Ứng dụng KH-KT trong khai thác dầu khí Tình hình sử dụng khoa học - kỹ thuật trong việc sản xuất và triển khai các dự án của tập đoàn dầu khí Petro https://petrotimes.vn/kh-kt-dau-khi Fri, 29 Mar 2024 05:26:54 +0700 https://petrotimes.vn/viet-nam-voi-nguon-tai-nguyen-nang-luong-bang-chay-700508.html Việt Nam với nguồn tài nguyên năng lượng băng cháy Trong buổi trao đổi với GS TSKH Mai Thanh Tân nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ Địa chất về chủ đề các nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam ông cho rằng ngoài dầu khí thì băng cháy hydrat khí là một nguồn năng lượng mới có tiềm năng lớn và đang được khảo sát bằng các phương pháp khác nhau tạo cơ sở để tiến tới các bước thăm dò khai thác trong tương lai Tiềm năng dầu mỏ và băng cháy ở Việt Nam

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, xã hội càng văn minh thì nhu cầu về năng lượng càng tăng lên, thúc đẩy việc tìm ra các nguồn năng lượng mới và việc xác định chiến lược an ninh năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi nước trên thế giới. Thế kỷ 19 tìm ra than đá đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất là cơ giới hóa. Đến thế kỷ 20 phát hiện dầu khí là loại năng lượng có tầm vĩ mô toàn cầu.

Hoạt động khai thác Dầu khí
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đủ tiềm lực và công nghệ để tiến hành thăm dò, khai thác băng cháy.

Hiện nay, việc phát hiện hydrat khí có ý nghĩa rất quan trọng mà theo dự đoán tương lai có thể chiếm trên 50% các nguồn năng lượng. Trên thế giới đang xu hướng tiến tới tăng dần nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, sóng biển…), tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong tương lai gần, nguồn năng lượng được hình thành từ vật chất hữu cơ, trải qua quá trình tích tụ lâu dài trong lòng đất như dầu khí và băng cháy vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Dầu khí là nguồn năng lượng hóa thạch được hình thành từ vật chất hữu cơ chôn vùi trong đá trầm tích từ nhiều triệu năm, đây là nguồn năng lượng rất quan trọng của nhân loại. Việt Nam có vùng biển rộng lớn hàng triệu km² với các bể trầm tích có tiềm năng dầu khí phong phú. Nguồn vật liệu trầm tích từ các con sông đổ ra biển, với bờ biển dài 3260km có đến khoảng 114 cửa sông. Các con sông lớn như sông Mê Kông với chiều dài 4.350 km bắt nguồn từ Tibet có lưu vực 795.000 km², lượng phù sa 160 triệu tấn/năm; sông Hồng cũng bắt nguồn từ Tibet nhưng 17 triệu năm trước (Miocen trung) đã bị cướp dòng nên nay có nguồn từ Vân Nam, dài 1.149km, lượng phù sa 100 triệu tấn/năm.

Trong những năm qua lĩnh vực dầu khí đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo tính toán sơ bộ, trữ lượng dầu khí ở Việt Nam có khoảng 4-4,5 tỉ tấn quy dầu (đã phát hiện là 1,2 tỉ tấn), 600 tỉ m³ khí, đứng thứ 28 trong số 52 nước có tài nguyên dầu khí trên thế giới. Khai thác dầu khí hàng năm đóng góp quan trọng vào ngân sách của nước ta.

Hiện nay ngành Dầu khí đang đứng trước những thử thách mới đó là cần triển khai không chỉ các vùng truyền thống trên các khu vực thềm lục địa biển nông mà cả những vùng có điều kiện khó khăn hơn như các vùng rìa, vùng biển nước sâu xa bờ, cần tìm kiếm cả trong các đối tượng phi truyền thống như bẫy phi cấu tạo, các đới nứt nẻ trong đá móng, đá carbonat, các quạt trầm tích vùng nước sâu…

Mặc dù dầu khí là nguồn năng lượng lớn song qua quá trình khai thác nhiều năm dần bị suy giảm, vì vậy việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên năng lượng mới bổ sung là rất cần thiết.

Hydrat khí/GH (Băng cháy) là hỗn hợp khí tự nhiên (chủ yếu là methan) kết hợp với nước chuyển thành thể rắn trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp. Đây được coi là dạng năng lượng tiềm năng có thể được khai thác trong nhiều thập niên tới. Các nghiên cứu đạt được cho thấy chúng tồn tại ở các vùng biển sâu có đủ điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao. Nguồn gốc băng cháy từ khí sinh học hình thành bởi vật chất hữu cơ phân hủy trong trầm tích hoặc do khí từ tích tụ dầu khí ở dưới sâu theo các đứt gãy lên. Băng cháy có tiềm năng rất lớn trên thế giới, ước tính tiềm năng toàn cầu khoảng 2.1014-7.6.1018 m³, chiếm 53% so với các nguồn năng lượng khác và có thể được khai thác trong nhiều thập niên tới. Theo tính toán, 1m³ băng cháy có thể giải phóng 164m³ khí. Với tầm quan trọng của băng cháy, một số quốc gia đã triển khai các chương trình khảo sát tổng thể và bước đầu nghiên cứu thử nghiệm công nghệ khai thác.

Triển vọng hydrat khí (băng cháy) ở Việt Nam

Băng cháy là một dạng tài nguyên năng lượng mới không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Khu vực Biển Đông nằm trong vành đai Tây Thái Bình Dương là nơi hội tụ các điều kiện hình thành và tồn tại băng cháy (độ sâu đáy biển, điều kiện cấu kiến tạo, trầm tích, nguồn khí tự nhiên, điều kiện nhiệt độ và áp suất đáy biển…). Theo các kết quả nghiên cứu, ở vùng biển nước sâu của Việt Nam (>300m đến 3.500m) nhiệt độ đáy biển thay đổi trong khoảng 7℃-10℃ đến 25℃-5℃, áp suất khoảng 30-35 MPa… được đánh giá là đủ điều kiện hình thành và tồn tại băng cháy.

Băng cháy dưới đáy biển vùng nước sâu là nguồn năng lượng sạch, có trữ lượng lớn.

Ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm băng cháy. Từ năm 2007, “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng hydrat khí ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” (Chương trình GH 796) đã được xây dựng và triển khai thực hiện. Năm 2014, Việt Nam phối hợp với Công ty DMIGE (Nga) khảo sát ngoài khơi bể Phú Khánh, Tư Chính Vũng Mây và từ năm 2015 đến nay tiếp tục khảo sát tỉ mỉ và bước đầu xác định các vùng có triển vọng về băng cháy ở vùng biển Đông Nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu gần đây cho phép xác định các dấu hiệu liên quan đến cơ chế hình thành, điều kiện tồn tại băng cháy trên cơ sở các đặc điểm địa chất, địa vật lý và địa hóa.

Các đặc điểm địa chất gồm: áp suất, nhiệt độ, gradien địa nhiệt, địa mạo đáy biển, địa tầng, cấu trúc địa chất, trầm tích tầng nông). Các đặc điểm địa vật lý gồm: biểu hiện cột khí (Gas chimney), đới ổn định hydrat khí (Gas Hydrat Stable Zone/ GHSZ), mặt phản xạ mô phỏng đáy thể hiện ranh giới giữa đới băng cháy và vùng khí tự do (Bottom Simulating Reflection/ BSR) và các đặc điểm địa hóa gồm: dị thường khí CH4, dị thường âm của ion Cl- trong nước lỗ hổng, bề mặt SMI/SMT.

Trên cơ sở minh giải tài liệu thăm dò địa chất và địa vật lý (chủ yếu là địa chấn phân giải cao), các kết quả nghiên cứu đã bước đầu dự kiến được các vùng có triển vọng tồn tại băng cháy ở khu vực biển miền Trung và Đông Nam Việt Nam, phân vùng băng cháy theo mức độ có triển vọng cao, trung bình và thấp. Cho đến nay chưa có giếng khoan sâu kiểm tra trực tiếp mà mới thăm dò gián tiếp, tuy nhiên qua một số tính toán sơ bộ ước tính trữ lượng băng cháy của Việt Nam vào khoảng 9 tỉ m³ (1500 tỉ m³ khí).

Khảo sát và nghiên cứu băng cháy ở những vùng biển sâu, biển xa là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp có hiệu quả để khảo sát, kiểm chứng và đánh giá sự tồn tại của chúng. Các kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh các khảo sát tỉ mỉ hơn trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA), vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng băng cháy tương đương khoảng 5,4 tỉ thùng dầu. Bên cạnh đó, thềm lục địa Việt Nam cũng được đánh giá là có trữ lượng băng cháy khá lớn so với 19,4 tỉ m³ trong khu vực Bắc Biển Đông. Nếu được khai thác sớm, băng cháy có thể đem về cho đất nước hàng trăm tỉ USD, bảo đảm an ninh năng lượng trong thời gian rất dài.

Thành Công

Petrovietnam nghiên cứu về triển vọng của gas hydrate trong quá trình chuyển dịch năng lượngPetrovietnam nghiên cứu về triển vọng của gas hydrate trong quá trình chuyển dịch năng lượng
Nhật Bản chuẩn bị thử nghiệm khai thác khí đốt từ băng cháy lần thứ haiNhật Bản chuẩn bị thử nghiệm khai thác khí đốt từ băng cháy lần thứ hai
Băng cháy và triển vọng về một cuộc cách mạng băng cháyBăng cháy và triển vọng về một cuộc cách mạng băng cháy
Kế hoạch khai thác thương mại nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc liệu có thành hiện thực?Kế hoạch khai thác thương mại nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc liệu có thành hiện thực?
]]>
https://petrotimes.vn/viet-nam-voi-nguon-tai-nguyen-nang-luong-bang-chay-700508.html Wed, 29 Nov 2023 00:20:58 +0700
https://petrotimes.vn/mo-hinh-via-chua-dau-khi-cong-cu-quan-ly-khai-thac-quan-trong-cua-pvep-684599.html Mô hình vỉa chứa dầu khí Công cụ quản lý khai thác quan trọng của PVEP Mô hình vỉa chứa có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP Đây là công cụ cần thiết cho việc dự báo sản lượng khai thác tối ưu công tác quản lý khai thác mỏ hiện hữu xây dựng biểu đồ sản lượng đề xuất phương án phát triển mỏ cũng như đầu tư tiếp theo của PVEP Mô hình vỉa chứa dầu khí - Công cụ quản lý, khai thác quan trọng của PVEP

Hiện nay, các mỏ dầu khí chủ lực đã qua giai đoạn đỉnh, tiếp tục suy giảm tự nhiên. Việc bảo đảm kế hoạch sản lượng khai thác hằng năm là thách thức lớn đối với PVEP, đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc, những giải pháp mang tính đột phá và lâu dài.

Trong những năm qua và thời gian tới, PVEP đã, đang sẽ triển khai nhiều giải pháp ứng phó nhằm quản lý, vận hành khai thác mỏ an toàn, tối ưu, hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao. Một trong những giải pháp then chốt và hữu hiệu là tiếp tục tập trung triển khai và đẩy nhanh công tác xây dựng mô hình vỉa chứa nhằm quản lý, vận hành khai thác mỏ an toàn, tối ưu thu hồi dầu khí cũng như hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao.

Điều 5 Quy chế khai thác dầu khí 84/2010/QĐ-TTg, ngày 15-12-2010 quy định nghiên cứu mô hình vỉa chứa là một hạng mục bắt buộc trong Báo cáo phát triển mỏ; Điều 7 quy định không được phép mở vỉa dầu hoặc khí khác với kế hoạch phát triển mỏ đã được phê duyệt.

Mô hình vỉa chứa là một tập hợp đầy đủ các thông tin địa chất, các thông số thủy động lực... phản ánh cấu trúc và động thái khai thác của một đối tượng dầu khí dưới lòng đất. Mô hình vỉa chứa là hạng mục công việc hết sức quan trọng trong công tác xây dựng biểu đồ sản lượng, đề xuất các kịch bản phát triển mỏ cũng như phương án khai thác dầu khí tối ưu. Kết quả từ mô hình vỉa chứa là cơ sở đầu vào cho việc tính toán hiệu quả kinh tế để xem xét quyết định đầu tư của PVEP như: Phê duyệt các báo cáo tài nguyên dầu khí (RAR), báo cáo phát triển mỏ (ODP/FDP), báo cáo địa chất giếng khoan (Well proposal)... Ngoài ra, mô hình vỉa chứa là công cụ then chốt của việc dự báo sản lượng của dự án, mỏ, vỉa và đưa ra phương án khai thác mỏ tối ưu nhằm đạt hệ số thu hồi dầu khí cao nhất.

Với trọng trách tham gia đầu tư và điều hành trực tiếp tại các dự án dầu khí trong và ngoài nước, PVEP có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác đánh giá, xây dựng mô hình vỉa chứa tại các dự án dầu khí. Theo đó, PVEP sẽ tập trung nguồn lực đánh giá, kiểm định và xây dựng các mô hình vỉa chứa dầu khí phù hợp, bảo đảm chất lượng tốt nhất để lựa chọn sử dụng cho việc quản lý khai thác mỏ hiện hữu, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát triển các mỏ, vỉa, giếng khoan mới. Ngoài ra, công tác xây dựng mô hình vỉa chứa còn hỗ trợ kiểm soát chương trình công tác và ngân sách ngắn hạn, dài hạn và phương án phát triển mỏ phù hợp với chiến lược, định hướng của PVEP.

Hiện nay, PVEP đang quản lý 35 dự án đang triển khai và 3 dự án điều hành thuê. Tổng số mô hình hiện tại gồm 71 mô hình địa chất và 60 mô hình khai thác, trong đó, số lượng mô hình có thể sử dụng được ngay là 27 mô hình, 18 mô hình cần cập nhật, hiệu chỉnh và 15 mô hình cần xây dựng mới. PVEP đã thực hiện phân loại, đánh giá các tiêu chí cụ thể để phân loại các mô hình từ trọng điểm đến quan trọng, lưu tâm đối với các dự án tiềm năng. Trên cơ sở phân loại đó, PVEP sẽ tiến hành phân bổ nguồn lực nhân sự, phần cứng, phần mềm để tập trung triển khai xây dựng, cập nhật các mô hình để bảo đảm hoàn thành tốt công việc.

Năm 2023-2024, dự kiến PVEP sẽ xây dựng và cập nhật độc lập 13 mô hình vỉa chứa. Với khối lượng công việc lớn, độ phức tạp cao, PVEP đã và sẽ chủ động làm việc với nhà điều hành, tối ưu hóa lịch trình, nguồn nhân lực để triển khai quy trình xây dựng và kiểm định mô hình vỉa chứa để thực hiện các công việc theo một quy trình chuẩn mực, rút ngắn thời gian xem xét, đánh giá, thẩm định và phê duyệt.

Hiện tại, các dự án có người đại diện PVEP làm Tổng Giám đốc, Giám đốc, công tác xây dựng mô hình vỉa chứa khá thuận lợi và hiệu quả. Ví dụ tại Dự án Lô 433a & 416b Algeria, mô hình vỉa chứa thường xuyên được cập nhật kết quả các giếng khoan để chính xác hóa, phục vụ dự báo sản lượng khai thác và xem xét phát triển mỏ giai đoạn 2. Trên cơ sở mô hình vỉa chứa, dự án hiện đang triển khai khoan một số giếng phát triển. Đồng Giám đốc của Liên doanh GBRS là người PVEP đã luôn luôn chủ động phối hợp với PVEP về định hướng công tác phát triển mỏ. PVEP vừa thực hiện kiểm định của nhà điều hành, vừa tự xây dựng mô hình độc lập để so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra quyết định về công tác phát triển mỏ. Trên cơ sở kết quả mô hình vỉa chứa, sau khi trao đổi, phản hồi bằng văn bản, email, tổ chức họp workshop..., các bên đồng thuận với ý kiến của PVEP, thống nhất tối ưu số lượng và vị trí giếng khoan cho năm 2023. Nước chủ nhà đồng ý triển khai thủ tục gia hạn PSC mới.

Tương tự, tại các dự án Lô 15-1 (Cửu Long JOC), Lô 05-1(a) (PVEP POC), Lô 16-1 (HLHV JOC), Lô 15-2/01 (Thăng Long JOC), người đại diện của PVEP là Tổng Giám đốc, Giám đốc đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng mô hình vỉa chứa phục vụ công tác phát triển mỏ, gia tăng sản lượng khai thác để tối đa lợi ích cho PVEP.

Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua cho thấy, công tác xây dựng mô hình vỉa chứa có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của PVEP. Đây là công cụ cần thiết cho việc dự báo sản lượng khai thác, tối ưu công tác quản lý khai thác mỏ hiện hữu, xây dựng biểu đồ sản lượng, đề xuất phương án phát triển mỏ cũng như đầu tư tiếp theo của PVEP. Tuy nhiên, các mỏ hiện tại đang khai thác ở giai đoạn cuối, các mỏ mới là các mỏ nhỏ, cận biên, phi truyền thống, mức độ phức tạp và rủi ro cao. Vì vậy, công tác xây dựng và kiểm định mô hình vỉa chứa đòi hỏi khối lượng công việc rất lớn, nhiều thách thức.

Để hoàn thành tốt kế hoạch năm 2023 và những năm tiếp theo, PVEP sẽ tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp trọng tâm, trong đó có công tác đánh giá mô hình vỉa chứa dầu khí để có cái nhìn tổng thể trong công tác quản lý, vận hành các mỏ, dự án và đưa ra kế hoạch khai thác tối ưu, hiệu quả.

Hiện nay, PVEP đang quản lý 35 dự án đang triển khai và 3 dự án điều hành thuê. Tổng số mô hình hiện tại gồm 71 mô hình địa chất và 60 mô hình khai thác, trong đó, số lượng mô hình có thể sử dụng được ngay là 27 mô hình, 18 mô hình cần cập nhật, hiệu chỉnh và 15 mô hình cần xây dựng mới.
Khai mạc Giải bóng đá PVEP Cup 2023 khu vực phía BắcKhai mạc Giải bóng đá PVEP Cup 2023 khu vực phía Bắc
PVEP phát động trồng cây xanh và trao tài trợ an sinh xã hội tại tỉnh Nghệ AnPVEP phát động trồng cây xanh và trao tài trợ an sinh xã hội tại tỉnh Nghệ An
]]>
https://petrotimes.vn/mo-hinh-via-chua-dau-khi-cong-cu-quan-ly-khai-thac-quan-trong-cua-pvep-684599.html Khánh An Fri, 12 May 2023 01:28:27 +0700
https://petrotimes.vn/hoi-dau-khi-viet-nam-gioi-thieu-sach-minh-giai-dia-chan-trong-tham-do-va-khai-thac-dau-khi-676051.html Hội Dầu khí Việt Nam giới thiệu sách Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí Ngày 13 11 tại Hà Nội Hội Dầu khí Việt Nam DKVN tổ chức lễ giới thiệu cuốn sách Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí Tham dự buổi lễ có TS Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội DKVN; TS Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ Địa chất; cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam; Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo Việt Nam; cùng các nhà khoa học lão thành ngành Dầu khí, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Hội DKVN, Viện Dầu khí Việt Nam, đặc biệt là đại diện của nhóm tác giả cuốn sách.

GS. TSKH Mai Thanh Tân giới thiệu nội dung cuốn sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí”.

“Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí” là cuốn sách đầu tiên của nhóm tác giả do GS.TSKH Mai Thanh Tân - Chủ biên cùng cố TS Hoàng Ngọc Đang và các cộng sự gồm Cù Minh Hoàng, Mai Thanh Hà và Hoàng Văn Long thực hiện trong hơn 3 năm qua. Cuốn sách ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi cả nước phải chung tay phòng chống dịch Covid-19 nhưng các nhà khoa học dầu khí với bản lĩnh, quyết tâm và kinh nghiệm của mình đã cho ra đời tác phẩm khoa học dầu khí đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò dầu khí.

Việt Nam có vùng biển rộng lớn với nhiều tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên dầu khí. Trong những năm qua, hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đã có bước phát triển mạnh mẽ với hiệu quả kinh tế cao và đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong sự nghiệp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

TS Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội DKVN phát biểu tại lễ giới thiệu sách

Các bể trầm tích của nước ta như Sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây, Maylay - Thổ Chu có lịch sử phát triển địa chất phức tạp. Tùy thuộc vị trí địa lý và các yếu tố kiến tạo mà mỗi bể trầm tích đều có đặc điểm địa chất và hệ thống dầu khí khác nhau. Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, trong những năm qua, các phương pháp tìm kiếm, thăm dò, đặc biệt là phương pháp địa chấn đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ dẫn đến hàng loạt mỏ dầu khí được phát hiện, ngành khoa học dầu khí cũng như các nhà khoa học dầu khí Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Hiện nay, ngành Dầu khí đang đứng trước những khó khăn thách thức, đó là không chỉ tiếp tục tìm kiếm thăm dò ở vùng thềm lục địa có mực nước ra biển nông mà cần triển khai cả những vùng biển có điều kiện khó khăn hơn như các vùng rìa, vùng biển nước sâu xa bờ… Đồng thời, cần tìm kiếm không chỉ với các đối tượng truyền thống như các bẫy cấu tạo mà cả trong các bẫy phi cấu tạo như bẫy địa tầng, các đới nứt nẻ trong đá móng, đá carbonat, các quạt trầm tích vùng biển nước sâu.

Tại lễ ra mắt cuốn sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí”, GS. TSKH Mai Thanh Tân đã giới thiệu tóm tắt các nội dung quan trọng gồm 4 phần, 12 chương về phương pháp địa chấn trong thăm dò dầu khí, cơ sở minh giải địa chấn dầu khí, minh giải địa chấn thăm dò dầu khí và minh giải địa chấn mỏ dầu khí.

Các nhà khoa học, quản lý lão thành ngành Dầu khí Việt Nam tham dự ra mắt cuốn sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí"

Trong cuốn sách, tập thể các tác giả đã đề cập đến một lĩnh vực rất quan trọng là nâng cao hiệu quả minh giải tài liệu địa chấn trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Nội dung cuốn sách đã khái quát vai trò của phương pháp địa chấn trong thăm dò dầu khí, các cơ sở của quá trình minh giải tài liệu, các nội dung minh giải trong quá trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Giá trị nhất là các quan điểm mới về địa chấn - địa tầng phân tập, sử dụng tổ hợp các thuộc tính địa chấn, biến đổi ngược địa chấn, nghiên cứu sự biến đổi biên độ theo khoảng cách, sử dụng mạng trí tuệ nhân tạo… đã được đề cập rõ ràng và gợi mở nhiều hướng mới trong tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam.

Phát biểu tại lễ giới thiệu sách, TS Nguyễn Quốc Thập nhấn mạnh: “Để giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra, góp phần phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, cần có những quan điểm và phương pháp mới trong thăm dò khai thác dầu khí, đặc biệt là phải áp dụng có hiệu quả khoa học công nghệ tiên tiến trong thăm dò địa chấn và các phương pháp khác. Trên cơ sở như vậy, cuốn sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí” được xuất bản rất có ý nghĩa và cần thiết”.

Cuốn sách cũng được TS Trần Thanh Hải, lãnh đạo Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và Viện Biển đảo Việt Nam đánh giá cao về nội dung, tính thực tiễn và hệ thống lý luận khoa học về dầu khí.

Cán bộ lãnh đạo Viện Dầu khí Việt Nam, Hội DKVN, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam chúc mừng các tác giả và gia đình
Hội Dầu khí Việt Nam giới thiệu sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí”
GS.TS Mai Thanh Tân, TS Nguyễn Quốc Thập cùng các khách mời tại lễ ra mắt sách

Có thể khẳng định cuốn sách “Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí” là một tác phẩm đầy tâm huyết của những nhà khoa học hàng đầu trong ngành Dầu khí Việt Nam. Qua nội dung cuốn sách, các tác giả muốn truyền đạt một thông điệp rằng, để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là với các khu vực khảo sát mới, các đối tượng bẫy mới… cần không chỉ đổi mới công nghệ thu nổ và xử lý địa chấn mà cần có các quan điểm và phương pháp có hiệu quả trong quá trình minh giải tài liệu. Khi có các giếng khoan mới với tài liệu mới, cần tiến hành nghiên cứu và cập nhật mô hình cho tất cả các thông số địa chấn có thể nghiên cứu để nâng cao hiệu quả thăm dò khai thác dầu khí.

