chế tỷ lệ giường dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện, Thông tư sẽ bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân BHYT để không xảy ra tình trạng các bệnh viện dồn bệnh nhân BHYT nằm ghép, dành diện tích cho kê giường điều trị theo yêu cầu.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến hết năm 2016, đã có hơn 75 triệu người tham gia BHYT với tỷ lệ bao phủ BHYT chung của toàn quốc là hơn 81%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 18% dân số (khoảng 17 triệu người) chưa có BHYT. Nguyên nhân số người chưa tham gia BHYT vẫn còn nhiều là do tính tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội, BHYT của một số đơn vị, doanh nghiệp chưa cao, vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT…

Nguyễn Anh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.