Thành Công

Hội DKVN triển khai công tác quý I/2023: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện các chính sách phát triển ngành Dầu khí Hội DKVN triển khai công tác quý I/2023: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện các chính sách phát triển ngành Dầu khí
Thường trực Hội DKVN trao quyết định công nhận Hội viên tổ chức cho 03 đơn vị Khí – Điện – Đạm Cà Mau Thường trực Hội DKVN trao quyết định công nhận Hội viên tổ chức cho 03 đơn vị Khí – Điện – Đạm Cà Mau
Thường trực Hội DKVN đi thực tế các công trình Dầu khí tại Cà Mau, Hậu Giang Thường trực Hội DKVN đi thực tế các công trình Dầu khí tại Cà Mau, Hậu Giang
]]>
https://petrotimes.vn/hoi-dau-khi-viet-nam-gioi-thieu-sach-minh-giai-dia-chan-trong-tham-do-va-khai-thac-dau-khi-676051.html Fri, 13 Jan 2023 09:58:08 +0700
https://petrotimes.vn/bsr-nghiem-thu-de-tai-khcn-ve-olefin-trong-xang-thuong-pham-669738.html BSR Nghiệm thu đề tài KHCN về Olefin trong xăng thương phẩm Hội đồng Khoa học Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn BSR vừa tổ chức nghiệm thu đề tài Khoa học công nghệ KHCN Nghiên cứu ảnh hưởng của Olefin trong xăng thương phẩm đến chất lượng khí thải và hoạt động của động cơ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam VSQI thực hiện Tham dự buổi họp nghiệm thu có ông Triệu Việt Phương - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cùng các chuyên gia của Viện; GS-TS Đinh Thị Ngọ - Cố vấn đề tài, Trưởng ban soạn thảo Tiêu chuẩn xăng dầu; ông Hoàng Quốc Việt, Chủ nhiệm đề tài cùng các cố vấn, chuyên gia thực hiện nhiệm vụ.

Về phía BSR, có ông Mai Tuấn Đạt - Phó Tổng Giám đốc BSR kiêm Giám đốc Nhà máy; ông Đặng Ngọc Đình Điệp - Phó Giám đốc Nhà máy, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu đề tài; cùng các thành viên của Hội đồng.

BSR tổ chức xét duyệt và nghiệm thu đề tài KHCN về Olefin trong xăng thương phẩm.

Đề tài KHCN “Nghiên cứu ảnh hưởng của Olefin trong xăng thương phẩm đến chất lượng khí thải và hoạt động của động cơ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) thực hiện theo Hợp đồng số 263-2021/HĐ/BSR-VSQI ký kết với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn ngày 19/5/2021.

“Nghiên cứu ảnh hưởng của Olefin trong xăng thương phẩm đến chất lượng khí thải và hoạt động của động cơ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” là đề tài khoa học có tính cấp bách và thực tiễn cao vì kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở ban đầu để giúp các cơ quan/đơn vị soạn thảo, nhà quản lý xem xét hàm lượng Olefin tối đa trong xăng trong các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia sẽ ban hành trong tương lai.

Ông Triệu Việt Phương - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phát biểu tại buổi họp xét duyệt và nghiệm thu

Trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu khoa học và ý kiến các chuyên gia trên thế giới, Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu, phân tích, xác định chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu xăng theo tiêu chuẩn hiện hành tại phòng thí nghiệm của BSR và các trung tâm thử nghiệm uy tín tại Việt Nam; Phương pháp xác định lượng khí thải độc hại của động cơ theo chu trình thử nghiệm khí thải chuẩn; Phương pháp xác định tính năng của động cơ theo các chế độ thử nghiệm tại phòng thí nghiệm động cơ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội và thực hiện thử nghiệm về xe ô tô theo tiêu chuẩn khí thải mức V tại Cục Đăng kiểm – Bộ Giao thông Vận tải.

Nhiên liệu để phục vụ thử nghiệm là các mẫu xăng được pha chế tại BSR được bảo quản trong thời gian 3 tháng và tất cả các mẫu xăng (mới pha và lưu trong thời gian từ 1 đến 3 tháng) đều đạt chỉ tiêu chất lượng (on-spec) theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 1:2015/BKHCN và Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6776: 2013 cho xăng mức III và Tiêu chuẩn Euro V cho xăng mức V trừ chỉ tiêu hàm lượng Olefin.

Ông Hoàng Quốc Việt - Chủ nhiệm đề tài trình bày nội dung nghiên cứu tại buổi họp

Về ảnh hưởng của hàm lượng Olefin đến chất lượng khí thải: Chất lượng khí thải hai xe máy Honda Vision (29M1-704.93 và 29N1-677.79) khi sử dụng hai mẫu xăng mức III (hàm lượng olefin 30 và 38%tt) và ô tô Mazda 2 sử dụng hai mẫu xăng mức V (hàm lượng olefin 18 và 30%tt) thử nghiệm theo chu trình đều đạt QCVN 77:2014/BGTVT khí thải đầu ra mức III cho xe máy và QCVN 109:2021/BGTVT khí thải đầu ra mức V cho ô tô.

Các thử nghiệm đối chứng của hai mẫu xăng mức III (hàm lượng olefin 30 và 38%tt) trên xe máy Honda Vision 29M1-704.93 và hai mẫu xăng mức V (hàm lượng olefin 18 và 30%tt) trên ô tô Mazda 2 (30G-701.08) đều cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về công suất động cơ, suất tiêu hao nhiên liệu và thành phần khí thải (CO, NOx, HC và CO2) khi sử dụng các mẫu xăng thử nghiệm mức III và mức V.

Về ảnh hưởng của hàm lượng Olefin đến tính năng hoạt động của động cơ: Khi tăng hàm lượng Olefin trong xăng mức III từ 30 lên 38%tt và mức V từ 18 lên 30%tt không nhận thấy sự khác biệt về công suất và suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ xe máy và ô tô tương ứng trong thử nghiệm tại chế độ ổn định 100% tải. So sánh các kết quả từ các thử nghiệm chạy thực tế cũng cho kết quả tương tự không có sự thay đổi về công suất, suất tiêu hao nhiên liệu và chất lượng khí thải (CO, NOx, HC và CO2) của động cơ sau khi chạy thực tế 5000 km so với trước khi chạy thực tế. Điều này chứng minh động cơ hoạt động ổn định sau quãng đường 5000 km.

Phó Giám đốc Nhà máy Đặng Ngọc Đình Điệp - Chủ tịch Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu phát biểu tại buổi làm việc.

Theo như các kết quả đã thu được trong đề tài nghiên cứu với hai mẫu xe máy Honda Vision (29M1-704.93 và 29N1-677.79) thử nghiệm hai mẫu xăng mức III (hàm lượng olefin 30 và 38%tt) và xe ô tô Mazda 2 (30G-701.08) thử nghiệm hai mẫu xăng mức V (hàm lượng olefin 18 và 30%tt), kết quả cho thấy ảnh hưởng của hàm lượng olefin trong thành phần xăng lên nồng độ khói thải của động cơ không có sự khác biệt rõ ràng về nồng độ các chất độc hại trong khói thải khi hàm lượng olefin thay đổi 30% hay 38%tt trong xăng mức III và 18% hay 30%tt trong xăng mức V.

Từ các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả kiến nghị đến các bộ ngành liên quan hàm lượng olefin trong xăng nhiên liệu đối với các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn Việt Nam mức III nên là 38%tt và mức V nên là 30%tt để xem xét đưa vào quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia ban hành trong tương lai.

Phát biểu tại cuộc họp xét duyệt và nghiệm thu, các chuyên gia, cố vấn cũng như các thành viên của Hội đồng đều đánh giá cao đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao, có phương pháp luận mới, nội dung và kết quả nghiên cứu đã đáp ứng các yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên để Đề tài có tính thuyết phục hơn, đặc biệt là đối với Ban soạn thảo tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, nhóm nghiên cứu cần có thêm những viện dẫn trên thế giới để khẳng định những kết luận của đề tài; Thông tin cụ thể và đầy đủ hơn, bổ sung nguồn gốc, bản chất và thành phần của Olefin trong xăng; Cần công bố quốc tế về kết quả đề tài đã nghiên cứu.

Ông Mai Tuấn Đạt - Phó Tổng Giám đốc BSR kiêm Giám đốc NMLD Dung Quất phát biểu tổng kết tại buổi làm việc

Phát biểu tổng kết buổi làm việc, ông Mai Tuấn Đạt - Phó Tổng Giám đốc BSR kiêm Giám đốc NMLD Dung Quất nhấn mạnh kết quả nghiên cứu của đề tài đã đáp ứng mục tiêu trong Hợp đồng đã ký kết. Những kết luận trong nghiên cứu của đề tài đưa ra có tính thuyết phục cao. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Hội đồng cũng như của các nhà phản biện, cố vấn, chuyên gia để hoàn thiện đề tài. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định rõ được ảnh hưởng của Olefin trong xăng thương phẩm đến chất lượng khí thải và hoạt động của động cơ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ làm cơ sở đề xuất vào Tiêu chuẩn xăng dầu Việt nam ban hành trong tương lai. Điều này có ý nghĩa rất lớn và sẽ có ảnh hưởng tích cực, tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu.

Phó Tổng giám đốc Mai Tuấn Đạt trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học để sớm có các kết luận và đồng thuận với xã hội về những tiêu chuẩn của NMLD Dung Quất.

7 công trình của ngành Dầu khí đạt giải thưởng VIFOTEC 2021
Tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chuỗi các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa BSR
“NMLD Dung Quất có thể hoạt động ở mức trên 110% công suất để góp phần ổn định thị trường”
]]>
https://petrotimes.vn/bsr-nghiem-thu-de-tai-khcn-ve-olefin-trong-xang-thuong-pham-669738.html N.L Thu, 27 Oct 2022 02:00:35 +0700
https://petrotimes.vn/ngay-dau-di-tim-dau-khi-nhung-chuyen-khong-bao-gio-quen-tiep-theo-va-het-626487.html Ngày đầu đi tìm dầu khí Những chuyện không bao giờ quên Tiếp theo và hết Với kết quả nghiên cứu dầu khí ở Đồng bằng sông Hồng các nhà địa chất địa vật lý nhận định rằng theo hướng tìm kiếm ra biển thì triển vọng dầu khí tốt hơn trong đất liền Ngày đầu đi tìm dầu khí - Những chuyện không bao giờ quên - (Tiếp theo và hết)

Ra biển

Theo lệnh của Tổng cục Địa chất, mùa hè năm 1968, Đoàn 36 cử đoàn khảo sát vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ dọc theo các tỉnh Nam Định, Thái Bình, khảo sát các điều kiện địa dư, vật lý biển, địa chất khu vực các đảo Cồn Đen, Cồn Lu, Cồn Thông, Cồn Thủ để lập phương án thăm dò địa vật lý.

Do thiếu thốn về kinh phí và phương tiện tàu thuyền, đoàn chúng tôi phải đi theo các thuyền đánh cá, làm việc, sinh hoạt cùng với ngư dân. Ban ngày, chúng tôi tham gia kéo lưới bắt cá kết hợp khảo sát đo đạc chiều sâu biển, theo dõi quy luật và cường độ sóng gió, thủy triều, vẽ bản đồ các đảo.

Biết công việc của chúng tôi là khảo sát thăm dò dầu khí, người dân ở vùng biển Thái Thụy - Thái Bình hết sức nhiệt tình giúp đỡ. Khi chuẩn bị chuyến đi biển, ngư dân khuyên chúng tôi chỉ cần mang gạo, muối, một số gia vị, rau thơm, bếp dầu, vài bộ áo quần cộc và... rượu quốc lủi. Quả thực, làm việc trên biển hằng tuần mà chúng tôi không cần gì thêm ngoài những thứ mang theo. Bù lại những ngày nắng gắt và nước biển mặn chát làm cho ai nấy đều đen xạm, các bữa ăn trên thuyền thật xôm, chúng tôi được ăn những con cá ngon tươi nhất vừa mới bắt được, thôi thì đủ các món, đặc biệt là món gỏi cá. Thật thú vị khi buổi tối nghỉ lại trên thuyền hoặc ghé vào bờ đảo gần đó để nhâm nhi chén rượu với cá nướng, rồi ngủ lại trên bãi cát với trăng sao, gió mát rượi và tiếng sóng rì rào!

Đợt khảo sát này đã cho đoàn rất nhiều tư liệu quý giá để vạch ra phương án tiến ra biển, khởi đầu cho việc thăm dò dầu khí ở vùng biển phía Bắc nước ta. Nhìn các tư liệu thu được, ông già thuyền trưởng khen ngợi: “Các anh trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.

Ngày đầu đi tìm dầu khí - Những chuyện không bao giờ quên - (Tiếp theo và hết)

Những chuyến khảo sát tương tự đã chuẩn bị cho việc triển khai công tác thăm dò dầu khí ra ngoài khơi vịnh Bắc Bộ bằng tàu địa chấn đầu tiên Bình Minh, chuẩn bị các giếng khoan dầu khí sâu đến 5.000m đầu tiên của nước ta.

Mất tích

Sau khi có các số liệu địa vật lý ở vùng nước nông Đồng bằng sông Hồng, Liên đoàn Địa chất 36 xác định vị trí giếng khoan sâu tìm kiếm số 110 ở vùng Cồn Đen. Anh Phan Minh Bích lúc bấy giờ là Liên đoàn phó phụ trách đoàn khảo sát của chúng tôi. Trong đoàn có 5 chuyên gia Liên Xô do đồng chí trưởng đoàn Scorduli phụ trách. Đoàn khảo sát xuất phát từ căn cứ Xuân Thủy, đi trên chiếc canô lớn. Sau một vòng khảo sát quanh đảo Cồn Đen với chiều dài khoảng 10km, chiều ngang 500-700m, chúng tôi phải đi bộ trên đảo để khảo sát.

Do canô không cập bờ được nên chúng tôi cùng đoàn chuyên gia đi bằng xuồng máy, còn canô chờ ở đầu đảo. Đi được một lúc thì xuồng máy bị hỏng, chúng tôi ì ạch mãi mới kéo được xuồng lên bãi cát.

Trụ sở Đoàn bộ Đoàn 22 tại Vĩnh Long

Chúng tôi đi bộ gần 2 giờ từ vị trí đặt giếng khoan ở giữa đảo đến đầu đảo ở cửa Ba Lạt. Chiều tối, không thấy canô đâu, chờ đến tối hẳn cũng chẳng thấy tăm hơi. Không có bộ đàm liên lạc, bằng mọi cách hô hoán, bật máy lửa làm báo hiệu cũng không có ai đón chúng tôi. Đoàn đành quay trở lại vị trí giếng khoan nghỉ tạm tại chiếc lán của bảo vệ.

Đoàn khảo sát chuẩn bị thăm dò Đồng bằng sông Cửu Long

Cả ngày lặn lội thấm mệt và đói, tôi hỏi người bảo vệ có gì ăn không thì được trả lời là chỉ có ít gạo và muối. Tôi mượn xoong nồi nấu cháo trắng và mời các chuyên gia Liên Xô dùng bữa. Các bạn ăn rất ngon lành như ăn “mầm đá” và ngồi ngủ một giấc đến sáng hôm sau. Khi trở lại điểm hẹn, chúng tôi mừng rỡ khi thấy chiếc canô đang chờ, mọi người hò reo đón chúng tôi.

Anh Bích kể lại, cả đêm qua, canô đi lùng sục quanh đảo mà không thấy chúng tôi, đinh ninh là đã mất tích. Anh Bích cấp báo về Liên đoàn, Liên đoàn báo cáo về Tổng cục Địa chất và Bộ Công an về sự kiện này. Bộ đội biên phòng được lệnh bằng mọi cách tìm kiếm đoàn chúng tôi, xác định có phải do “địch bắt cóc”, hoặc nếu đã chết thì phải “tìm được xác”. Chúng tôi không ngờ sự việc lại nghiêm trọng đến thế! Qua đây mới thấy sự quan tâm lớn của Nhà nước đến sự nghiệp dầu khí, bảo vệ con người, đặc biệt đối với chuyên gia Liên Xô đến giúp chúng ta khởi đầu công việc tìm kiếm dầu khí ở Việt Nam.

Cửu Long ngày ấy

Sau ngày giải phóng miền Nam, tháng 10-1975, Đoàn 22 được thành lập, có nhiệm vụ tìm kiếm dầu khí ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi được Tổng cục Dầu khí giao nhiệm vụ làm đoàn trưởng để triển khai công việc. Trụ sở đoàn đặt tại Vĩnh Long, sau dời về Cần Thơ.

Cửa Ba Lạt sông Hồng

Thuở ấy ta thuê tàu địa chấn biển hai thân Gemeaux của Pháp để khảo sát địa chấn biển nông và toàn đồng bằng châu thổ. Kỷ niệm sâu sắc nhất là ngày 26-3-1976, tàu ra khơi để nổ phát đầu tiên trên tuyến địa chấn 4 liên kết cấu tạo Bạch Hổ với đồng bằng. Sáng sớm tinh mơ, đoàn tàu kỹ thuật, đốc nổi hậu cần, tàu hải quân dẫn đường và bảo vệ rồng rắn xuất phát từ cảng Sài Gòn ra biển, quá trưa đến tọa độ Bạch Hổ, súng hơi nổ phát đầu tiên. Công việc trôi chảy. Biển lặng, mặt nước phẳng lì như trong hồ, nhưng thuyền trưởng người Pháp thông báo với tôi rằng hãy cẩn thận, đó là hiện tượng sắp có giông tố. Quả thật, xế chiều, mây đen bỗng ùn ùn kéo đến, gió giật, mưa mịt mùng đầy trời.

Ngày đầu đi tìm dầu khí - Những chuyện không bao giờ quên - (Tiếp theo và hết)

Biển gào thét, sóng lớn phủ qua boong tàu. Gemeaux không cập mạn đốc nổi được, sợ vỡ tàu. Pháo hiệu ghi bằng tiếng Đức, bắn nhầm màu đỏ cấp cứu thành màu xanh bình yên, rồi màu trắng vô sự, cuối cùng bắn được pháo hiệu đỏ thì Hải quân không thể đến cứu được. Tàu phải chạy loanh quanh cắt ngang sóng để tránh bị lật chìm. Mọi người say mềm, nôn mật xanh mật vàng. Ông Nguyễn Đăng Liệu - Đội trưởng - say, ông Đỗ Chí Hiếu - Đội phó - càng say nhiều hơn, đau bụng quá, thuốc gì cũng không khỏi. Tôi ít say hơn, cầm bộ đàm chạy quanh để liên lạc với bác sĩ Hải quân tìm cách cứu chữa, nhưng cũng không được.

Tàu đốc nổi cũng đứt neo trôi dạt về phía đảo Phú Quý, không liên lạc được. Trở về đất liền là việc khó khăn, phải tính toán cẩn thận. Nếu tây ra lệnh về, tây chịu tiền. Nếu ta ra lệnh về, ta phải trả 35 nghìn france mỗi ngày chờ tại bến, chịu thiệt trong khi đất nước còn nghèo. Phân vân mãi, cuối cùng hỏi ý kiến anh em, tôi quyết định ra lệnh cho tàu về cảng Vũng Tàu. Tưởng đã “xuôi chèo mát mái”, nào ngờ tàu cập bến bị Bộ đội biên phòng bắt giữ vì tàu ngoại quốc không cắm cờ Việt Nam, không có giấy tờ mang theo. Cả đoàn người tây lẫn ta bị nhốt trên đồn, một ngày không cơm nước, tắm rửa, chờ cấp trên giải quyết. Chiều hôm sau, đốc nổi được kéo về Vũng Tàu. Nhìn thấy nhau, anh em mừng vui không kể xiết. Tôi làm bài thơ khá dài về cảm xúc từ câu chuyện này, trong đó có mấy câu: “Đoàn người mới được thanh minh/ Tàu to cập bến, dân tình hò reo/ Miệng cười mà lệ tuôn theo/ Tưởng là vĩnh biệt, khó điều gặp nhau/ Gian truân từng trải bấy lâu/ Cửu Long ngày ấy cùng nhau nhớ hoài”.

Hoàn thành khảo sát ở thềm lục địa, đội địa chấn lại lênh đênh khắp Đồng bằng sông Cửu Long, hết sông Tiền đến sông Hậu, sông Ông Đốc đến các kênh rạch thẳng tắp miền Tây. Chúng tôi thức trắng đêm bên dòng kinh xào xạc dừa nước nối vàng rực bông điên điển Đồng Tháp Mười, thả neo vào dòng nước đen như mực tàu hoai hoai mùi lá mục U Minh...

Theo kết quả khảo sát địa chấn và trọng lực đã khoan các giếng tìm kiếm đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, giếng Cà Cối sâu đến 4.000m có biểu hiện dầu khí, giếng Phụng Hiệp sâu đến 800m gặp móng trước Đệ Tam và không có biểu hiện dầu khí. Kết quả đó đã đi đến kết luận là trên đất liền đồng bằng ít có khả năng tìm thấy dầu khí. Từ đấy, việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở đây dừng lại và bắt đầu công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển.

Mùa hè năm 1968, Đoàn 36 cử đoàn khảo sát vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ dọc theo các tỉnh Nam Định, Thái Bình, khảo sát các điều kiện địa dư, vật lý biển, địa chất khu vực các đảo Cồn Đen, Cồn Lu, Cồn Thông, Cồn Thủ, thu nhiều tư liệu quý giá để vạch ra phương án thăm dò dầu khí ở vùng biển phía Bắc nước ta.

Kỷ niệm về một vị tướng

Trong một cuộc họp giao ban của Tổng cục Dầu khí năm 1977, Thiếu tướng, Bộ trưởng phụ trách dầu khí Đinh Đức Thiện vừa bước vào phòng họp, chỉ ông Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch hỏi ngay: “Cậu có biết kế hoạch xây dựng thành phố dầu khí không?”.

Ông Phó vụ trưởng lúng túng, cụ Đinh Đức Thiện bảo: “Đó là việc quai đê lấn biển Nam Định để xây dựng thành phố dầu khí. Trên khu vực này sẽ phân vùng cho Công ty Dầu khí I, Nhà máy Cơ khí Dầu khí, Công ty Địa vật lý, Viện Dầu khí, Trường Đào tạo công nhân dầu khí... Ban đầu chưa có nhà cửa cho cán bộ, công nhân, ta sẽ xây các nhà trong làng dân, mỗi nhà chia làm 2 gian rộng, một gian dành cho gia đình cán bộ công nhân dầu khí, gian kia dành cho gia đình nông dân, trên đầu tường ngăn nhà có một lỗ nhỏ mắc một ngọn đèn điện chiếu sáng chung cho 2 gia đình. Ban ngày công nhân đi làm việc gửi con nhỏ cho nông dân trông coi, chiều về nông dân giúp thổi cơm cho công nhân, tiện lợi đôi đường. Đó là hình thức liên minh công - nông”.

Thế rồi, công việc đắp đê lấn biển diễn ra khẩn trương bịt hai đầu Cồn Đen nhằm tạo nên một vùng nội thủy rộng lớn hàng nghìn hécta. Vùng này sẽ được san lấp thành vùng đất để xây thành phố dầu khí tương lai. Năm đầu, công việc khá vất vả, một phần con đê nối từ cửa Ba Lạt từng đoạn được hình thành. Nhưng đến mùa bão lụt năm sau, toàn bộ đê mới đắp bị bão lụt, sóng biển đánh vỡ sập đổ hết. Công việc quai đê lấn biển phải dừng lại không thời hạn. Đến nay, câu chuyện ấy vẫn còn lưu truyền như một kỷ niệm nho nhỏ thuở ban đầu trong muôn vàn thành công to lớn của ngành Dầu khí.

Một kỷ niệm để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Khi làm việc trên kênh rạch Đồng bằng sông Cửu Long, thiếu nhiều phương tiện trang bị trên tàu thuyền, chúng tôi cần một số trạm phát điện nhỏ phục vụ cho đoàn chuyên gia Pháp, nhưng chưa tìm đâu ra. Đại tá Phan Tử Quang lúc bấy giờ là Tổng cục phó Tổng cục Dầu khí cho biết ở kho Quân khu 9 có các máy này. Ông còn bảo phải có ý kiến cụ Đinh Đức Thiện mới xin được. Tôi chuẩn bị một công văn thật chi tiết về số lượng, chủng loại và địa điểm máy cần xin.

Theo đúng hẹn, tôi đến gặp cụ Thiện tại Bến Thủy - Cần Thơ, người bảo vệ đưa tôi vào phòng, thấy cụ đang nằm trên chiếc võng dã chiến bên cạnh bàn làm việc. Không nhìn tôi, cụ hỏi ngay: “Cậu cần gì?”. Tôi trình bày xin máy phát điện phục vụ thăm dò địa chấn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ hỏi: “Cậu biết nó ở đâu? Cần bao nhiêu?”. Tôi trả lời ngay: “Dạ thưa, máy phát điện 5 KVA có ở kho quân nhu của Quân khu 9 trong sân bay Trà Nóc. Đoàn 22 xin 10 chiếc!”. Cụ nói ngay: “Viết công văn, tôi ký”. Tôi trình công văn đã in sẵn, cụ viết thêm dòng chữ trên đầu công văn gửi Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 và ký luôn.

Sau đó, tôi được Đại tá Phan Tử Quang dẫn đến gặp Trung tướng Lê Đức Anh và được giải quyết ngay. Tôi mừng quá, không ngờ công việc xuôi chảy chóng vánh như vậy. Đoàn 22 đã có thêm phương tiện để triển khai phương án thăm dò địa chấn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả khảo sát địa chấn và trọng lực đã khoan các giếng tìm kiếm đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đi đến kết luận là trên đất liền đồng bằng ít có khả năng tìm thấy dầu khí. Việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở đây dừng lại và bắt đầu công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển.
Câu chuyện ngày đầu đi tìm dầu khí (Kỳ cuối)Câu chuyện ngày đầu đi tìm dầu khí (Kỳ cuối)
Câu chuyện ngày đầu đi tìm dầu khí (Kỳ 2)Câu chuyện ngày đầu đi tìm dầu khí (Kỳ 2)
Câu chuyện ngày đầu đi tìm dầu khí (Kỳ 1)Câu chuyện ngày đầu đi tìm dầu khí (Kỳ 1)

TSKH Trương Minh - nguyên Phó viện trưởng Viện Dầu khí

]]>
https://petrotimes.vn/ngay-dau-di-tim-dau-khi-nhung-chuyen-khong-bao-gio-quen-tiep-theo-va-het-626487.html Mon, 22 Nov 2021 13:00:37 +0700
https://petrotimes.vn/tieu-ban-hoa-che-bien-dau-khi-va-voi-tieu-ban-kinh-te-tai-chinh-phoi-hop-to-chuc-ky-hop-lan-thu-2-632600.html Tiểu ban Hóa Chế biến dầu khí và với Tiểu ban Kinh tế Tài chính phối hợp tổ chức kỳ họp lần thứ 2 Ngày 12 11 Tiểu ban Hóa Chế biến dầu khí phối hợp với Tiểu ban Kinh tế Tài chính – Hội đồng khoa học Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức kỳ họp lần thứ 2 nhiệm kỳ 2020 2022 theo hình thức trực tuyến Chủ trì kỳ họp có Tiến sĩ Lê Xuân Huyên – Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ Tập đoàn, Th.S Bùi Minh Tiến – Thành viên HĐTV Tập đoàn, bà Bùi Thị Nguyệt – Trưởng Ban Kiểm soát Nội bộ Tập đoàn ; ông Cao Hoài Dương – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PVOIL; cùng các Cố vấn HĐ KHCN Petrovietnam, các thành viên hai tiểu ban Hóa – Chế biến dầu khí và Kinh tế - Tài chính, lãnh đạo các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lọc hóa dầu.

Tiểu ban Hóa - Chế biến dầu khí và với Tiểu ban Kinh tế - Tài chính phối hợp tổ chức kỳ họp lần thứ 2
Tiến sĩ Lê Xuân Huyên phát biểu tại kỳ họp

Tại kỳ họp thứ 2, các đại biểu đã tham gia thảo luận 5 chuyên đề gồm: Tổng quan Thị trường Dầu khí năm 2021 và các dự báo năm 2022; Kinh nghiệm chuyển đổi hoạt động/thích ứng của các NOCs dưới tác dụng của xu hướng chuyển dịch năng lượng; Kinh nghiệm chuyển đổi từ Công ty Dầu khí sang Công ty Năng lượng của Tập đoàn Ørsted; Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải và chất lượng sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam; định hướng chiến lược phát triển của PVOIL dưới tác động của xu hướng chuyển dịch năng lượng và Thực trạng kết nối chuỗi giữa các đơn vị của Tập đoàn, cơ hội và khó khăn thách thức đối với lĩnh vực hoá, chế biến dầu khí.

Các đại biểu tham dự kỳ họp đã thảo luận sôi nổi về các chuyên đề có tính chiến lược và các thách thức cụ thể trong quá trình chuyển dịch năng lượng của Tập đoàn cũng như đưa ra nhiều kinh nghiệm và dự báo xu hướng năng lượng thế giới.

Tiến sĩ Đinh Văn Sơn - nguyên Thành viên HĐTV Tập đoàn, Cố vấn HĐ KHCN Tập đoàn thảo luận tại kỳ họp.
Tiểu ban Hóa   Chế biến dầu khí và với Tiểu ban Kinh tế - Tài chính phối hợp tổ chức kỳ họp lần thứ 2
Tiểu ban Hóa   Chế biến dầu khí và với Tiểu ban Kinh tế - Tài chính phối hợp tổ chức kỳ họp lần thứ 2
Tiểu ban Hóa   Chế biến dầu khí và với Tiểu ban Kinh tế - Tài chính phối hợp tổ chức kỳ họp lần thứ 2
Hình ảnh tại các điểm cầu trực tuyến

Phát biểu tổng kết kỳ họp, Tiến sĩ Lê Xuân Huyên đánh giá cao các đơn vị như Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Ørsted tại Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Ban Công nghiệp Khí & Lọc Hóa dầu đã chuẩn bị và đem đến kỳ họp các chuyên đề chuyên sâu, nhiều thông tin hữu ích và sát với thực tế chuyển động của ngành dầu khí thế giới. Tiến sĩ Lê Xuân Huyên khẳng định xu thế tất yếu của chuyển dịch năng lượng đã và đang cho thấy những cơ hội cũng như khó khăn thách thức đối với lĩnh vực hóa, chế biến dầu khí của Tập đoàn.

Theo đó, để có thể phát triển bền vững, các đơn vị trong lĩnh vực hóa – chế biến dầu khí cần nỗ lực kết nối chặt chẽ hơn nữa trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí nói chung và lĩnh vực hóa chất – chế biến dầu khí nói riêng. Tiến sĩ Lê Xuân Huyên cũng yêu cầu các đơn vị cần nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, làm rõ về nguồn các thông tin dự báo về giá dầu, xu hướng dịch chuyển năng lượng và phải đưa ra được dự báo của chính ngành dầu khí Việt Nam.

Tùng Dương

Hội thảo về BDSC các nhà máy chế biến dầu khí: Chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phát triển Hội thảo về BDSC các nhà máy chế biến dầu khí: Chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phát triển
Petrovietnam và Honeywell UOP tổ chức hội thảo trực tuyến về hóa dầu Petrovietnam và Honeywell UOP tổ chức hội thảo trực tuyến về hóa dầu
Tối ưu hóa năng lượng và công nghệ tại các nhà máy chế biến dầu khí Tối ưu hóa năng lượng và công nghệ tại các nhà máy chế biến dầu khí
]]>
https://petrotimes.vn/tieu-ban-hoa-che-bien-dau-khi-va-voi-tieu-ban-kinh-te-tai-chinh-phoi-hop-to-chuc-ky-hop-lan-thu-2-632600.html Sat, 13 Nov 2021 12:55:30 +0700
https://petrotimes.vn/can-ung-xu-dac-biet-voi-nganh-dau-khi-515783.html Cần ứng xử đặc biệt với ngành Dầu khí Dầu khí là ngành kinh tế kỹ thuật đặc biệt gắn liền với chiến lược phát triển đất nước vì vậy cần có cách ứng xử đặc biệt Đó là nhận định của TS Ngô Thường San Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam PV: Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ông đánh giá như thế nào về tình hình thăm dò, khai thác - khâu đầu của ngành Dầu khí hiện nay?

can ung xu dac biet voi nganh dau khi
TS Ngô Thường San

TS Ngô Thường San: Tốc độ suy giảm sản lượng dầu trong những năm gần đây diễn ra rất nhanh, giá dầu thô dao động mạnh ở mức thấp khó dự báo, tạo nhiều bất cập, khiến nguồn tài chính của PVN ngày càng eo hẹp, phần Nhà nước để lại bị giới hạn, không đủ để đầu tư phát triển. Nguồn lực hạn hẹp, phân tán, thiếu thể chế để các doanh nghiệp trong ngành hỗ trợ lẫn nhau nên các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, những điều khoản ưu đãi của Luật Dầu khí sửa đổi 2008 không còn đủ hấp dẫn các nhà dầu tư trong bối cảnh giá dầu biến động, không khuyến khích đầu tư vào các mỏ nhỏ, mỏ cận biên kinh tế và các mỏ đang ở thời kỳ khai thác tận thu hồi.

Do thiếu vốn thăm dò nên xảy ra sự mất cân đối trầm trọng giữa gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác, xảy ra hiện tượng “tiêu lạm vào dự trữ”. Nhiều mỏ dầu truyền thống chủ lực đóng góp sản lượng quan trọng cho PVN sau 20-30 năm khai thác như Bạch Hổ, Sư Tử, Rạng Đông, Lan Tây cung cấp trên 500 triệu tấn dầu quy đổi đã qua giai đoạn khai thác đỉnh, sản lượng khai thác hiện nay đang suy giảm, đòi hỏi phải đầu tư thêm các giải pháp công nghệ tận thu hồi dầu, khoan bổ sung để tận khai thác, trong khi các mỏ mới được đưa vào khai thác chậm do thiếu vốn và vướng mắc các thủ tục đầu tư.

Việc thực thi các hợp đồng dầu khí nước ngoài bị chi phối bởi 3 bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, các luật: Đầu tư, Đầu tư công, Xây dựng cơ bản, Quản lý vốn Nhà nước và Nghị định đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, nên quy trình rắc rối, khó thực hiện, kéo dài, gây nguy cơ rủi ro về pháp lý cho người thực hiện. Đặc thù của hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí là sự rủi ro cao do những bất cập về tiềm năng của lòng đất, an ninh địa chính trị, biến động giá dầu, vì thế không thể điều tiết bởi Luật Xây dựng cơ bản như hiện nay.

can ung xu dac biet voi nganh dau khi
Cụm giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ

PV: Hoạt động thăm dò, khai thác sụt giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực dịch vụ dầu khí, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao. Ông có thể cho biết, lĩnh vực này đối diện với những thách thức hiện hữu như thế nào?

TS Ngô Thường San: Sự thu hẹp hoạt động thăm dò, khai thác trong nước kéo theo sự sụt giảm khối lượng dịch vụ và sự tăng trưởng không bền vững trong toàn ngành. Dòng tiền “PetroDollars” từ nguồn dầu Việt Nam bị chảy ra nước ngoài khi các doanh nghiệp dịch vụ trong nước “đói” việc. Khi tham gia các hợp đồng ngoài nước thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt do các khoản quy định bảo hộ nội địa của nước chủ nhà.

Trong khi đó, những bất cập trong các quy định trong Luật Đấu thầu 2013 dường như đang tạo ưu tiên cho dịch vụ nước ngoài, nhưng lại hạn chế sự phát triển dịch vụ trong nước (chủ yếu của ngành Dầu khí Việt Nam), đặc biệt đối với các công trình do PVN đầu tư.

PV: Ông nhận định thế nào về việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất?

TS Ngô Thường San: Dầu khí không chỉ là ngành năng lượng mà quan trọng là ngành công nghiệp chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng và sản phẩm đa dạng cho nhu cầu dân sinh, vì thế cần bảo đảm điều kiện cho sự phát triển ngành hóa dầu trong PVN, cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm lọc dầu theo chuẩn quốc tế khi hội nhập. Đó cũng là lý do mà việc nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là sự sống còn sau năm 2020. Vì thế cần có giải pháp về nguồn vốn, trong đó có sự bảo lãnh của Chính phủ.

PV: Rất nhiều khó khăn như vậy, theo ông đâu là tiềm năng và động lực phát triển của PVN trong giai đoạn tới?

TS Ngô Thường San: Trữ lượng thu hồi hiện tại ở cấp 2P (xác minh và có khả năng) theo thống kê khoảng 700 triệu m3 thu hồi dầu quy đổi, tập trung chỉ riêng và chủ yếu ở các bể truyền thống. Quỹ trữ lượng này có thể bảo đảm an toàn cho quy mô sản lượng hàng năm khoảng 25-28 triệu m3 dầu quy đổi khai thác trong 20-25 năm với điều kiện là việc phát triển và xây dựng mỏ phải bảo đảm tiến độ.

Nguồn thu và tạo vốn đầu tư chủ yếu của PVN trong kế hoạch nhiều năm tới là từ dầu thô và khí đốt khai thác trong nước quy mô mỏ nhỏ (trừ 2 mỏ Cá Voi Xanh và Lô B) điều kiện khai thác khó khăn, rủi ro an ninh lớn, chi phí cao, thời gian đưa mỏ vào khai thác kéo dài 7-9 năm, có khi hơn, đặc biệt với các mỏ khí.

Cùng với đó, công nghiệp khí trong chuỗi giá trị sẽ là động lực phát triển ngành Dầu khí sau năm 2020. Các bể chứa dầu khí vùng nước sâu, xa bờ trên thềm lục địa Việt Nam là đối tượng tiềm năng cho sự phát triển dài hạn của PVN. Nguồn nhân lực kỹ thuật cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm của PVN hiện nay là động lực quan trọng để ngành Dầu khí phát triển ổn định.

PV: Là người đứng đầu Hội Dầu khí Việt Nam, một Hội có vai trò quan trọng trong tư vấn, phản biện cho ngành Dầu khí, ông có kiến nghị gì muốn gửi đến các cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho ngành Dầu khí vượt qua thách thức, phát triển bền vững?

TS Ngô Thường San: Theo tôi, cần bổ sung, điều chỉnh Luật Dầu khí 2008 và các văn bản dưới luật phù hợp với thực tiễn kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước, kích thích đầu tư nước ngoài tận khai thác các mỏ đang suy giảm, nâng cao hệ số thu hồi dầu, đầu tư phát triển các mỏ cận biên kinh tế, các vùng khó khăn nước sâu, xa bờ.

Trong khi chờ sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí, Chính phủ, Bộ Công Thương cần sớm ban hành “quy định tạm thời” mang tính pháp quy bổ sung quy định về phân cấp và xét duyệt trữ lượng nhằm rút ngắn lộ trình xét duyệt và đưa các mỏ dầu, khí vào khai thác sớm; đơn giản hóa quy trình và các thủ tục xét duyệt, có cơ chế ưu đãi (tài chính, thuế) cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước (PVEP) nhằm kích thích phát triển các mỏ nhỏ, cận biên, đầu tư khoa học công nghệ tăng hệ số thu hồi dầu.

Bên cạnh đó, trong Luật Đấu thầu có nhiều điều khoản không phù hợp với đặc thù ngành Dầu khí cần điều chỉnh bổ sung để phát huy nội lực các dịch vụ chuyên ngành trong nước, tạo sức cạnh tranh.

Dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, gắn liền với chiến lược phát triển đất nước, liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm sự tự chủ về nhiên liệu, nguồn năng lượng sạch, nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế như nông nghiệp (phân bón), hóa dầu (nhựa và sản phẩm tiêu dùng chất dẻo), nguyên liệu xuất xứ nội địa cho các ngành dệt may, da giày, các sản phẩm hóa chất…, đặc biệt là động lực phát triển kinh tế vùng, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, đóng góp ngân sách Nhà nước.

Bất cứ quốc gia nào cũng đều nắm giữ những phần cốt lõi và có Luật Dầu khí cho công ty dầu khí quốc gia của họ, vì dầu khí là ngành kinh tế đặc biệt nên phải có cách ứng xử đặc biệt riêng đối với nó. Các nước còn xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ hoàn chỉnh cho toàn chuỗi giá trị dầu khí, chứ không riêng lĩnh vực hợp tác đầu tư trong thăm dò, khai thác. Theo tôi, Luật Dầu khí của Việt Nam cũng nên bao trùm, điều chỉnh toàn chuỗi giá trị dầu khí.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Cần bổ sung, điều chỉnh Luật Dầu khí 2008 và các văn bản dưới luật phù hợp với thực tiễn kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước, kích thích đầu tư nước ngoài tận khai thác các mỏ đang suy giảm, nâng cao hệ số thu hồi dầu, đầu tư phát triển các mỏ cận biên kinh tế...
can ung xu dac biet voi nganh dau khi Ghi nhận nhiều khó khăn, thách thức với ngành Dầu khí
can ung xu dac biet voi nganh dau khi Định vị vai trò của ngành Dầu khí
]]>
https://petrotimes.vn/can-ung-xu-dac-biet-voi-nganh-dau-khi-515783.html Mai Phương Tue, 09 Nov 2021 02:00:09 +0700
https://petrotimes.vn/ky-3-chia-khoa-dan-den-thanh-cong-614707.html Kỳ 3 Chìa khóa dẫn đến thành công Để đưa Dự án Biển Đông 01 đến thành công như ngày hôm nay công tác nghiên cứu cải tiến phát triển và hoàn thiện các giải pháp sáng tạo về khoa học và công nghệ của Cụm công trình Nghiên cứu phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam là phần cốt lõi cấu thành không thể thiếu Hầu hết các vỉa ở mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh có nhiệt độ cao và áp suất rất cao (HPHT) với nhiệt độ đáy giếng/áp suất đáy giếng từ 150oC/680atm (10.000 psia) đến 205oC/918atm (13.500 psia). Mà khi khoan, nhiệt độ dung dịch tuần hoàn cao làm giảm tuổi thọ của các vật liệu cao su trong bộ đối áp (BOP). Nhiệt độ cao cũng làm giảm mạnh tuổi thọ các thiết bị điện tử dùng để đo đạc thông số khoan, đo địa vật lý, đo chế độ khai thác của giếng. Sự giãn nở nhiệt của chất lưu cũng gây ra áp suất rất lớn trong các khoảng không lòng giếng (vành xuyến) trong quá trình vận hành khai thác. Cấu tạo địa chất cực kỳ phức tạp này đòi hỏi những người trực tiếp tham gia phải nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới, đồng thời tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, thuộc tất cả các lĩnh vực về địa chất - công nghệ mỏ, thiết kế, xây lắp, khoan - hoàn thiện giếng, cuối cùng là vận hành khai thác hiệu quả dự án trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao, khu vực nước sâu xa bờ, khí hậu hải dương khắc nghiệt...

Theo Tiến sĩ Ngô Hữu Hải – Tổng Giám đốc BIENDONG POC, Cụm công trình “Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam” là phần cốt lõi cấu thành không thể thiếu, bao gồm rất nhiều các giải pháp khoa học công nghệ mới được nghiên cứu phát triển và áp dụng trong quá trình thực hiện dự án Biển Đông 01. Đây là một hệ thống các giải pháp có hàm lượng chất xám cao, có giá trị đặc biệt về cả khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng cho sự phát triển của khoa học dầu khí. Tổng thể các giải pháp trong Cụm công trình nghiên cứu này có thể chia làm 4 tổ hợp, tương ứng 4 giai đoạn của Dự án.

(Kỳ 3) Chìa khóa dẫn đến thành công
Giàn xử lý trung tâm PQP-HT và giàn WHP-HT1.

Tổ hợp đầu tiên là nghiên cứu, phát triển các giải pháp để lựa chọn vị trí giếng khoan sao cho phù hợp với điều kiện địa chất phức tạp của vùng mỏ, tăng tỷ lệ thành công trong khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác. Các kỹ sư tham gia dự án phải nghiên cứu các giải pháp công nghệ về xử lý tài liệu địa chấn, các phương pháp phân tích địa chấn đặc biệt, các phương pháp địa chất... từ đó đưa ra những dự báo rủi ro, cũng như điều hành quá trình khoan giếng sao cho diễn ra an toàn trong điều kiện áp suất lớn, cùng các giải pháp tối ưu việc quản lý khai thác mỏ.

Tiếp đến là nghiên cứu, phát triển công nghệ khoan và hoàn thiện giếng khoan nhằm đảm bảo an toàn trong khi thi công khoan và giảm chi phí khoan. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp thiết kế kỹ thuật của giếng khoan trong vùng áp suất cao và nhiệt độ cao, xây dựng quy trình thi công chuẩn và rất nhiều quy trình, quy chuẩn khác để bảo đảm các giếng khoan sẽ được thi công một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn này, đặc biệt phải kể đến các giải pháp phát triển đóng mới giàn khoan tiếp trợ nửa chìm nửa nổi đầu tiên trên thế giới (Semi-TAD 15K PV DRILLING V) (đã đề cập tại kỳ trước). Sau đó là giải pháp chuyển đổi hệ thống đầu giếng ngầm thân lớn sang hệ thống đầu giếng nổi thân lớn cho giàn đầu giếng cố định, để áp dụng cho công tác thiết kế, đóng mới và vận hành các giàn đầu giếng Hải Thạch (WHP-HT1) và Mộc Tinh (WHP-MT1). Các chuyên gia của dự án cũng nghiên cứu đưa ra giải pháp cải tiến kỹ thuật của hỗn hợp xi măng khô hệ Well-Life, sử dụng cho giếng khoan áp suất cao nhiệt độ cao và các nhóm giải pháp hoàn thiện giếng khoan.

(Kỳ 3) Chìa khóa dẫn đến thành công
Giàn khoan PV DRILLING V.

Nói riêng về hệ thống đầu giếng nổi. Hệ thống này, trong bản vẽ trông giống một cây thông với cành chĩa lên trời, nên được gọi là “cây thông ngầm”. Cũng phải nói thêm, hệ thống đầu giếng ngầm kiểu cây thông khai thác có thể vận hành với điều kiện nhiệt độ và áp suất như ở mỏ Hải Thạch-Mộc Tinh lên đến 175oC và 850atm (12.500 psia) là không tồn tại tại thời điểm năm 2009 và chưa có nhà cung cấp đầu giếng nào có thể khẳng định đến bao giờ họ mới phát triển hoàn chỉnh hệ thống này để cung cấp cho BIENDONGPOC. Vì vậy, ban lãnh đạo dự án Biển Đông 01 đã phải tự tổ chức thực hiện nghiên cứu, sau đó là mạnh dạn đề xuất sử dụng phương án “đầu giếng và cây thông bề mặt” được phát triển từ công nghệ đầu giếng ngầm (Big bore system) để vừa đáp ứng được yêu cầu vận hành cũng như yêu cầu thiết kế giếng theo kiểu “big bore” được kế thừa từ các tập đoàn dầu khí đa quốc gia khác như Total, Exxon…

Bên cạnh đó, giải pháp cải tiến kỹ thuật của hỗn hợp xi măng khô hệ Well-Life cũng là một thành công rất lớn của nhóm tác giả thuộc BIENDONG POC, khi đã nghiên cứu sản xuất thành công một loại xi măng biết “giãn nở, co ngót” theo sự thay đổi của nhiệt độ để trám lỗ khoan. Nhóm cán bộ kỹ thuật đã nghiên cứu và thử nghiệm pha trộn các chất phụ gia để có được loại xi măng này. Xi măng thì không thiếu, nhưng chất phụ gia là gì, tỷ lệ pha trộn bao nhiêu, lại là chuyện cực kỳ phức tạp. Phải mất gần nửa năm cùng với các chuyên gia nước ngoài thí nghiệm, rồi mang tới các trung tâm danh tiếng nhất thế giới để kiểm nghiệm trong những điều kiện nhiệt độ, áp suất còn khắt khe hơn cả ở Hải Thạch - Mộc Tinh. Kết quả là, cho đến tận thời điểm bây giờ, các giếng khai thác của Dự án Biển Đông 01 đang vận hành rất an toàn, điều đó minh chứng cho việc thiết kế là cực chuẩn, chất lượng thiết bị hoàn toàn bảo đảm.

Giàn xử lý trung tâm PQP-HT

Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu, lựa chọn tối ưu các giải pháp thiết kế, xây dựng mỏ, khẳng định phương án phát triển “giàn khoan Semi TAD 15K + đầu giếng khai thác bề mặt + tàu chứa FSO (*)” là lời giải đúng cho bài toán phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh. Cuối cùng là nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống quản lý vận hành/bảo dưỡng thiết bị khai thác. Những giải pháp này đã giải quyết được những vấn đề cốt lõi về công nghệ vận hành và bảo trì thiết bị cho các giàn WHP-HT1 và WHP-MT1 khi hoạt động khai thác trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao. Ngoài ra, nhóm tác giả dự án cũng xây dựng hơn 850 quy trình/hướng dẫn vận hành và quản lý thiết bị khai thác; tự lực và làm chủ công nghệ, quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống công nghệ khai thác tiên tiến an toàn, liên tục, hiệu quả.

(Kỳ 3) Chìa khóa dẫn đến thành công
Giàn khai thác Mộc Tinh (WHP-MT1).

Trong mỗi tổ hợp các giải pháp kể trên đã có 60 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và khoa học công nghệ, 01 sách chuyên khảo, 41 sáng kiến và hơn 300 cải tiến kỹ thật được các cấp ghi nhận, đạt được các giải thưởng trong suốt thời gian triển khai thi công và vận hành công trình. Có thể nói, cụm công trình đã tạo ra hệ thống các giải pháp có giá trị rất cao về cả khoa học và công nghệ, không chỉ áp dụng cho Dự án Biển Đông 01 mà còn đóng góp quan trọng cho khoa học dầu khí, nhằm phát triển các dự án khai thác nước sâu xa bờ khác về sau này.

(*) Đóng góp vào thành công Dự án Biển Đông 01 không thể không nhắc đến Dự án Kho nổi FSO PTSC BIENDONG 01 do Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) trực tiếp đầu tư, thực hiện từ khâu thiết kế, giám sát đóng mới, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và đưa vào khai thác.

Kho nổi FSO PTSC BIENDONG 01 là tàu chứa condensate trên biển không tự hành (không có động cơ), dài 171,50 m; rộng 32,40m, cao 18,20m, mớn nước 12,60m, trọng tải toàn phần 55.000 tấn, có tổng mức đầu tư 150 triệu USD, được đóng mới hoàn toàn tại Nhà máy đóng tàu Sungdong Hàn Quốc, trang bị nhiều thiết bị hiện đại với nhiều tính năng vượt trội phục vụ cho việc khai thác dầu khí ngoài khơi.

(Kỳ 3) Chìa khóa dẫn đến thành công
Kho nổi FSO PTSC BIENDONG 01

Kho nổi FSO PTSC BIENDONG 01 có nhiệm vụ tàng trữ và xuất bán condensate cho cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh với công suất lớn và sức chứa đến 350.000 thùng. Trung bình hằng năm, FSO PTSC BIENDONG 01 thực hiện hơn 12 lần xuất bán dầu với tổng khối lượng dầu ước tính lên tới nhiều triệu thùng mỗi năm, mang lại doanh thu rất lớn cho BIENDONG POC.

Khác với những dự án kho chứa nổi đang hoạt động ngoài khơi Việt Nam hiện nay, kho nổi FSO PTSC Biển Đông 01 có sức chứa lên đến 350.000 thùng và được biết đến với hệ thống neo đặc biệt, hệ thống neo bên trong thân tàu (internal turret). Hệ thống neo này giúp kho nổi hoạt động ngoài khơi vùng biển Việt Nam 20 năm mà không phải vào bờ sửa chữa, bảo dưỡng lớn, đặc biệt trong môi trường hoạt động có rất nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro tại vùng mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh.

Dự án đầu tư đóng mới FSO PTSC BIENDONG 01 - kho nổi đầu tiên sử dụng hệ thống neo hiện đại và phức tạp này cũng đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự phát triển của PTSC trong việc làm chủ công nghệ, trình độ quản lý và phát triển dịch vụ dầu khí đặc thù này.

]]>
https://petrotimes.vn/ky-3-chia-khoa-dan-den-thanh-cong-614707.html Trúc Lâm Thu, 22 Jul 2021 00:55:54 +0700
https://petrotimes.vn/ky-2-chinh-phuc-hai-thach-moc-tinh-614704.html Kỳ 2 Chinh phục Hải Thạch Mộc Tinh Dự án Biển Đông 01 là dự án phát triển các mỏ khí – condensate tại các Lô 05 2 và 05 3 thuộc bể Nam Côn Sơn trên thềm lục địa Việt Nam Sự phức tạp về địa chất khó khăn về kỹ thuật của dự án đã từng khiến nhà thầu dầu khí danh tiếng trên thế giới là BP phải bỏ cuộc sau khi mất 9 năm nghiên cứu và tiêu tốn hơn 500 triệu USD Vậy mà những người thợ dầu khí Việt Nam sau khi tiếp nhận lại thực hiện hết sức thành công Khai thác khí và dầu trong điều kiện đặc biệt đưa Việt Nam ngang tầm thế giớiKhai thác khí và dầu trong điều kiện đặc biệt đưa Việt Nam ngang tầm thế giới 12 năm kỳ tích Biển Đông12 năm kỳ tích Biển Đông Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào thành công của Dự án Biển Đông 01Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào thành công của Dự án Biển Đông 01 Cùng “khủng long biển” chế ngự đại dươngCùng “khủng long biển” chế ngự đại dương Cơ khí chế tạo dầu khí tiếp tục khẳng định bản lĩnh trong giai đoạn hội nhậpCơ khí chế tạo dầu khí tiếp tục khẳng định bản lĩnh trong giai đoạn hội nhập

Cách thành phố Vũng Tàu 320km về phía Đông Nam, Nam Côn Sơn là một trong những bồn trũng có tiềm năng dầu khí lớn với diện tích khoảng 100.000km2. Trong những năm từ 1992 đến 2008, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò tại 2 mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh thuộc lô 05-2 và 05-3 trong vùng bồn trũng Nam Côn Sơn liên tục được thực hiện bởi Tập đoàn BP và tổ hợp các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Với những điều kiện đặc biệt phức tạp về mặt địa chất, kỹ thuật, kinh tế và các nguyên nhân khác tại khu vực này mà các đối tác nước ngoài đã quyết định rút lui sau 17 năm hoạt động, chuyển giao toàn bộ quyền lợi dự án cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Trong bối cảnh đan xen giữa cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, với quyết tâm chinh phục dự án, Petrovietnam đã thành lập Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC). Nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Petrovietnam, BIENDONG POC đã tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực, bắt tay vào triển khai công tác phát triển mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh, từng bước chinh phục các cột mốc quan trọng của Dự án.

Tiến sĩ Ngô Hữu Hải, Tổng Giám đốc BIENDONG POC chia sẻ: Các mỏ thuộc khu vực Lô 05-2 và 05-3 nằm ở khu vực nước sâu xa bờ, điều kiện địa chất mỏ rất phức tạp, áp suất cao – nhiệt độ cao và hầu hết những giếng khoan thăm dò trước đây đều gặp sự cố phải hủy giếng do gặp phải các khó khăn trong quá trình thi công. Do đó để phát triển thành công dự án đòi hỏi phải nghiên cứu, phát triển công nghệ đồng thời tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp thuộc các lĩnh vực về địa chất/công nghệ mỏ, phát triển, khoan/hoàn thiện giếng và vận hành khai thác hiệu quả các mỏ khí – condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp như áp suất cao, nhiệt độ cao khu vực nước sâu xa bờ, khí hậu – hải dương khắc nghiệt.

Cụm công trình này là phần cốt lõi cấu thành không thể thiếu bao gồm các giải pháp khoa học công nghệ mới được nghiên cứu phát triển và áp dụng hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án Biển Đông 1 - là đặc biệt xuất sắc, lần đầu tiên trong khu vực và trên thế giới. Phát triển dự án thành công và vận hành một cách an toàn, liên tục, hiệu quả và đạt cường độ khai thác cao cho đến ngày hôm nay là thành tựu hết sức to lớn của Ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

(Kỳ 2) Niềm tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam
Kho nổi chứa và xuất dầu FSO PTSC BIENDONG 01.

Thời điểm đó, Biển Đông 01 là dự án xây dựng trên biển được thiết kế hiện đại nhất, quy mô nhất ở Đông Nam Á. Dự án bao gồm việc đầu tư thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo và lắp đặt 2 giàn khai thác đầu giếng tại 2 mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch (WHP-MT1, WHP-HT1), mỗi giàn có khối lượng 14.000 tấn; 1 giàn xử lý trung tâm đặt tại mỏ Hải Thạch (PQP-HT) có khối lượng lên đến 30.000 tấn cấu kiện sắt thép và thiết bị. Dự án còn bao gồm việc xây dựng toàn bộ hệ thống đường ống nối từ giàn đầu giếng vào hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và hệ thống đường ống vận chuyển, cáp điện và cáp điều khiển nội mỏ; khoan 16 giếng khoan khai thác. Petrovietnam, BIENDONG POC cùng các nhà thầu Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE), Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã tận dụng mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ tất cả các công đoạn thiết kế, chế tạo, xây lắp và khoan... Đặc biệt, việc đóng mới giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm Semi-TAD 15K (PV DRILLING V) đã góp phần quan trọng vào thành công của dự án.

Thời điểm năm 2009, Việt Nam không có một giàn khoan nào có thể đáp ứng được điều kiện khoan ở mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh. Vì vậy, PV Drilling đã đề ra hai phương án, hoặc thuê giàn khoan nước ngoài, hoặc đóng mới một giàn khoan phù hợp. Trên thế giới lúc đó có tổng cộng bảy giàn TAD tương tự như PV DRILLING V hiện tại, song không có một giàn nào đáp ứng được điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao ở Hải Thạch - Mộc Tinh, cho nên nếu thuê về, phải tiến hành cải hoán mới có thể sử dụng được. Chi phí thuê giàn này mỗi ngày khoảng 500 nghìn USD.

Sau khi lãnh đạo dự án bàn bạc, cân nhắc tỉ mỉ các phương án, quyết định cuối cùng được đưa ra là đóng mới giàn TAD. Đây là phương án mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất, chi phí chỉ bằng khoảng một nửa so với thuê và cải hoán giàn đã có. Không những thế, việc đóng mới giàn TAD không chỉ để phục vụ riêng cho Dự án Biển Đông 01 mà còn được tính đến đường dài sau đó. Đây cũng chính là xuất phát điểm của việc ra đời giàn PV DRILLING V.

Giàn PV DRILLING V là thế hệ giàn TAD hiện đại nhất thế giới hiện nay với nhiều thiết bị, công nghệ mới, phức tạp để khoan các giếng khoan nhiệt độ cao, áp suất cao. Công suất thiết bị chống phun (BOP) được thiết kế với áp suất làm việc lên đến 15.000 psi (tương đương 1.020 atm) là thách thức lớn của công nghệ khoan dầu khí hiện nay. Ngoài ra, tải trọng của tháp khoan thiết kế lên đến 1.500.000 lbs để có thể thực hiện được các giếng khoan đến độ sâu 30.000 ft (tương đương 9.100 m), trong điều kiện độ sâu mực nước biển lên đến 4.000 ft (1.200 m). Khi PV Drilling đặt mua một số thiết bị để đóng giàn, phía đối tác tỏ ra bất ngờ vì không ngờ trên thế giới lại có những điều kiện khoan đòi hỏi loại thiết bị công nghệ cao đến vậy. Để phù hợp, đối tác này phải quay lại nghiên cứu và nâng cấp sản phẩm hiện có của mình để nhằm đáp ứng yêu cầu đóng giàn của PV Drilling.

1.	Giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm Semi-TAD 15K PV DRILLING-V
Giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm Semi-TAD 15K PV DRILLING-V

Năm 2011, BIENDONG POC cùng các nhà thầu đã hoàn thành lắp đặt giàn đầu giếng tại mỏ Mộc Tinh (WHP-MT1, 08/10/2011); hoàn thành đóng mới giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm PV DRILLING V và đưa về vị trí mỏ chuẩn bị cho chiến dịch khoan (25/10/2011).

Năm 2012, hoàn thành lắp đặt giàn đầu giếng tại mỏ Hải Thạch (WHP-HT1, 26/06/2012) cùng đường ống xuất khí 20” kết nối với đường ống Nam Côn Sơn 1 (NCSP, 18/12/2012), cũng như hoàn thành lắp đặt giàn xử lý trung tâm tại mỏ Hải Thạch (PQP-HT, 10/10/2012).

Năm 2013, hoàn thành đóng mới tàu chứa condensate tại mỏ Hải Thạch (FSO PTSC BIENDONG 01, 04/06/2013); lắp đặt đường ống 3 pha 12” kết nối từ mỏ Mộc Tinh về mỏ Hải Thạch (13/06/2013) và đón dòng condensate đầu tiên tới FSO (07/08/2013), đón dòng khí thương mại đầu tiên (06/09/2013).

Năm 2016, Dự án đã hoàn thành thi công khoan 16 giếng khai thác áp suất cao, nhiệt độ cao tuyệt đối an toàn, nhanh hơn so với kế hoạch, tiết kiệm hơn so với mức chi phí đã được phê duyệt.

Trải qua rất nhiều khó khăn thách thức, Dự án Biển Đông 01 đã đạt được thành công rực rỡ, trở thành một dấu son mới của ngành Dầu khí Việt Nam trong việc phát triển thành công một dự án khí – condensate có quy mô rất lớn tầm cỡ thế giới, trong điều kiện mỏ đặc biệt phức tạp, nhiệt độ cao, áp suất cao, nước sâu – cận sâu, xa bờ với một tiến độ vô cùng ấn tượng. BIENDONG POC trở thành nhà cung cấp khí đứng thứ 2 của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, đóng góp một phần vô cùng quan trọng cho việc ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Tiến sĩ Ngô Hữu Hải, Tổng Giám đốc BIENDONG POC nhấn mạnh, lượng khí khai thác từ hai mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh đã góp phần bổ sung quan trọng cung cấp cho các nhà máy điện - đạm tại khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh sản lượng khai thác khí bị suy giảm nghiêm trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển hệ thống khí - điện/ đạm cho nước nhà. Sản lượng khai thác liên tục trung bình 2 tỷ mét khối và 2,5 triệu thùng condensate mỗi năm.

(Kỳ 2) Niềm tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam
Người lao động BIENDONG POC trên giàn PQP-HT.

Sau gần 8 năm khai thác, cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh đã mang về hơn 14,8 tỷ m3 khí và hơn 23,8 triệu thùng condensate, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Tính đến ngày 28/6/2021, doanh thu của Dự án đạt 3,880 tỷ đô la Mỹ, nộp ngân sách hơn 957 triệu đô la Mỹ. Dự tính đến hết đời mỏ, doanh thu của dự án mang lại ước đạt hơn 7,5 tỷ đô la Mỹ, thuế nộp cho Nhà nước ước đạt 1,5 tỷ đô la Mỹ."

(còn tiếp)

]]>
https://petrotimes.vn/ky-2-chinh-phuc-hai-thach-moc-tinh-614704.html Trúc Lâm Tue, 29 Jun 2021 03:07:49 +0700
https://petrotimes.vn/ky-1-du-an-bien-dong-01-noi-ma-long-yeu-nghe-va-tinh-yeu-nuoc-da-duoc-the-hien-614702.html Kỳ 1 Dự án Biển Đông 01 nơi mà lòng yêu nghề và tình yêu nước đã được thể hiện Để đưa Dự án Biển Đông 01 đi đến thành công ngoài nỗ lực vượt bậc sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông BIENDONG POC các đối tác nhà thầu PTSC các giải pháp sáng tạo về khoa học và công nghệ trong Cụm công trình Nghiên cứu phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam là phần cốt lõi cấu thành không thể thiếu Khai thác khí và dầu trong điều kiện đặc biệt đưa Việt Nam ngang tầm thế giớiKhai thác khí và dầu trong điều kiện đặc biệt đưa Việt Nam ngang tầm thế giới 12 năm kỳ tích Biển Đông12 năm kỳ tích Biển Đông Petrovietnam - 45 năm sứ mệnh tìm dầuPetrovietnam - 45 năm sứ mệnh tìm dầu Đón Tết giữa trùng khơi: Hải Thạch vững niềm tin, biển đảo phải giữ gìn, sản xuất cần liên tụcĐón Tết giữa trùng khơi: Hải Thạch vững niềm tin, biển đảo phải giữ gìn, sản xuất cần liên tục Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào thành công của Dự án Biển Đông 01Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào thành công của Dự án Biển Đông 01 Cùng “khủng long biển” chế ngự đại dươngCùng “khủng long biển” chế ngự đại dương
(Kỳ 1) Sự hình thành Dự án Biển Đông 01
Dự án Biển Đông 01 tại cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh.

Có thể khẳng định, phát triển dự án Biển Đông 01 thành công và vận hành một cách an toàn, liên tục, hiệu quả và đạt cường độ khai thác cao cho đến ngày hôm nay là thành tựu hết sức to lớn của Ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Cũng xin nhắc lại, Biển Đông 01 là dự án khai thác khí trọng điểm của Tập đoàn, cũng là dự án đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á có điều kiện điều kiện địa chất phức tạp, nhiệt độ - áp suất cao được đưa vào phát triển và khai thác thành công. Sản lượng khí khai thác từ hai mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh đạt trung bình 2 tỷ mét khối và 2,5 triệu thùng condensate mỗi năm đã góp phần bổ sung quan trọng cho các nhà máy điện - đạm tại khu vực Đông Nam Bộ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển hệ thống khí - điện - đạm quốc gia.

Cụm công trình “Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam” bao gồm các giải pháp khoa học công nghệ mới được nghiên cứu phát triển và áp dụng hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án Biển Đông 01. Đây là một hệ thống bao gồm rất nhiều các giải pháp có giá trị cao về cả khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng cho khoa học dầu khí.

Để tìm hiểu rõ hơn về Cụm công trình khoa học này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Tiến sĩ Ngô Hữu Hải – Tổng Giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), một trong những tác giả tham gia nghiên cứu và hoàn thiện Cụm công trình. Để có cái nhìn bao quát về Cụm công trình, trước tiên phải kể đến quá trình hình thành nên dự án Biển Đông 01.

Sau khi Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, bắt đầu mở cửa hội nhập, các dự án dầu khí được triển khai trong giai đoạn này phải đối mặt với sự thiếu thốn cả về kỹ thuật, công nghệ, tài chính lẫn kinh nghiệm. Trong đó, thi công các công trình dầu khí ngoài khơi là đặc biệt khó khăn do các điều kiện phức tạp về địa chất, địa chính trị, khí hậu – hải dương, yêu cầu cao về nhân lực, thiết bị, tài chính, quản lý dự án cũng như đảm bảo tiến độ. Tuy vậy, bằng nỗ lực của những con người dốc lòng cho sự nghiệp Dầu khí, cùng với sự giúp đỡ từ phía Liên Xô (Liên bang Nga), các dự án phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ cao lần lượt ra đời, không những sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nước mà còn tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm Quốc gia, đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa đất nước, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Tổ quốc.

Ngành Dầu khí Việt Nam ngày một phát triển, khai thác hàng loạt dự án dầu khí mới trong và ngoài nước, đặc biệt tích cực triển khai các dự án trong nước gắn với khẳng định chủ quyền biển đảo; đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, việc suy giảm sản lượng của các mỏ là không thể tránh khỏi. Việc gia tăng trữ lượng dầu khí bù vào sản lượng khai thác hàng năm là thách thức vô cùng lớn. Tiềm năng dầu khí còn lại tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu – cận sâu, xa bờ, điều kiện đặc biệt khó khăn, phức tạp, yêu cầu hệ thống công nghệ khoan – phát triển mỏ hiện đại, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao, trong khi công tác đầu tư, thăm dò khai thác ở những vùng nước sâu – cận sâu, xa bờ, vì nhiều nguyên nhân, chưa đạt được như mong muốn.

Đứng trước nguy cơ suy giảm sản lượng dầu khí, thiếu điện, thiếu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhận thức được những cơ hội và thách thức mới, cần phải tiếp tục nâng cao nền tảng khoa học – công nghệ để tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó nghiên cứu và phát triển công nghệ để vươn ra xa hơn, khai thác các mỏ dầu khí phức tạp hơn là nhiệm vụ sống còn.

Người lao động dầu khí trên giàn PQP-HT (giàn xử lý trung tâm tại mỏ Hải Thạch)
Người lao động dầu khí trên giàn PQP-HT (giàn xử lý trung tâm mỏ Hải Thạch)

Năm 1992, hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí ở Lô 05-2 và Lô 05-3 bể Nam Côn Sơn được triển khai trên cơ sở hai hợp đồng phân chia sản phẩm giữa các Nhà thầu BP (Vương quốc Anh), ConocoPhillips (Hoa Kỳ) và Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Năm 1993, BP tiến hành khoan thăm dò dầu khí ở Lô 05-3 và đã phát hiện mỏ khí Mộc Tinh, năm 1995 tiếp tục phát hiện mỏ khí Hải Thạch ở Lô 05-2. Hai mỏ này nằm cách Vũng Tàu khoảng 320 km về phía Đông Nam. Sau gần 13 năm tích cực nghiên cứu và thực hiện chương trình thẩm lượng, báo cáo trữ lượng của hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2006. Trên cơ sở đó, nhà điều hành của hai lô này đã lập Kế hoạch tổng thể phát triển mỏ và bắt đầu triển khai các công việc lập Kế hoạch Phát triển dự án khai thác.

Thế nhưng, hầu hết những giếng khoan thăm dò tại hai Lô 05-2 và 05-3 đã liên tiếp gặp sự cố do điều kiện địa chất phức tạp, đặc biệt là vấn đề nhiệt độ cao, áp suất cao trong quá trình khoan. Hai giếng thăm dò tại Mộc Tinh đều phát hiện khí nhưng buộc phải hủy cả 2 do gặp phải các khó khăn trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và trong khu vực bắt đầu có diễn biến phức tạp, vị trí địa lý của các mỏ này nằm ở khu vực nhạy cảm, nước sâu xa bờ,… Tất cả những khó khăn thách thức hiện hữu đã khiến các đối tác nước ngoài là Nhà thầu BP và ConocoPhillips quyết định rút khỏi hợp đồng phân chia sản phẩm, chuyển giao hoàn toàn quyền lợi tham gia và quyền điều hành Lô 05-2 và 05-3 cho Petrovietnam vào cuối năm 2008.

Phải nói thêm rằng, trước năm 2009, các hoạt động thăm dò, khai thác ở thềm lục địa Việt Nam nói chung phần lớn giới hạn ở độ sâu dưới 100 m nước, và chỉ chiếm 25% đến 30% diện tích thềm lục địa; phần còn lại từ 70% đến 75% với độ sâu từ 100 m nước trở lên thì chưa có được các hoạt động thăm dò, khai thác đáng kể. Đến thời điểm đó, Petrovietnam mới chỉ có 3 mỏ khí hoàn toàn được thực hiện với công nghệ và kỹ thuật nước ngoài. Trong khi đó, độ sâu nước biển ở khu mỏ Mộc Tinh khoảng 118 m và khu vực mỏ Hải Thạch khoảng 145 m, lại là nơi có điều kiện địa chất phức tạp vào loại hiếm có trên thế giới, khí đốt ở giếng có nhiệt độ lên đến 170°C và áp suất hơn 400 atmosphere, vì thế BP đã để lại 2 mỏ này và ưu tiên khai thác 2 mỏ Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1), mặc dù cả 4 mỏ được phát hiện gần như cùng thời điểm. Việc rút lui của các đối tác hàng đầu thế giới khỏi 2 lô 05-2 và 05-3 đã đưa Petrovietnam vào tình thế cực kỳ khó khăn.

Vì vậy, phải khẳng định rằng, quyết định tiếp tục phát triển mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh của Petrovietnam thời điểm bấy giờ là một “nước đi” táo bạo, thể hiện sự dũng cảm và quyết tâm cao độ của lãnh đạo Tập đoàn để có thể khai thác thành công, sự thành công của dự án không chỉ phục vụ nền kinh tế quốc dân, dự án còn là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về chủ quyền quốc gia trên biển.

Được sự tin tưởng, ủng hộ của Chính phủ, Petrovietnam đã thành lập Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), với vai trò là chi nhánh Tập đoàn, trực tiếp điều hành dự án, đảm nhiệm trọng trách đưa mỏ khí Hải Thạch - Mộc Tinh đi vào khai thác, với tên gọi Dự án Biển Đông 01.

(Kỳ 1) Sự hình thành Dự án Biển Đông 01
Chào cờ Tổ quốc trên mỏ Hải Thạch

Tiến sĩ Ngô Hữu Hải khẳng định: Sự thành công của Dự án Biển Đông 1 được thể hiện ở lòng dũng cảm, sáng suốt và tầm nhìn trong chiến lược, táo bạo trong quyết định của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của các Bộ Ban Ngành liên quan, hơn cả là tập thể Ban lãnh đạo trực tiếp của Dự án. Những sáng tạo đột phá trong nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật là những yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tính chất quyết định sự thành công của Dự án Biển Đông 1. Ngày hôm nay, bức tranh hoành tráng, sinh động của tổ hợp giàn khai thác và ngọn lửa bừng sáng tại cụm mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh là minh chứng rõ nét nhất cho sự kết hợp giữa trí tuệ, ý chí và lòng tin của người dầu khí Việt Nam. Họ đã làm việc không ngừng nghỉ với tinh thần: tự tin nhưng không phiêu lưu, dũng cảm nhưng không liều lĩnh, khẩn trương nhưng không vội vã, sáng tạo nhưng không chủ quan. Những khó khăn, thử thách của Biển Đông 1 giờ đây càng để khẳng định thêm bản lĩnh, trí tuệ của những người đã góp sức chinh phục đỉnh cao mới tại khu vực thềm lục địa Việt Nam – nơi mà lòng yêu nghề và tình yêu nước đã được thể hiện.

(còn tiếp)

]]>
https://petrotimes.vn/ky-1-du-an-bien-dong-01-noi-ma-long-yeu-nghe-va-tinh-yeu-nuoc-da-duoc-the-hien-614702.html Trúc Lâm Mon, 21 Jun 2021 23:00:13 +0700
https://petrotimes.vn/nghien-cuu-tu-sua-chua-relay-spaj115c-o-nmld-dung-quat-586831.html Nghiên cứu tự sửa chữa Relay SPAJ115C ở NMLD Dung Quất Hệ thống điện NMLD Dung Quất được lắp đặt và đi vào vận hành từ năm 2007 Hệ thống bảo vệ Relay đóng vai trò ngăn ngừa hoặc cô lập nhanh chóng các sự cố nhằm đảm bảo cho hệ thống điện Nhà máy vận hành ổn định Trong lần BDTT lần 4 Ban Bảo dưỡng Sửa chữa BSR đã nghiên cứu tự sửa chữa các Relay kỹ thuật số là một công tắc đổi mạch bằng dòng điện bảo vệ Incomer 6 6kV SPAJ115C đã ngừng sản xuất trước đó Relay bảo vệ SPAJ115C được trang bị cho tất cả các tủ đóng cắt lộ vào (Incomer) 6.6kV trong toàn nhà máy. Các Relay này có chức năng bảo vệ chạm đất của tủ và bảo vệ chạm đất giới hạn trong máy biến áp cấp nguồn 22kV/6.6kV. Do tính chất quan trọng cấp nguồn của các tủ Incomer, công việc kiểm tra thí nghiệm SPAJ115C được lập kế hoạch thực hiện trong giai đoạn BDTT.

Kỹ sư Ngô Hữu Chiến (trái) và kỹ sư Đoàn Nguyễn Quốc Hùng kiểm tra các Relay sau nhiều tháng bảo dưỡng thành công

Ông Ngô Hữu Chiến – Phó Trưởng ban BDSC (phụ trách Điện) cho biết: Relay SPAJ 115C do nhà sản xuất ABB chế tạo, được thông báo ngừng sản xuất từ năm 2019. Việc chuyển đổi sang sử dụng Relay khác là phức tạp, yêu cầu cần hiệu chỉnh lớn trong tủ điều khiển do không có các Relay mới có chức năng tương đương. Đối với những Relay dạng này, các nhà sản xuất khuyến cáo khách hàng thay mới nếu có hỏng để đảm bảo an toàn vận hành; việc sửa chữa chỉ thực hiện khi không có thiết bị mới thay thế.

Theo tính toán dự phòng vật tư, vật tư dự phòng cho SPAJ115C chỉ có sẵn 01 Relay tại kho. Nhưng thực tế, công việc kiểm tra và thí nghiệm đã phát hiện 04 relay SPAJ115C bị hỏng tại các ngăn tủ 4-SW-3-1-1A, 11-SW-3-1-1A, 7-SW-3-1A, 7-SW-3-1B.

Sau khi thay thế Relay hỏng cho tủ 4-SW-3-1-1A, còn thiếu vật tư 03 Relay để thay thế cho các tủ còn lại. Như vậy, 3 Relay SPAJ115C hỏng không được thay thế tại các ngăn tủ 11-SW-3-1-1A, 7-SW-3-1A/1B tạo mối nguy lớn về thiết bị và hệ thống do thiếu chức năng bảo vệ.

Kỹ sư Ngô Hữu Chiến cho biết: Trước yêu cầu cấp thiết phải sửa chữa và đưa thiết bị vào vận hành nhanh chóng, nhóm tác giả đã đề xuất và thực hiện việc nghiên cứu cách thức chế tạo và hoạt động của Relay SPAJ115C; Kiểm tra chuyên sâu các module, phần tử của thiết bị; Thay thế phần tử hư hỏng bằng phần tử mới đảm bảo chức năng; Thí nghiệm lại Relay sau khi sửa chữa đảm bảo đưa vào vận hành.

Với đà khí thế lao động, nhóm tác giả đã sửa chữa chữa được 07 relay SPAJ115C trong đó có 03 relay đã hư hỏng trước đây, đó là 11-SW-3-1-1A, 7-SW-3-1A/1B. Tất cả Relay sau sửa chữa có kết quả thí nghiệm đạt đảm bảo đưa vào vận hành trong hệ thống.

Đây quả thực là một nhiệm vụ khó khăn, bởi thời gian bảo dưỡng trong BDTT rất gấp. Nhóm đã mất 2 tuần để đo đạc mạch, sau đó tiến hành thay thế, lấy các Relay cũ ra để tham chiếu cho các Relay được sửa chữa. Công việc này được tiến hành trong một tháng, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9/2020 và hoàn thành an toàn, đúng tiến độ.

Ước tính chi phí tiết kiệm được do tự chế tạo được 7 Relay là khoảng 385 triệu đồng. Bên cạnh đó có những lợi ích vô hình như đảm bảo hệ thống/ thiết bị điện hoạt động ổn định an toàn. Bên cạnh đó, Ban BDSC còn có thể chủ động vật tư dự phòng cho Relay SPAJ115C do có thể tự sửa chữa, thay thế. Đặc biệt với các thiết bị điện đã ngừng sản xuất thì việc tự sửa chữa, chế tạo mới là hết sức quan trọng, góp phần vào sự ổn định hệ thống điện toàn NMLD Dung Quất.

]]>
https://petrotimes.vn/nghien-cuu-tu-sua-chua-relay-spaj115c-o-nmld-dung-quat-586831.html Đ.Chính Wed, 25 Nov 2020 01:52:34 +0700
https://petrotimes.vn/vpi-ung-dung-cong-nghe-so-de-bao-mat-thong-tindu-lieu-584003.html VPI ứng dụng công nghệ số để bảo mật thông tin dữ liệu em Trong thời đại công nghệ số thông em em tin và em em tri thức là tài sản quý giá nhất đối với các doanh nghiệp với mục tiêu thu thập và tổng hợp tối em em đa em em thông em em tin em em tri thức phân tích và xử lý toàn em em diện em em để thấu hiểu bản chất và sử dụng hiệu quả để tạo lợi thế cạnh tranh Chính vì vậy bảo mật thông tin dữ liệu là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt khi mô hình ... Tiến Sỹ Vũ Ngọc Trình - Trưởng Ban Công nghệ Thông tin Viện Dầu khí Việt Nam (VPI)

PV: Xin ông cho biết cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra sự thay đổi như thế nào đối với các doanh nghiệp dầu khí?

TS. Vũ Ngọc Trình: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra sự thay đổi cơ bản, vượt bậc về công nghệ trong việc thu thập thông tin (cảm biến thông tin ngày càng rẻ, kết nối di động đã rộng rãi và phổ biến) và phân tích và xử lý thông tin/tri thức để thấu hiểu bản chất (sức mạnh xử lý, lưu trữ, tăng mạnh; nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo, học máy phát triển nhanh) để từ đó các doanh nghiệp có thể ra quyết định sản xuất kinh doanh hàng ngày hoặc hoạch định chiến lược, kế hoạch dài hạn hiệu quả hơn.

Theo McKinsey, 60 - 90% hoạt động hàng ngày của ngành dầu khí có thể được hỗ trợ bởi AI và học máy. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vượt xa giới hạn “cải thiện nhanh hơn và tốt hơn” các quy trình công việc. Từ các hoạt động thăm dò ban đầu cho đến việc đưa sản phẩm đến người dùng cuối, AI mở ra các phương pháp mới để thăm dò, phát triển, sản xuất, vận chuyển, chế biến và kinh doanh dầu khí.

Theo Bain & Company, các công ty dầu khí có thể cải thiện hiệu suất từ 6 - 8% với việc tối ưu hóa dữ liệu. Việc số hóa hoạt động tại các hoạt động hạ nguồn dầu khí có thể giúp tiết giảm 12 - 20% chi phí hoạt động, dừng hoạt động đột xuất giảm từ 15 - 25%, hiệu quả hoạt động tăng 8 - 12%, hiệu suất HSSE (sức khỏe, an toàn, an ninh và môi trường) được cải thiện, tăng năng suất lao động.

Ví dụ ExxonMobil hợp tác với MIT để thiết kế robot AI thám hiểm đại dương nhằm phát hiện rò rỉ dầu khí dưới đáy đại dương. Chevron và Microsoft hợp tác phát triển giải pháp DELFI, nền tảng trí tuệ nhân tạo dựa trên công nghệ điện toán đám mây, giúp nâng cao các dịch vụ kỹ thuật số trong các dự án thăm dò, phát triển, khai thác mỏ, tồn trữ và hệ thống các đường ống dầu khí. Total hợp tác với Google Cloud phát triển hệ thống AI để phân tích dữ liệu dưới bề mặt nhằm cải thiện các quy trình thăm dò khai thác...

PV: VPI đang triển khai các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ 4.0 trong công nghiệp dầu khí như thế nào, thưa ông?

TS. Vũ Ngọc Trình: VPI đang nghiên cứu xây dựng chiến lược, chương trình chuyển đổi số và hoàn thiện hệ thống quản trị dựa trên nền tảng công nghệ số (cloud, block chain, AI, WebGIS…); ứng dụng big data, AI, block chain,… trong xử lý, phân tích tài liệu địa chất, địa vật lý, xây dựng mô hình địa chất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số nhằm đánh giá và hoàn thiện công nghệ khai thác và nâng cao hệ số thu hồi dầu khí; ứng dụng công nghệ số/công nghệ 4.0 trong vận hành các nhà máy chế biến dầu khí; xây dựng các phần mềm/giải pháp an ninh bảo mật thông tin/dữ liệu (như công nghệ watermarking)…

PV: Trong thời đại công nghệ số, thông tin và tri thức là tài sản quý giá nhất đối với các doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp cần bảo mật thông tin/dữ liệu như thế nào?

TS. Vũ Ngọc Trình: Mọi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng internet trong hoạt động kinh doanh đều có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Về bảo mật dữ liệu, các doanh nghiệp cần tập trung vào giải pháp an ninh, bảo mật như: quản lý người dùng tốt, xác thực nhiều yếu tố, mã hóa/giải mã, kiểm soát thiết bị đầu vào đầu ra, cập nhật bản vá lỗi phần mềm…

Công nghệ watermarking chủ yếu được dùng để bảo mật thông tin số (bản quyền và tình báo), trong thời đại 4.0, watermarking được sử dụng nhiều trong bảo vệ bản quyền các tài sản trí tuệ/tài sản số/dữ liệu số.

VPI vừa hoàn thành việc xây dựng phần mềm xác định nguồn gốc tập tin (file) dữ liệu định dạng pdf sử dụng công nghệ watermarking giúp quản lý việc download các tài liệu/dữ liệu định dạng pdf, sau đó sẽ áp dụng cho các dạng dữ liệu/tài liệu khác.

PV: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn việc sử dụng công nghệ watermarking trong bảo mật thông tin/dữ liệu mà VPI mới thực hiện thành công?

TS. Vũ Ngọc Trình: Sản phẩm này đã được tích hợp vào phần mềm quản lý văn bản điện tử online VPIOffice của VPI để quản lý việc sử dụng tài liệu đúng người dùng, đúng mục đích. Sản phẩm có các tính năng chính như: Lưu trữ, quản lý các file pdf; cho phép chèn thêm một/nhiều dấu hiện nhận biết vào file pdf; cho phép quản lý thông tin người dùng (họ và tên, username, ngày giờ download, chỉ IP/MAC...); cho phép truy vết nguồn gốc file và truy vết nguồn gốc người sử dụng (ai tải lên, ngày giờ tải lên; ai tải xuống, ngày giờ tải xuống); cho phép tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau (theo tên file, theo người sử dụng, theo các chức năng truy vết: người tải lên, ngày giờ tải lên, người tải xuống, ngày giờ tải xuống); cho phép thống kê và vẽ biểu đồ theo nhiều tiêu chí khác nhau (theo tài liệu và theo người dùng)...

PV: Sản phẩm do VPI thực hiện có tính năng gì mới so với công nghệ watermarking mà thế giới đã thực hiện, thưa ông?

TS. Vũ Ngọc Trình: Tập tin định dạng pdf có cấu trúc gồm nhiều lớp thông tin, thông thường sẽ được chèn một lượng nhỏ thông tin đã mã hóa (watermarked) vào một trong số các lớp thông tin của tập tin pdf. Tuy nhiên, với cách làm này, một số công cụ có thể tách lớp thông tin để xóa đi thông tin mã hóa watermark trong tập tin pdf.

Dựa trên công nghệ watermarking mới nhất của thế giới, VPI đã cải tiến thuật toán và đưa vào các giải pháp mới để nâng cao tính bảo mật và rất khó để có thể bẻ khóa được tập tin pdf khi đã được nhúng thông tin mã hóa (watermarked). VPI đã chuyển nội dung của tập tin pdf thành định dạng ảnh, sau đó nhúng thông tin mã hóa watermark vào trong tập tin ảnh, tiếp theo chuyển ngược từ định dạng ảnh sang định dạng pdf. Với cách làm này, tính bảo mật được nâng cao rõ rệt.

Được biết, một tập đoàn hàng đầu Việt Nam đã và đang sử dụng watermark trong quản lý các tài liệu định dạng pdf. Tôi không biết cụ thể doanh nghiệp nàydùng thuật toán/phương pháp watermarking nào. Tuy nhiên khi kiểm tra mức độ an ninh bảo mật, một số công cụ có thể tách/xóa được thông tin watermark nhúng trong file pdf của doanh nghiệp này nhưng không thể tách/xóa được các lớp thông tin watermark nhúng trong tập tin pdf của VPI. Tôi cho rằng đây là một trong những điểm mới và khác biệt chính của sản phẩm do VPI thực hiện.

PV: Theo ông, các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp gì để “nắm bắt” thời cơ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

TS. Vũ Ngọc Trình: Theo tôi, các doanh nghiệp cấp thiết phải chuyển đổi từ hoạt động theo mệnh lệnh hành chính theo kiểu quản lý nhà nước sang hoạt động dựa vào thông tin, ra quyết định dựa trên thông tin (data-driven) rồi phát triển đến mức cao hơn là mọi quyết định đều phải dựa trên sự thấu hiểu bản chất thông tin (insights-driven). Xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp thông minh tại các đơn vị, sử dụng “dữ liệu lớn” về sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm hỗ trợ các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định. Tăng cường đầu tư cảm biến và thiết bị IoT để thu thập dữ liệu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày; xây dựng cơ sở dữ liệu trong tất cả các khâu thuộc chuỗi giá trị dầu khí. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy để phân tích, xử lý và thấu hiểu dữ liệu từ đó tìm ra các quy luật, tri thức và ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; trước mắt có thể ưu tiên ứng dụng AI cho dự báo trong bảo dưỡng thiết bị (predictive maintenance). Hiện nay, các sản phẩm đa số dựa trên nền tảng internet, nhưng kỷ nguyên tiếp theo sẽ là dựa trên nền tảng của công nghệ blockchain. Do đó, tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain ngay từ bây giờ là việc các doanh nghiệp cần làm. Đặc biệt, trong các giải pháp, cần chú trọng bảo mật thông tin/dữ liệu để sử dụng an toàn, hiệu quả.

PV: Trân trọng cảm ơn ông./.

Việt Hà

VPI được cấp Bằng độc quyền sáng chế về thu hồi muối từ kim loại đất hiếm VPI được cấp Bằng độc quyền sáng chế về thu hồi muối từ kim loại đất hiếm
VPI và FECON hợp tác nghiên cứu, phát triển các dự án hạ tầng năng lượng tại Việt Nam VPI và FECON hợp tác nghiên cứu, phát triển các dự án hạ tầng năng lượng tại Việt Nam
VPI và IDT hợp tác sản xuất, cung cấp sản phẩm mới VPI và IDT hợp tác sản xuất, cung cấp sản phẩm mới
VPI và SPE sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển mỏ trưởng thành và công nghệ cải thiện/gia tăng hệ số thu hồi dầu VPI và SPE sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển mỏ trưởng thành và công nghệ cải thiện/gia tăng hệ số thu hồi dầu
]]>
https://petrotimes.vn/vpi-ung-dung-cong-nghe-so-de-bao-mat-thong-tindu-lieu-584003.html Wed, 11 Nov 2020 04:00:40 +0700
https://petrotimes.vn/giai-phap-nang-cao-vi-the-khcn-thong-qua-viec-dang-tai-tren-cac-tap-chi-khoa-hoc-quoc-te-572185.html Giải pháp nâng cao vị thế KHCN thông qua việc đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế Vị thế nghiên cứu khoa học công nghệ KHCN của Viện Dầu khí Việt Nam VPI được thể hiện thông qua các tiêu chí khác nhau trong đó chất lượng và số lượng công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí có uy tín trên thế giới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc teVPI đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc teVPI tiên phong xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành Dầu khí giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc tePhát triển VPI thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Xác định rõ nhiệm vụ của VPI, trong thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro) đã tăng số lượng công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín với IF/Q ngày càng được nâng cao.

Từ năm 2017 đến nay, VPI/PVPro đã công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, điển hình như: bài báo "Stabilization of low nickel content catalysts with lanthanum and by citric acid assisted preparation to suppress deactivation in dry reforming of methane" đăng trên Catalysis Today, Elsevier Editorial System năm 2018 (Q1, IF=4,667); bài báo "Role of memory effect in DDR zeolite seed growth and derived DDR membranes" đăng trên Microporous & Mesoporous Materials, Elsevier Editorial System năm 2018 (Q1, IF=3,649); bài báo "Memory effect in DDR zeolite powder and membrane synthesis" đăng trên Microporous and Mesoporous Materials 279 năm 2019 (Q1, IF=3,649); bài báo "Online catalytic deoxygenation of vapour from fast pyrolysis of Vietnamese sugarcane bagasse over sodium-based catalysts" đăng trên Journal of Analytical and Applied Pyrolysis năm 2017 (IF=3,47); bài báo "Study on the influence of inductive groups on the performance of carbonxylate-based hydrogel polymer network" đăng trên Polymer Testing năm 2019 (Q1, IF=3,11)...

giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc te
Hoạt động nghiên cứu tại PVPro

Để có được những thành công trên, PVPro cũng đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế KHCN của VPI thông qua số lượng và chất lượng đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới như: bắt buộc phải lấy yếu tố tiêu chuẩn quốc tế làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực nghiệm hoặc tạo ra số liệu, dữ liệu nghiên cứu. Các quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá... cần được thực hiện theo phương pháp đã được chuẩn hóa, có tiêu chuẩn và được trích dẫn cụ thể rõ ràng, đảm bảo tính chính xác và tin cậy của số liệu và kết quả thu được. 

Phân tích kỹ lưỡng các nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực liên quan. Đảm bảo chỉ ra được tính kế thừa, tính mới và độc đáo của nghiên cứu mà mình dự định công bố. Phương pháp lập bảng thống kê các nghiên cứu liên quan là rất hiệu quả; xác định danh mục tạp chí quốc tế thuộc ISI và Scopus để cán bộ nghiên cứu cùng tìm hiểu và lựa chọn danh mục những tạp chí thuộc chuyên ngành hay chuyên ngành gần của từng bộ phận. Trên cơ sở đó, cán bộ nghiên cứu bắt đầu quá trình tìm hiểu và lựa chọn những tạp chí phù hợp với hướng nghiên cứu và chuyên môn của từng nhà nghiên cứu.

Để trở thành tác giả của các bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế trong tương lai, trước hết, nhà nghiên cứu cần trở thành độc giả của các tạp chí phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu. Việc đọc thường xuyên các công trình mới công bố trong lĩnh vực học thuật có liên quan sẽ giúp cho các nhà khoa học trau dồi thêm vốn ngoại ngữ chuyên ngành, biết về cấu trúc bài viết và quan trọng là bồi đắp và cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp trên toàn thế giới.

Cần chú ý đến tăng cường sự tham gia đề xuất/thực hiện của các cán bộ nghiên cứu có khả năng vào các nghiên cứu có đầu tư và có quy mô quốc tế vì chỉ khi tham gia vào nghiên cứu có chất lượng mới có cơ sở để tiến tới có được công trình công bố các bài báo khoa học có chất lượng; phải phát triển mạnh hợp tác trong nước và quốc tế trong các nghiên cứu hướng đến công bố quốc tế; và cần chú trọng hơn đến phát triển các giải pháp tăng công bố quốc tế, trong đó có nghiên cứu kinh nghiệm của các trường đại học/viện nghiên cứu khác ở một số điểm: Thành lập các nhóm nghiên cứu khoa học hướng đến công bố quốc tế; xây dựng quy chế chi tiêu có liên quan đến các chi phí dành cho công bố quốc tế, tham dự các hội thảo có công bố quốc tế.

Bên cạnh giải pháp trên, mỗi cán bộ nghiên cứu cần chủ động tìm hiểu để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết, trau dồi trình độ đáp ứng yêu cầu tham gia vào các nghiên cứu khoa học có chất lượng, chủ động chuẩn bị cho các công bố quốc tế trong tương lai.

Công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế có chất lượng là xu hướng tất yếu nhằm phát triển khoa học và tri thức nói chung trên toàn thế giới. Công bố trên các tạp chí quốc tế là góp phần đưa kết quả nghiên cứu, phát hiện mới trong nghiên cứu trong nước đến với cộng đồng khoa học quốc tế, không bị giới hạn bởi biên giới, khác biệt về ngôn ngữ. Các nhà khoa học tham gia vào các công bố quốc tế là thực hiện trách nhiệm, vai trò của bản thân, góp phần làm dày thêm tri thức, sự hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau cũng như phổ biến tri thức đó rộng rãi trên toàn bộ cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, phát hiện mới được công bố trên diễn đàn quốc tế lại tiếp tục tạo nền móng để các nghiên cứu tiếp nối tiến xa hơn, bổ sung thêm những hiểu biết, tri thức mới trên con đường khám phá tri thức và hiểu biết về con người, tự nhiên và xã hội nói chung.

 

Giai đoạn 2015 – 2020, VPI đã đăng tải, trình bày 581 bài báo/bài trình bày trên các tạp chí/hội nghị/hội thảo trong nước và quốc tế (130 bài quốc tế, 453 bài trong nước).

giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc te

 

VPI mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ ra ngoài ngành
giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc te

 

Đảm bảo an toàn thông tin trong công tác quản lý tài liệu ngành Dầu khí
giai phap nang cao vi the khcn thong qua viec dang tai tren cac tap chi khoa hoc quoc te

 

VPI: Nâng cao vị thế thông qua chất lượng phản biện báo cáo RAR, ODP, FDP

N.H

]]>
https://petrotimes.vn/giai-phap-nang-cao-vi-the-khcn-thong-qua-viec-dang-tai-tren-cac-tap-chi-khoa-hoc-quoc-te-572185.html Sun, 21 Jun 2020 02:51:36 +0700
https://petrotimes.vn/nganh-dau-khi-doi-moi-sang-tao-tang-suc-canh-tranh-570411.html Ngành Dầu khí đổi mới sáng tạo tăng sức cạnh tranh Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo đang trở thành một trong những động lực chính cho quá trình tăng trưởng và phát triển Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội để doanh nghiệp ngành Dầu khí trong mọi lĩnh vực thực hiện những bước đi đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ hiệu quả hiệu lực từ đó khẳng định khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế doi moi sang tao tang suc canh tranhPVN định hướng phát triển bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo doi moi sang tao tang suc canh tranhKỳ họp tổng kết Hội đồng Khoa học - Công nghệ Tập đoàn nhiệm kỳ 2017-2019 doi moi sang tao tang suc canh tranhCông nghệ, khoa học kỹ thuật là một trong những ưu tiên hàng đầu
doi moi sang tao tang suc canh tranh
Mỏ Bạch Hổ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động trực tiếp đến các quốc gia cũng như các ngành, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã điều chỉnh nhanh chóng theo định hướng tập trung vào ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Dầu khí, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Nhìn rộng hơn, KH&CN đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng trong nhiều ngành công nghiệp, hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế có tiềm lực tốt, có sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Ngành Dầu khí là một trong những ngành kinh tế kỹ thuật có hàm lượng KH&CN cao với việc ứng dụng từ rất sớm các công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, trong các nhà máy chế biến như đạm, lọc dầu, xử lý khí… Các công nghệ hiện đại có thể kể đến như khoan đơn thân, khoan đa thân, khoan nhiệt độ - áp suất cao, khoan thân giếng nhỏ, khoan dưới áp suất cân bằng, công nghệ xử lý giếng, phương pháp gọi dòng, phương pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu đã được áp dụng trong khai thác thứ cấp ở các mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng đầu tiên trên thế giới... Trong chế biến dầu khí, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) đã giúp nâng cao hiệu suất thu hồi khí lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ nén khí CNG được áp dụng trong việc nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh...

Không những ứng dụng và làm chủ được công nghệ hiện đại trên thế giới, cùng với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn có năng lực trong nước, nhiều doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công những công trình mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới. Điển hình như 2 cụm công trình/công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN đợt 5. Đó là Cụm công trình “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam”. Đây được đánh giá là công trình đặc biệt xuất sắc khi áp dụng thành công công nghệ vận chuyển dầu nhiều parafin bằng đường ống ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam với tổ hợp các giải pháp công nghệ đa dạng, khác biệt so với công nghệ truyền thống của thế giới.

Công trình đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm thiết kế hệ thống công nghệ của Liên Xô cũ, thay đổi cấu hình phát triển mỏ; đặt cơ sở vận hành an toàn các mỏ Bạch Hổ, Rồng. Công trình còn là tiền đề để đưa nhiều mỏ khác ở bể Cửu Long vào khai thác dựa trên nền tảng mô hình kết nối các mỏ nhỏ, mỏ cận biên. Về giá trị kinh tế, công trình được đánh giá là có giá trị vô cùng to lớn khi trong điều kiện đất nước bị cấm vận, công trình đã góp phần phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Việt Nam với việc đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác năm 1986, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, tạo ra sản phẩm mới cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dầu.

Công trình thứ hai là “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90 m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” đã đưa Việt Nam thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu công nghệ thiết kế chi tiết và chế tạo giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giàn khoan tự nâng 90m nước - Tam Đảo 03 là công trình đầu tiên ở nước ta và là công trình trọng điểm quốc gia về chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng có khối lượng kết cấu và thiết bị hơn 12.000 tấn, có thể hoạt động ở các khu vực nước sâu đến 90m cùng hệ thống khoan có thể khoan sâu đến 6.100m dưới đáy biển. Việc chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 90m nước đã tạo bước đột phá quan trọng đối với ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước, tạo sự tự chủ về công nghệ, nâng cao năng lực của ngành cơ khí Việt Nam trong việc thiết kế, chế tạo các loại thiết bị phức tạp và công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu thăm dò, khai thác của ngành Dầu khí Việt Nam.

doi moi sang tao tang suc canh tranh
Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03.

Trước sức ép hội nhập, yêu cầu nâng cao hiệu quả và năng suất, năng lực, trí tuệ và sức sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đang nhanh chóng có sự thích ứng với các yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Trong Chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam/Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã xác định rõ vai trò quan trọng của KH&CN và coi đây là chìa khóa nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sự phát triển bền vững của PVN nói riêng cũng như ngành Dầu khí Việt Nam nói chung.

Trong thời điểm hiện nay, nhiệm vụ được PVN ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện cơ chế, đổi mới quản lý, quản trị doanh nghiệp của PVN và các doanh nghiệp thành viên theo chuẩn quốc tế phù hợp với yêu cầu của CMCN 4.0, trong đó cần cơ cấu lại cấu trúc sản phẩm theo hướng tăng tỷ phần sử dụng dầu khí làm nguyên liệu và giảm tỷ phần làm nhiên liệu; ưu tiên phát triển công nghiệp khí hoàn chỉnh, vì khí thiên nhiên là dạng năng lượng sạch, hiệu quả sử dụng cao, ít gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, ứng dụng và phát triển công nghệ mới sẽ nâng cao năng suất, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên dầu khí; sản xuất các sản phẩm dầu khí theo chế biến sâu, có giá trị sử dụng cao, rẻ và chất lượng...

PVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên nghiên cứu, tìm hiểu và tìm giải pháp đưa CMCN 4.0 vào sản xuất. Đến nay, PVN và các đơn vị bước đầu đã có những triển khai ứng dụng KH&CN rất hiệu quả. Hầu hết các đơn vị đã chủ động triển khai nhiều giải pháp về KH&CN phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, tiêu biểu như Vietsovpetro, PVEP, BSR… Đặc biệt, PVN và các đơn vị thành viên đang triển khai hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về dầu khí, thống nhất định dạng các tài liệu, tiến tới sử dụng, truy xuất tài liệu để ứng dụng vào công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Vừa qua, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cũng đã đề xuất PVN triển khai mô hình đổi mới sáng tạo mở để tận dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, tri thức trên toàn thế giới và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lấy các doanh nghiệp làm trung tâm để thúc đẩy các hoạt động ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ, quản lý mới vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh; gắn kết hoạt động đổi mới, sáng tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị để KH&CN thực sự là động lực quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Trước mắt, VPI sẽ hợp tác với các đơn vị sản xuất, kinh doanh của PVN triển khai áp dụng phần mềm nhận diện các “điểm nghẽn” trong quá trình vận hành của các nhà máy để xây dựng thành các đầu bài kỹ thuật cụ thể và kêu gọi, tìm kiếm giải pháp công nghệ từ khắp thế giới để triển khai, áp dụng thử nghiệm mô hình đổi mới sáng tạo mở.

Trong giai đoạn tới, PVN sẽ tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu KH&CN để tìm ra các giải pháp tối ưu phục vụ cho khai thác dầu khí, gia tăng hệ số thu hồi (EOR), tối ưu hóa trong vận hành các nhà máy chế biến dầu khí, đa dạng hóa sản phẩm góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, hợp tác với các đối tác nước ngoài để nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ mới nhằm bảo đảm tối ưu nhất nguồn tài nguyên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam./.

]]>
https://petrotimes.vn/nganh-dau-khi-doi-moi-sang-tao-tang-suc-canh-tranh-570411.html Trúc Lâm Sat, 02 May 2020 23:00:36 +0700
https://petrotimes.vn/dia-chi-duoc-chon-mat-gui-vang-559059.html Địa chỉ được chọn mặt gửi vàng Chi nhánh Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp DMC ITS thuộc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí DMC là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thực hiện trọn gói dịch vụ vận hành và bảo trì O M hệ thống xử lý nước thải nhà máy lọc hóa dầu có độ ô nhiễm hữu cơ cao Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã phỏng vấn Giám đốc DMC ITS Nguyễn Đức Giang về gói dịch vụ này PV: Ông có thể cho biết vài nét về gói dịch vụ O&M hệ thống xử lý nước thải của DMC-ITS?

dia chi duoc chon mat gui vang
Ông Nguyễn Đức Giang

Ông Nguyễn Đức Giang: O&M hệ thống xử lý nước thải là cả một hệ thống với công nghệ phức tạp. Dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp xử lý nước thải đúng quy chuẩn để xả thải ra môi trường. Trước đây, có doanh nghiệp trong ngành Dầu khí phải thuê chuyên gia nước ngoài vận hành các hệ thống xử lý nước thải với chi phí cao, nay DMC-ITS đã tự chủ thực hiện với chi phí hợp lý. Có thể khẳng định, dịch vụ này của DMC-ITS mang lại hiệu quả cao, góp phần tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.

PV: Được biết, DMC-ITS có tới 10 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ môi trường. DMC-ITS đã làm được những gì trên chặng đường đó?

Ông Nguyễn Đức Giang: Cách đây rất lâu rồi, lãnh đạo DMC đã nhận thấy thực tế ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, có thể phát sinh nhu cầu lớn về dịch vụ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Trong khi đó, công nghệ xử lý môi trường của Việt Nam về cơ bản còn lạc hậu, chủ yếu chỉ “chôn và lấp”. Chính vì vậy, DMC đã quyết định đầu tư bài bản vào lĩnh vực này.

Các công nghệ xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất đa dạng, bao gồm xử lý tại nguồn (áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm phát sinh) và xử lý cuối đường ống (xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn).

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học, chuyên gia đã phát minh, sáng chế nhiều công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, hiện đại, nhằm xử lý nguồn chất thải phát sinh, giảm ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường sống bền vững.

Để làm chủ công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam, chúng tôi đã tuyển chọn, cử nhân sự sang Nhật Bản, Hoa Kỳ... học tập từ cách đây hơn 10 năm; đồng thời tích cực hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tăng năng lực về kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Chúng tôi hợp tác với đối tác Fujiclean (Nhật Bản) để chuyển giao công nghệ và nội địa hóa thiết bị hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt, đã được áp dụng thành công ở một số dự án lớn, chẳng hạn, cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị trạm xử lý nước thải Johkasou thuộc dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở và công trình công cộng, thể thao tại số 671 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội của chủ đầu tư Viglacera...

Mặt khác, chúng tôi liên kết với một số đối tác nhằm liên tục cập nhật xu hướng công nghệ xử lý chất thải, đã áp dụng thành công nhiều công nghệ hiện đại vào xử lý nước và nước thải như: Công nghệ màng lọc sinh học MBR (Membrane Bioreactor), công nghệ màng lọc thẩm thấu ngược (RO), công nghệ giá thể vi sinh di động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)...

PV: Được biết, DMC-ITS từng bị từ chối ngay trong chính ngành Dầu khí Việt Nam. Vì sao vậy, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Giang: Đúng vậy, ngay từ năm 2009, DMC-ITS đã có ý tưởng hợp tác với Công ty Veolia để đảm nhận dịch vụ O&M hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, ý tưởng đó chưa thành hiện thực.

Những dịch vụ mà DMC-ITS thực hiện thành công tại các nhà máy:

Dịch vụ O&M hệ thống xử lý nước thải sản xuất ETP của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Dịch vụ đánh giá tác động môi trường NMNĐ Thái Bình 2, NMNĐ Long Phú 1.

Xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và nước biển; xin cấp giấy phép xả thải; xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trước khi vận hành chính thức cho NMNĐ Vũng Áng 1, NMNĐ Nghi Sơn 1.

Dịch vụ quan trắc môi trường NMNĐ Thái Bình 1 và 2, NMNĐ Long Phú 1.

Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường xã hội (ESMP), kế hoạch quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn xã hội...) cho NMNĐ Long Phú 1 và NMNĐ Sông Hậu 1.

Mặc dù vậy, DMC-ITS vẫn tiếp tục kiên định con đường đã chọn. Chúng tôi hiểu rằng, không thể bỗng chốc trở thành “người khổng lồ”. Bởi vậy, liên tục nỗ lực hơn 10 năm qua, chúng tôi đã có những thành công nhất định, vừa là nhà thầu EPC và vừa định hướng thành doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ O&M các công trình xử lý nước.

Đến nay, chúng tôi đã thu được một số kết quả đáng kể như: Công trình xử lý nước thải tập trung giai đoạn II cho Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh (2.000 m3/ngày đêm); cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Nhà máy Đạm Phú Mỹ (công suất 700 m3/ngày đêm); xây dựng và O&M hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (810 m3/ngày); xây dựng và O&M trạm xử lý nước thải thử áp tuyến đường ống dẫn dầu thô cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (2.000 m3/ngày đêm); xây dựng và O&M trạm xử lý nước thải phát sinh từ giai đoạn làm sạch thiết bị, đường ống bằng hóa chất Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (500 m3/ngày)...

PV: DMC-ITS đang rất tự tin đối với dịch vụ O&M hệ thống xử lý nước thải của mình, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Giang: Các dự án nêu trên có yêu cầu cao về kỹ thuật, đặc biệt là bảo đảm các điều kiện an toàn, sức khỏe, môi trường của Tổng thầu Nhật Bản là JGCS. Các công trình xử lý môi trường của DMC-ITS đã khẳng định được vai trò trong việc giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình xây dựng và vận hành thử cực kỳ phức tạp của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Đến tháng 6-2019, DMC-ITS chính thức được chủ đầu tư Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn ký hợp đồng dịch vụ O&M cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất ETP với thời gian tối thiểu là 2 năm.

Kết quả đó một lần nữa khẳng định DMC-ITS có đủ uy tín, năng lực tham gia các gói thầu về xử lý môi trường nói chung và dịch vụ O&M nói riêng cho các dự án có yêu cầu cao về kỹ thuật trong và ngoài ngành Dầu khí.

PV: Dường như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam đã có một địa chỉ để “chọn mặt gửi vàng” xử lý các vấn đề môi trường. Vậy DMC-ITS có định hướng gì cho tương lai?

Ông Nguyễn Đức Giang: Chúng tôi sẽ tập trung phát triển dịch vụ môi trường nói chung và dịch vụ O&M nói riêng cho các dự án trong và ngoài ngành Dầu khí với mục tiêu chính là cung cấp dịch vụ O&M trọn gói các hệ thống xử lý nước thải. Dịch vụ DMC-ITS sẽ làm giảm chi phí xử lý môi trường cho các nhà máy so với chi phí phải duy trì đội ngũ nhân sự để O&M hệ thống xử lý nước thải hoặc phải thuê các nhà thầu nước ngoài.

dia chi duoc chon mat gui vang
Kiểm định mẫu nước thải trong Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Ngoài ra, DMC-ITS còn là một nhà thầu chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường cho các dự án lớn trong và ngoài ngành Dầu khí như: Đánh giá tác động môi trường; giấy phép khai thác tài nguyên; giấy phép xả thải; quan trắc môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch quản lý môi trường xã hội (ESMP), kế hoạch quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn xã hội...

Thời gian tới, DMC-ITS sẽ hướng đến cung cấp dịch vụ môi trường hoàn chỉnh từ tư vấn, xây dựng các hệ thống xử lý và O&M các công trình xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Dầu khí, để đáp ứng yêu cầu thực thi các nghĩa vụ liên quan đến môi trường đã cam kết trong các hiệp định thương mại tự do cho các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang muốn tham gia vào các sân chơi lớn quốc tế.

PV: Xin cảm ơn ông.

]]>
https://petrotimes.vn/dia-chi-duoc-chon-mat-gui-vang-559059.html Thành Công Sat, 21 Dec 2019 23:12:14 +0700
https://petrotimes.vn/ung-dung-cac-thuoc-tinh-dia-chan-de-giai-quyet-cac-nhiem-vu-dia-chat-trong-cong-tac-td-va-ktdk-tai-cac-mo-o-them-luc-dia-viet-nam-556835.html Ứng dụng các thuộc tính địa chấn để giải quyết các nhiệm vụ địa chất trong công tác TD và KTDK tại các mỏ ở thềm lục địa Việt Nam Ngày 22 23 11 2019 Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề  Ứng dụng các thuộc tính địa chấn để giải quyết những nhiệm vụ địa chất trong công tác thăm dò TD và khai thác dầu khí KTDK tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam ung dung cac thuoc tinh dia chan de giai quyet cac nhiem vu dia chat trong cong tac td va ktdk tai cac mo o them luc dia viet nam  

Tham dự Hội thảo có đại diện của các tổ chức: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Zarubezhneft, VNIIneft, Idemitsu, Schlumberger, Murphy Oil, JVPC, Vietsovpetro và Chi hội Dầu khí Vũng Tàu (Hội Dầu khí Việt Nam). 

Tại hội thảo, các báo cáo với nội dung phong phú đã được trình bày: Ứng dụng nghiên cứu địa chấn - vật lý thạch học tại khu vực phía Tây bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam (báo cáo của Viện Dầu khí Việt Nam); Áp dụng nghịch đảo, thuộc tính địa chấn và mạng nơ-ron để thực hiện nhiệm vụ thăm dò Lô 09-1(VNIIneft); Phân tích địa chấn tướng thạch học bằng phần mềm phân cấp Stratimagic để nghiên cứu mỏ Cá Tầm (Zarubezhneft); Phân tích dữ liệu địa chấn khu vực giới hạn Lô 39 & 40/02 bể Mã Lai - Thổ Chu, thềm lục địa Việt Nam (Idemitsu); Hình ảnh nâng cao và nghịch đảo - các giải pháp mô tả đặc điểm địa chấn đá chứa (Schlumberger); Nâng cao xác suất phát hiện các bẫy phi cấu tạo bằng phương pháp nghịch đảo AVA (Vietsovpetro); Nâng cao chất lượng mô hình địa chất tầng móng mỏ Bạch Hổ căn cứ tài liệu địa chấn 3D/4C (Vietsovpetro). Sau mỗi báo cáo là phần trao đổi ý kiến và thảo luận sôi nổi.

ung dung cac thuoc tinh dia chan de giai quyet cac nhiem vu dia chat trong cong tac td va ktdk tai cac mo o them luc dia viet nam
 
ung dung cac thuoc tinh dia chan de giai quyet cac nhiem vu dia chat trong cong tac td va ktdk tai cac mo o them luc dia viet nam
Sự tham gia đông đảo của các công ty dầu khí nước ngoài với số lượng đại biểu lên đến hơn 90 người đã cho thấy Hội thảo mang tầm vóc quốc tế

Các diễn giả đã nhấn mạnh phạm vi ứng dụng rộng rãi và hiệu quả dữ liệu địa chấn, bao gồm phương thức tiếp cận hiện đại để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu địa chấn, kỹ thuật hiệu quả để tích hợp, minh giải số liệu, sử dụng các phương pháp nghịch đảo địa chấn, mạng nơ-ron nhân tạo, thống kê địa chất, v.v...​

Kết quả thảo luận chắc chắn sẽ phục vụ mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác thăm dò địa chất, bao gồm việc phát hiện và tìm kiếm các bẫy dầu khí phi cấu tạo, cũng như phát triển mỏ trong tầng móng nứt nẻ và trầm tích lục nguyên Oligocene, Miocene.

ung dung cac thuoc tinh dia chan de giai quyet cac nhiem vu dia chat trong cong tac td va ktdk tai cac mo o them luc dia viet nam
Các đại biểu tham dự hội thảo

Ngày cuối của chương trình Hội thảo, 23/11/2019, Ban tổ chức đã tổ chức cho các đại biểu chuyến đi thực địa Vũng Tàu- Kê Gà- Long Hải tham quan các lộ điểm có tầng đá móng nứt nẻ trên bề mặt. Trong chuyến thực địa, các thành viên có thể thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên của bờ biển miền Nam Việt Nam, cũng như tận mắt quan sát đặc điểm, hình thái, cấu trúc phức tạp của các khối đá móng nứt nẻ tại các lộ điểm.

Việc tổ chức thành công Hội thảo “Ứng dụng các thuộc tính địa chấn để giải quyết những nhiệm vụ địa chất trong công tác TD và KTDK tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam" và các kết quả đạt được sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa cho công tác thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam" trong thời gian tới. ​

]]>
https://petrotimes.vn/ung-dung-cac-thuoc-tinh-dia-chan-de-giai-quyet-cac-nhiem-vu-dia-chat-trong-cong-tac-td-va-ktdk-tai-cac-mo-o-them-luc-dia-viet-nam-556835.html P.V Tue, 26 Nov 2019 14:55:16 +0700
https://petrotimes.vn/nghi-them-ve-nghi-son-ky-2-556291.html Nghĩ thêm về Nghi Sơn Kỳ 2 Năm 2018 dự án đã nộp ngân sách khoảng trên 8 000 tỉ đồng đưa tổng thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa lên 23 000 tỉ đồng cao nhất từ trước tới nay Thu nhập bình quân của công nhân làm việc cho các nhà thầu khoảng 8 triệu đồng tháng Dự án có 1 327 lao động chủ yếu là các kỹ sư chuyên gia lao động có tay nghề kỹ thuật cao     Kỳ 2: Được mất với Xứ Thanh

Tôi từng được ké một buổi họp căng thẳng giữa các bên để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm trong việc giải phóng mặt bằng để Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (LHDNS) đứng chân. Một lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã phải thốt lên một câu chắc cũng để giải tỏa cho không khí bớt căng rằng, “nếu Thanh Hóa không đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thì chúng tôi đành phải kéo nhà máy lọc dầu đi… tỉnh khác”. Chắc cũng dọa vui thế thôi? Với lại đời nào Thanh Hóa lại lơi, lại bỏ cú hích cho nền kinh tế xứ Thanh? Đời nào lại để tuột cơ hội một động lực kinh tế vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ?

nghi them ve nghi son ky 2
Xuất bán sản phẩm tại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Thời điểm khởi công, tôi ngồi cùng ông Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia và biên vào sổ vài con số. Trong 80.000 dân của thành phố trẻ Nghi Sơn này có đến gần 50% thanh niên đang ở độ tuổi trung học phổ thông. 43.000 người trong độ tuổi lao động. Số lao động đang làm việc là 37.000 người. Lao động nông nghiệp chiếm đến 73,2%, trong đó lao động là công nhân và sản xuất thủ công chiếm 13,1%. Dịch vụ khác 13,7%.

Nhìn vào cơ cấu ấy thấy hơi giật mình cho lao động có kỹ thuật lẫn tay nghề sẽ cung ứng cho LHDNS mai kia hở lẫn hổng đến như thế nào! Bao nhiêu lao động của địa phương sẽ may mắn ấm chân ở LHDNS? Liệu có đất đứng ở khu công nghiệp hóa dầu lớn nhất nước này không và ở ngay chính quê mình hay lại đi tìm sự dung thân ở chốn khác?

Lại ngồi với một lãnh đạo ngành Dầu khí, còn hoảng hơn khi ông thẳng băng rằng, cần phải quán triệt là đặc thù của cái anh lọc dầu tạo công ăn việc làm và tạo ra chỗ làm mới rất hạn chế. Lọc dầu và hóa dầu là những kỹ nghệ có cường độ tư bản cao nhất; đầu tư 1-2 tỉ đôla Mỹ mà chỉ tạo ra được 1-2 nghìn công ăn việc làm, gần tới cả triệu đôla Mỹ mới được một việc, trong khi đó thì phần lớn kỹ nghệ khác chỉ cần một vài chục nghìn đôla Mỹ là tạo được một việc làm.

Những khe hẹp ấy lao động huyện Tĩnh Gia và Nghi Sơn liệu có cơ may nào để lách?

Hình như để ứng và xứng với thực trạng hôi hổi, tươi mới, lãnh đạo Thanh Hóa nói chung và Khu kinh tế Nghi Sơn nói riêng đã có những cách làm sinh động bắt kịp với sự năng động của người dân như kiểu “tưới tắm” kịp thời cho những mầm sống mới ló dạng?

…Bữa mới đây, một anh bạn kéo tôi vào một quán quen ở Nghi Sơn. Nghi Sơn giờ nhan nhản quán ăn. Nhưng cái quán quen của anh bạn chỉ có ba thứ, cháo lươn, bánh cuốn và bánh lá răng bừa gần như đặc sản của xứ Thanh. Nhiều quán có thứ ấy nhưng không phải quán nào cũng níu được khách. Công nhận khoản cháo lươn với bánh lá ở quán này khá bắt miệng. Có lẽ bởi thế mà khách ăn cứ tơi tới lại qua. Hầu hết đều là công nhân, là người của khu công nghiệp và lọc hóa dầu. Câu chuyện dài thêm với ông chủ quán tên Hiến bên chai rượu nút lá chuối.

LHDNS là nhân tố thúc đẩy gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. Đến nay, huyện có khoảng hơn 800 doanh nghiệp, dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn liên tục tăng qua các năm, đến nay là 175 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 113.379 tỉ đồng và 19 dự án FDI với tổng vốn 12.860 triệu USD.

Đời ông bà, bố mẹ Hiến từng lênh đênh trên con đò nan, rồi đò gỗ trên sông Ghép vòng về Ba Làng, rồi ven bể Tĩnh Hải. Đến đời Hiến cũng vậy. Nghe có Khu kinh tế Nghi Sơn rồi nhà máy lọc hóa dầu, Hiến dong thuyền về Nghi Sơn. Bữa rượu trên bờ ấy với mấy người quen đã khiến con đò của gia đình Hiến cắm sào ở đây như vĩnh viễn. Cũng định thử chút vốn còm với nồi cháo lươn. Thấy tạm ổn. May mắn Hiến có bà vợ khéo tay, khéo cả miệng nữa nên quán bắt khách lắm. Chính thức lên cạn từ cuối năm 2012 đến nay, gia đình Hiến đã vững chân ở đất Nghi Sơn và có số vốn cũng khơ khớ định sang năm là xây nhà mới. Con cái Hiến lại được đi học, không phải vừa thoát nạn mù chữ như bố mẹ chúng…

Tôi coi lại những dòng biên chép tại LHDNS và UBND tỉnh Thanh Hóa.

Tại Nhà máy Lọc hóa dầu:

“Lượng dầu thô nhập về trong năm 2018 đạt hơn 4 triệu tấn. Đã sản xuất gần 3 triệu tấn. Tổng sản lượng các sản phẩm trong năm 2018 đạt khoảng 4,5 triệu tấn. Năm 2018, dự án đã nộp ngân sách khoảng trên 8.000 tỉ đồng, đưa tổng thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa lên mức 23.000 tỉ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Thu nhập bình quân của công nhân làm việc cho các nhà thầu khoảng 8 triệu đồng/tháng. Đến nay, khi đi vào vận hành, dự án có 1.327 lao động, lực lượng lao động này chủ yếu là các kỹ sư, chuyên gia, lao động có tay nghề kỹ thuật cao, với mức lương bình quân đạt 36,745 triệu đồng. Toàn bộ lao động được bố trí phòng ở tại khu nhà dành cho chuyên gia và cán bộ, công nhân viên của NSRP”.

Tại UBND tỉnh Thanh Hóa (đoạn này hình như tỉnh Thanh Hóa có đề cập đến trường hợp Hiến đò dọc?):

“Trong suốt thời gian triển khai xây dựng từ 2013-2016, dự án đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương. Thời kỳ cao điểm nhất trên công trường dự án có tới 30.000 lao động làm việc (trong đó chủ yếu là lao động địa phương thực hiện các công việc của nhà thầu thi công).

LHDNS là nhân tố thúc đẩy gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. Đến nay, huyện có khoảng hơn 800 doanh nghiệp, dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn liên tục tăng qua các năm, đến nay là 175 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 113.379 tỉ đồng và 19 dự án FDI với tổng vốn 12.860 triệu USD.

Thúc đẩy phát triển dịch vụ: Bên cạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp, dự án còn mang lại sự tăng trưởng từ các ngành dịch vụ, các dự án đầu tư cảng biển, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho chuyên gia, trường học, bệnh viện cũng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu kinh tế.

Trong thời gian vận hành dự án, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện, năng lực được tham gia thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, đồ dùng, văn phòng phẩm, dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nhà máy lọc hóa dầu, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ, bảo dưỡng các hệ thống kỹ thuật”…

10 năm trước từng giật thột với những con số nhiều nghìn tỉ đồng chi dùng cho cuộc di dân hàng nghìn hộ của xã Tĩnh Hải, xã Hải Yến phải dời làng. Những cơ sở vật chất có thể tạm tính, nhưng những tổn thất về tình cảm tâm linh của cái việc “làng ta di động nên có đất nhà máy dầu” khó mà đo đếm được?

Chợt nhớ trong bữa vui ở Nghi Sơn ngày khởi công, một ông rành rẽ: “Cái lợi của nhà máy lọc hóa dầu so với việc phải đi mua xăng dầu như thế nào?”. Một ông khác cự: “Anh chỉ vẽ! Nào có khác chi việc vác chai đi mua rượu với việc nấu rượu. Nấu rượu còn có bã nuôi lợn, còn được lời bán rượu và nữa, được uống thoải mái”.

Mới 10 năm thôi, có lẽ cái được vẫn là thứ dễ thấy, nhỡn tiền?

(Xem tiếp kỳ sau)

nghi them ve nghi son ky 2Nghĩ thêm về Nghi Sơn
]]>
https://petrotimes.vn/nghi-them-ve-nghi-son-ky-2-556291.html Xuân Ba Fri, 22 Nov 2019 00:00:45 +0700
https://petrotimes.vn/nghi-them-ve-nghi-son-555957.html Nghĩ thêm về Nghi Sơn Cụm thành ngữ năm tao bảy tiết vận vào Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn LHDNS thấy ít nhiều sinh sắc Năm tao bảy tiết ở đây không dùng để gọi sự bại xuội hỏng việc mà toát yếu lên những tất tả gắng gỏi suốt 10 năm trời để có một tổ hợp lọc hóa dầu hiện đại hôm nay Dù có không ít những chậm chạp nhỡ nhàng này khác ngày 23 12 2018 đã diễn ra Lễ vận hành thương mại LHDNS   Kỳ I: Luôn trong tầm soi chiếu

Ngó lại tấm ảnh chộp vội ở Khu kinh tế Nghi Sơn thời điểm tận xuân sơ hạ mười năm trước. Các cụ bà nón lá nhai trầu bỏm bẻm trong hàng nghìn người dân quây tụ và giăng hàng quanh sự kiện công bố LHDNS được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Họ là những người trong số hàng nghìn hộ dân xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia và vùng phụ cận. Trống cờ biểu ngữ loa phóng thanh vang vang lên một bầu không khí hội hè tưởng như chuẩn bị khánh thành một tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất Đông Nam Á. Như thoáng trong ánh mắt người dân những nét phấn chấn tin tưởng và cả nghiêm khắc rằng, “hàng nghìn hộ chúng tôi đã phải rời bỏ ruộng vườn với mảnh đất hương hỏa Tĩnh Hải, Hải Yến ngàn đời cha ông để lại để trao cho Nhà nước 350ha làm nhà máy lọc hóa dầu. Vậy nên các ông chớ có gây điều tiếng gì cho dân tôi đấy nhé!”.

nghi them ve nghi son
Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Năm 2008 qua đi. Rồi 2009. Tiếp 2010, rồi 2012… LHDNS vẫn im ắng. Trên truyền thông thấy chả ỏ ê gì đến LHDNS. Lại dầy thêm câu hỏi “tại sao?”. Chả tin lẫn vin vào những đồn thổi rằng Quảng Ngãi có Dung Quất là do quê cụ Phạm Văn Đồng và ông Trần Đức Lương cũng như Thanh Hóa có Nghi Sơn bởi quê ông Lê Khả Phiêu (!?) Nhưng thiên hạ ít biết rằng, thời điểm tưởng như chùng xuống và im ắng ấy, các ông lớn, các đối tác liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là Idemitsu Kosan, Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản, Tập đoàn Dầu mỏ Kuwait khi đôi hồi, khi phải loang loáng các phương án cùng ngàn vạn phép tính của bài toán đầu tư vào LHDNS làm sao có lãi đây? Nhớ thêm lời bộc bạch của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hôm ký lễ trao thầu cho các liên doanh xây dựng theo phương thức chìa khóa trao tay (được coi là thủ tục cuối cùng để khởi công dự án): “Dự án thành công phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các bên liên quan. Nếu không chứng minh được dự án có lợi cho các bên liên quan thì không thể tiến hành việc ký kết hôm nay được. Chỉ cần một bên kém một chút thiện chí, nôn nóng là dự án vỡ. Dự án LHDNS đã được tiến hành theo hướng bền vững với phương châm các bên cùng thắng, cùng có lợi (Win-Win)”.

Những bộc bạch ấy nếu lấy làm duyên do để cắt nghĩa cho tiến trình chậm trễ Nghi Sơn có lẽ cũng tạm được?

Sau khởi công, vẫn có những trục trặc này khác, nhưng nhờ có đội ngũ chuyên gia giỏi, thợ lành nghề cùng ít nhiều kinh nghiệm từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiến độ xây dựng LHDNS cũng thuận nhiều bề. Ngày 27-4-2018, nhà máy đã sản xuất ra dòng sản phẩm xăng Mogas 92 RON thương mại đầu tiên đạt tiêu chuẩn Euro 4 đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn Việt Nam.

Ngày 19-5-2018, khởi động thành công Phân xưởng Cracking được coi là trái tim của LHDNS. Đến thời điểm này, phân xưởng đang hoạt động ổn định, đạt 70% công suất thiết kế và tiếp tục sản xuất ra nhiều sản phẩm trung gian để chế biến ra xăng cao cấp Mogas 95 Euro 4, Diesel Euro 4, hạt nhựa Polypropylene...

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Dự án thành công phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các bên liên quan. Dự án đã được tiến hành theo hướng bền vững với phương châm các bên cùng thắng, cùng có lợi (Win-Win)”.

Thứ dễ thấy nhất ở sảnh chính Trung tâm LHDNS là ba mặt đồng hồ to đùng chỉ giờ của Kuwait, Tokyo của Nhật Bản và Nghi Sơn của Việt Nam. Ở vị trí mặt tiền này, tôi đã có một buổi chiều thong thả ngắm ngó những gương mặt chuyên gia, thợ kỹ thuật diễu qua, xôm tụ nhất vẫn là tầm đổi ca. Trên ngực áo bảo hộ của họ đều nổi bật logo với sắc màu bắt mắt của ba thành viên góp nên Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) kèm tấm thẻ nhận dạng. Việc ra vào, qua lại nơi đây là nghiêm ngặt. Trước khi vào LHDNS, người nhà máy đã điện ra Hà Nội đề nghị chúng tôi cung cấp họ tên, số thẻ nhà báo để họ làm thủ tục cấp thẻ nhận dạng. Anh bảo vệ chỉ cho tôi kia là tốp chuyên gia, thợ người Kuwait, Nhật và cả người Âu. Họ trong đội hình hơn 200 người nước ngoài làm việc ở đây. Anh nói vui, khu tập thể khá sang của NSRP như khách sạn lưu trú nhiều quốc tịch mang hơi hướng Liên Hợp Quốc! Bất chợt gặp lại một đôi quen là hai vợ chồng Nguyễn Tấn Lực và Lê Kim Oanh. Cả hai quê Quảng Ngãi đều học Khoa Lọc hóa dầu ở Đại học Đà Nẵng. Hai vợ chồng ra LHDNS đã 3 năm nay. Họ đều vội nên tôi chưa kịp hỏi chuyện thời gian ở Nghi Sơn thế nào? Chắc sinh hoạt của đôi vợ chồng trẻ có con nhỏ ấy cũng bấn. Nghe nói Tết này họ tranh thủ về Quảng Ngãi…

Những lối đi hun hút lộ thiên xuyên vào nhà máy lọc hóa dầu có mái che cũng có một đoạn chững. Ấy là chúng tôi đang dừng ở vị trí dùng cho vị khách nào hoặc công nhân nhà máy chưa dứt được cố tật thuốc lá. Không phải ai đó tạm dịu đi cơn nghiền nhưng cũng thầm phục cho các yếu nhân của NSRP đã nắm được cái thóp, cái thói xấu khi dám đặt uỵch một cơ sở lọc hóa dầu hiện đại tại một đất nước mà Bắc miền Trung đây còn vương vất bao lề thói của lề lối tiểu nông và cố chiều khi xây dựng và hoạch định vị trí an toàn cho thứ lửa khói vốn rất kỵ trong cái nghề dầu lửa! Vâng, hệt như cuộc sống cái gì cũng có thứ van xả của nó. Cũng như ở đây, như bất hợp lý mà lại có lý, như cái van xả to tướng là ngọn lửa đặc trưng khu hóa dầu vàng khé, nổi bật trong chiều đông Nghi Sơn. Lâu nay dân Nghi Sơn và vùng phụ cận đã quá quen với hình ảnh đó, mặc dù nhà máy vận hành thương mại mới được ít tháng. Nhớ hồi đầu tháng 8-2018, trên mạng tá hỏa lan truyền cái tin LHDNS bị hỏa hoạn với hình ảnh ngọn lửa phụt đỏ khé trong đêm. Hóa ra trong quá trình chạy thử xuất hiện tình huống và hiện tượng đốt thứ nhiệt thừa ấy. Các cơ quan chức năng và Công an Thanh Hóa đã phải thay nhau lên truyền thông giải thích.

Dân Việt từng bị cơn ám ảnh Formosa xả thải độc ra biển nên khi trên mạng lẫn truyền thông lề phải truyền cái tin LHDNS thời điểm năm 2017 và đầu 2018 xả thải ra biển đã nhảy dựng lên. Hóa ra là được phép. Kỹ sư Thịnh phụ trách môi trường của LHDNS điềm tĩnh bộc bạch với tôi rằng, “mặc dù các thông số nước thải được phép và cho phép nhưng chúng tôi luôn nghiêm ngặt trong từng công đoạn xử lý”.

(Xem tiếp kỳ sau)

* Bài viết trích từ ấn phẩm “Huyền thoại những công trình Dầu khí” - NXB Lao Động - 2019

]]>
https://petrotimes.vn/nghi-them-ve-nghi-son-555957.html Xuân Ba Wed, 20 Nov 2019 00:00:32 +0700
https://petrotimes.vn/canh-chim-dau-dan-cua-nen-cong-nghiep-khi-viet-nam-ky-2-555274.html Cánh chim đầu đàn của nền công nghiệp khí Việt Nam Kỳ 2 Đến năm 1995 sau khi đưa được dòng khí từ mỏ Bạch Hổ về Bà Rịa Vũng Tàu để chạy máy phát điện lãnh đạo Vietsovpetro và PV GAS đã nghĩ đến việc phải tận dụng nguồn khí đồng hành và nguồn khí khai thác được từ các giếng dầu ở vùng mỏ Bạch Hổ   canh chim dau dan cua nen cong nghiep khi viet nam tiep theo va het Một góc Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố

Khi đó, chúng ta thiếu khí đốt nghiêm trọng và chưa có một nhà máy, cơ sở công nghiệp nào lớn để sử dụng khí, mà chỉ là nhập khí hóa lỏng về để bán cho các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ, chủ yếu là cho nhân dân đun bếp gas. Đưa dòng khí vào bờ và xây dựng một nhà máy xử lý khí, có nghĩa là nhà máy này sẽ làm nhiệm vụ tách các hỗn hợp như Propane (C3), Butan (C4) ra thành khí hóa lỏng LPG (Liquified Petroleum Gas), còn khí khô đưa vào chạy máy phát điện ở Nhiệt điện Phú Mỹ, rồi làm phân đạm. Nếu làm được như vậy hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên nhiều lần. Nhưng lại có một vấn đề quan trọng, đó là, ngày ấy, khi đặt vấn đề xây dựng nhà máy xử lý khí không hiếm người cho rằng, làm ra hàng trăm nghìn tấn gas mỗi năm rồi đổ đi đâu? Ai mua và mua làm gì đống gas ấy? Rồi còn có một câu hỏi nữa là có làm được không? Lúc ấy có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa biết làm thì nên liên doanh với một công ty của Mỹ, họ sẽ giúp ta xây dựng nhà máy, quản lý nhà máy. Chúng ta sẽ học từ họ, bao giờ giỏi rồi thì tiếp quản.

canh chim dau dan cua nen cong nghiep khi viet nam tiep theo va het
 

Khi đưa vấn đề đó ra bàn bạc, một trong những người phản đối quyết liệt nhất chính là Đỗ Khang Ninh.

Quan điểm của anh là chúng ta hãy thuê tư vấn, giám sát thật tốt, thuê các nhà thầu có kinh nghiệm, có uy tín của Hàn Quốc, Nhật Bản, hãy chọn những thiết bị tốt nhất, công nghệ hiện đại nhất. Nhưng anh thuyết phục thế nào đi chăng nữa, một số người vẫn không nghe. Cuối cùng, Đỗ Khang Ninh cùng ông Phan Tử Quang - người có công lao rất lớn trong việc xây dựng và phát triển ngành Dầu khí - đã tới gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Sau khi nghe các anh trình bày, Tổng Bí thư Đỗ Mười gọi điện cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Và rồi từ đó, mọi việc bắt đầu được triển khai.

Một trong những lãnh đạo PVN ủng hộ mạnh mẽ việc này là ông Ngô Thường San, khi đó là Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Ông nói cứ làm, nếu dư thừa thì bán rẻ cho người dân. Mọi việc được quyết định, nhưng thủ tục ở Việt Nam quả thực là nhiêu khê. Phải mất đến 2 năm, hồ sơ giấy tờ mới xong và bắt tay xây dựng nhà máy. Trong khi việc xây dựng nhà máy chỉ mất có 18 tháng. Đây là một kỷ lục cũng vào loại hiếm có.

Việc xây dựng nhà máy không chậm ngày nào và cho đến nay, 20 năm trôi qua, nhà máy vẫn vận hành rất tốt.

Trở lại câu chuyện xây dựng nhà máy, sau khi lựa chọn được nhà thầu và tiến độ xây dựng nhà máy đang ở giai đoạn rất khẩn trương, Đỗ Khang Ninh được giao nhiệm vụ làm tổng quản chỉ huy việc xây dựng nhà máy. Ngày ấy, các anh làm việc với nhiệt huyết cháy bỏng và hoàn toàn không nghĩ gì đến bản thân mình.

Nhà máy xây dựng xong, bắt đầu vào chuẩn bị chạy thử thì bỗng dưng cả tư vấn và đăng kiểm quốc tế đều nói phải đợi thêm 1 tháng nữa. Trong lúc ấy, Kho cảng Thị Vải chưa xây dựng xong, chúng ta phải thuê tàu chứa khí LPG với giá 200 nghìn USD/ngày. Nghe tư vấn giám sát và đăng kiểm quốc tế nói vậy, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng, bởi chờ 1 tháng nữa tức là mất tới 6 triệu USD. Đỗ Khang Ninh hỏi lý do tại sao không cho chạy thử, thì chỉ nhận được câu trả lời rằng, chưa thấy có độ an toàn cao, còn không thấy an toàn ở đâu, khâu nào thì họ không nói.

Sau khi kiểm tra lại lần cuối, Đỗ Khang Ninh vẫn thắc mắc tại sao không có một sai sót nào mà cả tư vấn và đăng kiểm quốc tế lại cùng lên tiếng? Anh quyết định cứ cho chạy thử. Anh cho họp nhà thầu và đăng kiểm quốc tế về lý do không cho chạy thử thì họ vẫn nói lấp lửng. Anh quyết định: “Tôi quyết định cho chạy thử, nếu xảy ra điều gì, tôi chịu trách nhiệm, còn nếu nhà máy vận hành tốt, tôi sẽ đuổi các ông”.

Đến khi đó, họ buộc phải ký vào biên bản.

Khi chạy thử vào tháng 3-1998, nhà máy vận hành cực kỳ hoàn hảo. Khi dòng dầu condensate chạy ra, mọi người sung sướng reo hò. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, vào thời điểm đó, chúng ta vẫn phải thuê tư vấn vận hành trong 2 năm đầu tiên. Mà tiền thuê tư vấn vận hành là cực kỳ cao, lương tư vấn vận hành là 10.000 USD/ngày, với đội ngũ là 10 người, ngang bằng lương của cả công ty.

Nói về chuyện cũ, Đỗ Khang Ninh bỗng nhớ ra một việc. Vừa rồi, lãnh đạo Vietsovpetro có đề nghị làm lại hồ sơ để xét Giải thưởng Nhà nước cho công trình đưa khí vào bờ. Hồi ấy, anh làm ở Vietsovpetro và Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế Dầu khí biển (NIPI).

Anh nhớ lại sáng kiến đưa khí vào bờ là một sáng kiến cực kỳ lớn và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Hồi ấy, bên Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí (nay là PV GAS) thuê NIPI làm luận chứng kinh tế về việc đưa khí vào bờ. Đầu tiên, công ty định thuê nước ngoài, nhưng ông Nguyễn Quang Hạp, khi đó là Giám đốc công ty, rất băn khoăn bởi lẽ thuê tư vấn nước ngoài làm luận chứng thì mất tới 4 triệu USD.

Với quyết tâm “tự thiết kế”, năm 1991, Vietsovpetro huy động anh em nghiên cứu lao vào làm luận chứng Dự án đưa khí vào bờ từ khu mỏ Bạch Hổ, Đỗ Khang Ninh cùng anh em lao vào làm ngày làm đêm và được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày đêm. Lúc đó, 100.000 đồng cũng là một con số khá lớn. Làm luận chứng xong, chúng ta thuê công ty của Canada thiết kế tổng thể. Cũng phải nói rằng, ngày ấy, khí đồng hành ở ngoài biển có bao nhiêu là được đốt hết sạch. Nhìn ngọn lửa cháy ngùn ngụt ở ngoài khơi mà tiếc đứt ruột, nhưng không biết làm thế nào. Muốn đưa được khí đồng hành vào bờ thì phải có hệ thống đường ống và phải có một trạm nén khí công suất lớn với số tiền đầu tư hàng trăm triệu USD... Dầu của Bạch Hổ là loại dầu ngọt, có giá trị rất cao, nhưng ngặt nỗi lại có hàm lượng paraffin hơi nhiều, cho nên muốn chống “đông” cho đường ống, cứ 20km đường ống lại phải có một “trạm đun nóng”... Như vậy phải đầu tư rất nhiều tiền.

Sau khi nghiên cứu, các cán bộ ở NIPI đã phát kiến ra rằng, có thể lợi dụng áp suất vỉa để đẩy dòng khí vào mà không cần tới máy nén. Đỗ Khang Ninh là người được giao trực tiếp tính toán. Ngày ấy, máy tính điện tử còn rất lạc hậu, chỉ có máy tính đen trắng đời 286, không có phần mềm mua sẵn nên mọi người phải tự lập trình, thiết kế. Nhưng dù sao như thế cũng còn hơn viết tay.

Lúc tính đưa khí vào bờ chưa có máy nén, làm thế nào để đưa được vào bờ 2 triệu m3 khí/ngày, các anh đã nghĩ ra dùng nguồn khí áp suất cao trộn vào khí áp suất thấp và đưa được vào bờ.

Nhiều chuyên gia dầu khí nói rằng, Dự án đưa dòng khí đồng hành từ Bạch Hổ vào bờ có ý nghĩa quan trọng không kém gì dự án tìm ra dầu ở tầng đá móng.

Bây giờ, khi đánh giá lại mới khẳng định được rằng: Đây là một công trình nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển hệ thống thu gom, xử lý, vận chuyển và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Vietsovpetro và các mỏ lân cận, tổng hợp toàn bộ những khó khăn, thách thức và giải pháp trong thu gom, xử lý, vận chuyển và sử dụng khí đồng hành từ năm 1995 đến nay. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về tiềm năng khí đồng hành, các đặc tính lý hóa của khí đồng hành và các giải pháp tận thu, xử lý, vận chuyển và sử dụng khí đồng hành tại Vietsovpetro.

Từ các kết quả nghiên cứu của công trình này, Vietsovpetro đã phát triển công nghệ xử lý vận chuyển khí đồng hành đạt hiệu quả kinh tế cao, có cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của Vietsovpetro và Việt Nam.

]]>
https://petrotimes.vn/canh-chim-dau-dan-cua-nen-cong-nghiep-khi-viet-nam-ky-2-555274.html Nguyễn Như Phong Tue, 12 Nov 2019 00:00:58 +0700
https://petrotimes.vn/canh-chim-dau-dan-cua-nen-cong-nghiep-khi-viet-nam-554840.html Cánh chim đầu đàn của nền công nghiệp khí Việt Nam Tôi đến Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam CTCP PV GAS vào một ngày cuối tháng 4 Nắng như đổ lửa nhưng không khí trong nhà máy có vẻ dịu hơn bởi những hàng cây xanh mướt   Nếu không có tiếng ồn ào từ cụm máy nén khí và hệ thống ống dẫn khí, dẫn dầu, khí đốt hóa lỏng (LPG) dài không biết bao nhiêu cây số chạy chằng chịt, thì dễ nghĩ đây không phải là một nhà máy công nghiệp. Bởi ở đây vắng vẻ đến lạ lùng, thi thoảng mới thấy một bóng công nhân đạp xe đi kiểm tra.

canh chim dau dan cua nen cong nghiep khi viet nam
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố

Hỏi ra mới biết, mỗi ca sản xuất ở đây chỉ có 17 người, trừ số anh em trực phòng cháy chữa cháy là 3 người, chỉ còn 14 người làm việc. Cả khuôn viên nhà máy rộng mênh mông, thi thoảng mới thấy một bóng người đạp xe đạp qua.

Quản đốc nhà máy, anh Phan Tấn Hậu - người đã có đến 17 năm làm việc ở đây - cho tôi biết, từ khi vận hành vào tháng 7-1998 đến nay, nhà máy không xảy ra bất cứ sự cố nào gây mất an toàn lao động hoặc dừng nhà máy. Dĩ nhiên, nhà máy cũng có những lúc phải dừng hoạt động do đến thời kỳ bảo dưỡng, nhưng không để xảy ra một sự cố nào trong suốt 20 năm thì tôi nghĩ đã là một kỷ lục hiếm có ở trên thế giới.

Nhân chuyện này, tôi lại nhớ đến câu chuyện một lần tới thăm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Khi đó, nhà máy đang phấn đấu đạt 2 triệu giờ công an toàn. Tôi ra chụp ảnh ở hồ nước thải và khi lội trong đám cỏ thì chẳng may sa xuống một cái hố. Cái hố rất nông, chỉ sâu khoảng 20cm. Khi tôi bị khuỵu chân xuống thì ngay lập tức có 2 anh đi cùng đỡ lên, rồi sau đó, các anh nói với tôi rằng suýt nữa tôi đã làm các anh mất tiền thưởng ngày hôm đó. Tôi ngạc nhiên hỏi tiền thưởng gì thì anh cho biết, toàn bộ nhà máy có hệ thống camera theo dõi, chỉ cần bảo vệ thấy tôi ngã xuống ở đó và không đứng lên đi được mà phải có người dìu đi thì bất luận lý do gì cũng có nghĩa rằng ở đó đã có một vụ mất an toàn lao động, 2 triệu giờ công đang phấn đấu thành công cốc, tiền thưởng cũng mất. Nghe câu chuyện đó và đối chiếu với những quy định an toàn ở Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố, tôi càng thấy rõ kỷ luật ở đây nghiêm ngặt tới mức độ như thế nào.

canh chim dau dan cua nen cong nghiep khi viet nam
Người lao động PV GAS tại Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố

Đi vào các phân xưởng, đặc biệt là ở trung tâm điều khiển, tôi thấy cái gì cũng sạch như li như lau, cái gì cũng mới, cứ như nhà máy mới khánh thành... Hệ thống điều khiển của nhà máy mặc dù đã gần 20 năm, nhưng vẫn là công nghệ hiện đại nhất, cho tới nay vẫn chưa có công nghệ nào tiên tiến hơn... Suốt 20 năm qua, Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố chưa phải thay đổi cái gì, ngoài việc đội ngũ vận hành chăm lo bảo dưỡng, “giữ tốt, dùng bền”, nếu có cải tiến thì cũng chỉ là thay đổi tí chút để nâng cao hệ số thu hồi LPG từ 87% lên hơn 97%. Thế mới biết “ngày xửa ngày xưa”, các “trưởng lão” của Tổng công ty Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và PV GAS đã có tầm nhìn xa đến thế nào khi lựa chọn công nghệ xử lý khí cho nhà máy.

Để dẫn khí vào nhà máy có hệ thống đường ống chạy dưới đáy biển dài 107km và trên bờ 10km. Mỗi năm, nhà máy chỉ dừng bảo dưỡng định kỳ 5 ngày và cứ 5 năm 1 lần lại có một đợt bảo dưỡng lớn kéo dài 12 ngày.

Nhà máy chính thức đi vào vận hành thương mại từ tháng 7-1998 và cho tới nay, mỗi ngày nhà máy xử lý 5,8 triệu m3 khí, cho ra 4,9 triệu m3 khí khô, cung cấp cho Nhà máy Điện Phú Mỹ, Nhà máy Điện Bà Rịa, Nhà máy Đạm Phú Mỹ; kèm theo đó là 1.000 tấn LPG; 350 tấn xăng nhẹ... Tiền bán khí và xăng nhẹ mỗi ngày tới 1 triệu USD.

Tính đến hết năm 2018, nhà máy đã xử lý được 26 tỉ m3 khí; cung cấp “đầu vào” cho 10% sản lượng điện quốc gia; 30% LPG cho tiêu thụ nội địa và đủ sản xuất 40% phân đạm... Đó thực sự là những con số cực kỳ ấn tượng.

Duy nhất có một điều “cũ kỹ” ở trung tâm điều khiển là tôi thấy có nhiều gương mặt phong trần, từng trải. Tôi đề nghị anh Phan Tấn Hậu tập hợp hết anh em, những ai đã có trên 15 năm làm việc tại đây để chụp ảnh.

Thoáng cái đã có gần hai chục người có mặt, trong đó có cả Phan Tấn Hậu. Hỏi ra mới biết anh em đều đã làm ở nhà máy người ít nhất là... 15 năm, còn người nhiều nhất là hơn 20 năm và so với các đơn vị thành viên khác của PV GAS thì anh em ở đây... “già” nhất. Mà cũng phải thôi, nhiều anh em gắn bó với nhà máy từ những ngày đầu thành lập, cho tới nay, cũng sắp tới tuổi nghỉ hưu... Nhưng thú vị nhất là trong suốt ngần đấy năm, hầu như không có ai xin chuyển công tác vì “không hợp”. Chỉ có người ở đây được điều đi làm lãnh đạo, hoặc cán bộ chủ chốt cho các dự án khác. Không phải vì ở đây có đời sống ổn định, đồng lương bảo đảm mà nơi đây còn thực sự là mái nhà chung, là nơi khi đến làm việc, anh em thấy gắn bó như ở nhà. Đó là điều mà không phải nơi nào cũng có được.

Theo lời giới thiệu của lãnh đạo Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố, tôi đi tìm gặp anh Đỗ Khang Ninh. Bây giờ là Tổng giám đốc Chi nhánh Tập đoàn - Công ty Điều hành đường ống Tây Nam (SWPOC). Năm 1995, Đỗ Khang Ninh là Trưởng ban Quản lý Dự án Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố.

Nói về chuyện cũ, ánh mắt của Đỗ Khang Ninh chợt trở nên xa xăm. Anh bảo, bây giờ nghĩ lại vẫn thấy lạ rằng, tại sao khi đó dám làm, tại sao khi đó hăng hái đến vậy? Tại sao ngày ấy lại có đủ dũng cảm để làm, khi kinh nghiệm chỉ là con số 0 và không ai biết gì về một nhà máy khí?

Tôi nói với anh, thật ra, cách đây 20 năm, PVN chưa có kinh nghiệm gì về một nhà máy khí. Vào thời ấy, chúng ta chỉ là người học việc, người đi làm thuê. Nhưng việc xây dựng được Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố quả thực là một kỳ tích.

Qua câu chuyện của Đỗ Khang Ninh, tôi hình dung ra được bối cảnh ngày đó.

Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19-11-1982 trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam - Liên Xô được ký ngày 19-6-1981. Năm 1986, sau gần 5 năm tìm kiếm, thăm dò, Vietsovpetro đã khai thác những tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, tại Lô 09-1, thuộc bồn trũng Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam. Đây là bước nhảy vọt đầu tiên, lớn nhất, quan trọng nhất, là dấu son chói lọi của ngành Dầu khí Việt Nam và kể từ đây, Việt Nam đã gia nhập vào danh sách các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Việc khai thác dầu từ mỏ Bạch Hổ năm 1986 đã tạo nên cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển ngành Dầu khí như hiện nay.

Thiết kế phát triển và xây dựng mỏ Bạch Hổ ban đầu được thực hiện trên nguyên tắc khai thác dầu là nhiệm vụ chính, khí đồng hành tách ra sẽ đốt bỏ ngoài khơi trên các công trình dầu khí Lô 09-1.

Chính vì vậy, trên các giàn cố định (MSP/RP) của Vietsovpetro được thiết kế lắp đặt 2 đuốc (mạn trái và mạn phải của giàn), công suất đốt khí mỗi giàn 300 nghìn m3/ngđ. Trên các giàn trung tâm (CTP) thiết kế hệ thống đuốc trung tâm với công suất đốt khí lên đến 6,0 triệu m3/ngđ. Toàn bộ hệ thống các đuốc trên các công trình dầu khí ở mỏ Bạch Hổ có công suất đốt lên đến 10 triệu m3/ngđ, bảo đảm cho công tác khai thác dầu đến 30 nghìn tấn/ngđ.

Đốt bỏ khí đồng hành không những làm mất đi nguồn tài nguyên không tái tạo có giá trị và nguồn lợi nhuận rất lớn của quốc gia mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và điều kiện sống của dân cư, nơi khai thác dầu khí. Thực tế đó đã thôi thúc tập thể các nhà khoa học - công nghệ Vietsovpetro, bên cạnh khai thác dầu, tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý, vận chuyển và sử dụng khí đồng hành, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước

(Xem tiếp kỳ sau)

]]>
https://petrotimes.vn/canh-chim-dau-dan-cua-nen-cong-nghiep-khi-viet-nam-554840.html Nguyễn Như Phong Fri, 08 Nov 2019 00:00:48 +0700
https://petrotimes.vn/huyen-thoai-o-mot-nha-may-tre-tiep-theo-va-het-554515.html Huyền thoại ở một nhà máy trẻ Tiếp theo và hết Và thế là tôi tìm gặp chị Nhung Lúc này chị đang bận phục vụ cho đoàn Kiểm toán Nhà nước Xung quanh chị là hơn 1 000 bộ hồ sơ chất đống và chị tâm sự rằng chỉ huy công trường xây dựng với hàng nghìn công nhân cộng thêm hàng chục nghìn tấn thiết bị xem ra còn dễ hơn là phục vụ các ông bà kiểm toán Bởi lẽ họ làm kiểm toán thì họ tuân theo quy định của các bộ, ngành; các thông tư, chỉ thị; các quy định, biểu giá… về công tác xây dựng chứ họ không đếm xỉa đến những tính đặc thù của nơi xây dựng. Một ví dụ đơn giản, Bộ Xây dựng quy định làm một cái móng với những thông số cụ thể, nhưng quy định đó chỉ phù hợp với những nơi có nền đất vững chắc, còn ở Cà Mau, để làm được một cái móng thì khối lượng đất đào đổ đi phải gấp 5-10 lần bình thường, vì đất là đất bùn, lại là “đất không chân” nên phải đào cực rộng để bùn không tràn vào hố móng. Một hố móng thiết kế có diện tích 4m2, nhưng khi làm phải mở rộng ra 20m2… Nhưng giải thích các vấn đề về xây dựng với những người không biết thì chẳng khác gì nói với... người điếc. Mà kiểm toán không theo các phát sinh do hoàn cảnh thực tế, cái gì cũng “theo văn bản”.

huyen thoai o mot nha may tre tiep theo va het

Một góc Nhà máy Xử lý khí Cà Mau

Qua các câu chuyện chị Nhung kể và thông qua nhiều người nói lại, tôi mới hiểu tại sao lãnh đạo PV GAS lại chọn chị là chỉ huy trưởng công trường xây dựng.

Chị Nguyễn Kim Nhung từng học chuyên ngành xây dựng ở Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Học xong, chị về làm ở Trung tâm Điện lực Phú Mỹ. Làm ở đó tuy lương bổng cao, nhàn nhã, nhưng… “buồn”. Thế là chị xin về PV GAS, khi đó đang làm đường ống Nam Côn Sơn nên cần người. Rồi chị tham gia chỉ huy xây dựng ở các công trường lớn như Kho cảng Thị Vải, Nhà máy Đạm Phú Mỹ giai đoạn 2, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ… Chị từng chỉ huy thành công việc san lấp, làm hố móng cho Kho cảng Thị Vải. Và còn một điều đặc biệt nữa ở chị, đó là chị nói tiếng Anh rất giỏi, đến mức có thể “cãi nhau” tay đôi với các nhà thầu người Mỹ, Australia hay Hàn Quốc, Nhật Bản.

Khi Huỳnh Quang Hải mời chị Nhung về làm chỉ huy trưởng công trường thì chị biết đây là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn. Nhưng là một phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, đã được thử sức ở nhiều công trình lớn nên chị dũng cảm nhận lời. Chị Nhung có mặt nhận nhiệm vụ ở công trường vào ngày 20-8-2015.

Khi về công trường, qua quan sát và tìm hiểu, chị thấy ngay những gì đang cản trở tiến độ thi công. Ngoài những việc như thiếu thợ, thiếu cát, mùa mưa… thì tình trạng vô kỷ luật, nhậu nhẹt, say xỉn của công nhân trên công trường đang là một đại nạn. Với công nhân xây dựng trên công trường, hết giờ là họ lại vùi đầu vào bia, rượu và cả cờ bạc nữa. Rồi cũng giống như tất cả công nhân Việt Nam trên các công trường, họ thích nghỉ là nghỉ, lý do để nghỉ thì vô vàn, nào là lễ tết, giỗ chạp, ngày mùa, lễ nọ hội kia…

Cho nên, việc đầu tiên của chị trên công trường là đi vận động công nhân không được uống rượu.

Anh em kể lại giai thoại rằng, có lần chị đến một tốp công nhân đang nhậu rượu đế. Khi chị khuyên can anh em đừng uống rượu thì có một anh ngất ngưởng bảo rằng, nếu chị dám uống rượu say với họ một bữa thì từ mai họ thề không uống rượu nữa. Chị nhận lời và gọi tất cả đến để chứng kiến. Các nam công nhân hào hứng hưởng ứng và thế là đã có một cuộc “đấu rượu” giữa chị và một số công nhân. Rượu đế Cà Mau cũng không phải là nhẹ. Đám công nhân thấy chị “xin phép” uống trước… hai bát để “làm quen” thì phát hoảng và vội tôn chị làm sư phụ. Từ đó tình trạng nhậu nhẹt trên công trường đã cơ bản chấm dứt.

Tôi có hỏi một số anh em về giai thoại này, người bảo “có”, người bảo “làm gì có”… Và thực sự chị Nhung cũng không uống được rượu. Nhưng có một điều mà ai cũng xác nhận là: Từ khi có chị Nhung về, nạn nhậu nhẹt và nghỉ vô tổ chức giảm đáng kể.

huyen thoai o mot nha may tre tiep theo va het

Bồn chứa LPG tại GPP Cà Mau Ảnh: Hiền Anh

Công nhân cũng rất nể và thương chị khi thấy chị thức đêm lăn lộn ngoài công trường và họ thấy xấu hổ khi làm việc không hết sức mình. Còn nhà thầu Posco Engineering của Hàn Quốc thì thực sự kính nể chị, bởi lẽ họ thấy một phụ nữ hầu như đêm nào cũng lọ mọ ngoài công trường để đốc thúc và giám sát thi công. Đầu tiên, họ tuyên bố rằng không làm ban đêm, nhưng chính họ cũng cảm thấy ngượng trước tinh thần và nhiệt huyết của chị Nhung nên họ cũng phải đi làm đêm.

Có thời gian, chị ở tại công trường tới 2 tháng không về nhà. May mắn là chị có đức lang quân rất thương vợ, hoàn toàn thông cảm với đặc thù công việc của vợ, nên anh còn tạo điều kiện giúp đỡ vợ thêm.

GPP Cà Mau được xây dựng trong bối cảnh khó khăn như vậy nhưng chỉ chậm tiến độ có 2 tháng, đó thực sự là một thành công rất lớn.

Nói về nhà máy, Giám đốc Nguyễn Phúc Tuệ tự hào rằng, GPP Cà Mau có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ nhất trong toàn PVN với độ tuổi trung bình chỉ ngoài 30 và toàn bộ việc vận hành nhà máy do người Việt đảm nhiệm. Đây là một bước tiến rất lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của KCM. Tuyển dụng người vào làm việc tại nhà máy không khác gì sàng… quặng vàng. Ngay khi nhà máy đang xây dựng, công ty đã chuẩn bị nhân lực vận hành. Hồ sơ dự tuyển là 2.000 người, nhưng qua sàng lọc bước một chỉ còn 700 người. Sau phỏng vấn lần thứ nhất còn 200 và đến phỏng vấn lần hai thì còn được 100 người. Số người này được đưa đi đào tạo cơ bản 2 năm, rồi đưa về Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố học và làm, rồi ra Kho cảng Thị Vải làm thợ, xong lại đưa về KCM học tiếp và sau một khóa đào tạo nâng cao nữa mới được nhận về làm việc. Để có một người thợ làm việc tại nhà máy phải đào tạo mất ít nhất là 2 năm và hiện nay, mỗi vị trí làm việc trong nhà máy có 2-3 người đảm nhiệm.

Với GPP Cà Mau, công tác an toàn được đặt lên hàng đầu. Ở đây, ai chỉ cần hút thuốc lá sai vị trí quy định là bị đuổi việc, còn ai khi vào nhà máy, nếu kiểm tra hơi thở mà có nồng độ cồn thì cầm chắc bị trừ lương rất nặng. Chính vì thế, cán bộ, công nhân viên nhà máy hầu như không có người hút thuốc lá và không có chữ “ nhậu” trong đầu mọi người.

Theo anh Nguyễn Phúc Tuệ, bây giờ, nhà máy đã đi vào vận hành hoàn hảo. Năm 2018, doanh thu của nhà máy là 2.500 tỉ đồng, lợi nhuận là hơn 700 tỉ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 230 tỉ đồng… Tuy nhiên, lãnh đạo PV GAS và KCM đang có một mối lo mới, đó là nguy cơ thiếu khí.

Nguồn khí cho GPP Cà Mau là từ mỏ PM3, khai thác chung với Malaysia ở vùng biển chồng lấn. Trước kia, nguồn khí ở đây do PVN nhận hết và vì thế mới có điều kiện để làm Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Nhưng từ giữa năm 2019, Việt Nam hết quyền nhận khí và sẽ giảm hơn 1 tỉ m3. Khó khăn này, lãnh đạo PVN qua các thời kỳ từ 2005 đến nay đã thấy và hy vọng nguồn khí từ Lô B - Ô Môn sẽ bổ sung. Nhưng bởi nhiều lý do mà cho tới nay, Lô B - Ô Môn vẫn chưa khởi động được, nguy cơ thiếu khí cho Điện - Đạm Cà Mau đã hiện hữu.

May mắn là mới đây, lãnh đạo PV GAS đã đàm phán thành công với Petronas của Malaysia để mua lại nguồn khí của họ với giá rất hợp lý. Tuy nhiên, lại nảy sinh ra vấn đề là trước đây, chúng ta sản xuất urê và điện bằng nguồn khí giá rẻ, cho nên giá thành của urê và điện khá tốt. Bây giờ phải mua khí giá cao hơn nhiều so với trước dẫn đến giá thành sản xuất sẽ cao, lợi nhuận sẽ giảm.

Đây là bài toán mà muốn giải được phải có những quyết sách của Chính phủ và Bộ Công Thương, còn với PV GAS, điều quan trọng nhất là phải có đủ khí cho các nhà máy này vận hành.

huyen thoai o mot nha may tre tiep theo va het

 

Huyền thoại ở một nhà máy “trẻ”
]]>
https://petrotimes.vn/huyen-thoai-o-mot-nha-may-tre-tiep-theo-va-het-554515.html Nguyễn Như Phong Tue, 05 Nov 2019 00:00:16 +0700
https://petrotimes.vn/huyen-thoai-o-mot-nha-may-tre-554133.html Huyền thoại ở một nhà máy trẻ Nhà máy Xử lý khí Cà Mau GPP Cà Mau thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam CTCP PV GAS có lẽ là nhà máy trẻ nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN đi vào vận hành năm 2018 sau 22 tháng xây dựng Và nhà máy cũng có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhất so với tất cả các đơn vị của PVN gần 60 có độ tuổi dưới 30 Điều đặc biệt là việc vận hành GPP Cà Mau hoàn toàn do người Việt đảm nhiệm       Năm 2018 là năm thứ 12 Công ty Khí Cà Mau (KCM) vận hành công trình PM3 - Cà Mau và là năm đầu tiên vận hành GPP Cà Mau.

huyen thoai o mot nha may tre
Toàn cảnh GPP Cà Mau

Ngay từ năm đầu tiên GPP Cà Mau đã cung cấp cho khách hàng là Đạm và Điện Cà Mau cùng các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ 2,018 tỉ m3 khí khô, đạt 110% so với kế hoạch; sản xuất được 153 nghìn tấn khí hóa lỏng (LPG), vượt gần 40 nghìn tấn; hơn 10 nghìn tấn condensate, vượt 54% kế hoạch... Tổng doanh thu năm 2018 đạt hơn 1.500 tỉ đồng, vượt 4% kế hoạch. Và từ khi có dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3, PV GAS đã nộp ngân sách tỉnh Cà Mau gần 10 nghìn tỉ đồng. Đây là con số cực kỳ có ý nghĩa, bởi Cà Mau là một tỉnh rất nghèo và khó khăn bộn bề.

GPP Cà Mau có tổng mức đầu tư 290 triệu USD; khởi công ngày 23-4-2015. Gần 8 tháng sau, vào giữa tháng 12 đã hoàn thiện mặt bằng và 4 tháng sau bắt đầu lắp đặt thiết bị. Chỉ hơn 6 tháng lắp đặt, giữa tháng 11-2017, nhà máy hoàn thành công tác nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải và nửa tháng sau, nhà máy đi vào vận hành chính thức. Nhà máy đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến cắt băng khánh thành vào đầu tháng 5-2018.

Những con số khô khan đó chỉ chứng minh được một điều giản dị là nhà máy được xây dựng với tốc độ “chóng mặt” và hiện đang vận hành hoàn hảo, với hơn 100% công suất thiết kế, tuyệt đối an toàn, hiệu quả kinh tế cao.

Những ai đến nhà máy bây giờ sẽ chỉ thấy tất cả đang đẹp như một bức tranh và sẽ chẳng còn mấy ai nhớ được, để “vẽ” được bức tranh đó, cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý Dự án và lãnh đạo PV GAS đã phải trải qua những năm tháng cơ cực như thế nào và họ đã làm gì để xây dựng nhà máy.

Trở lại một chút lịch sử, việc tính toán phải xây dựng GPP Cà Mau đã có từ khá lâu.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà mãi đến năm 2015 công trình mới được động thổ xây dựng, còn trước đó cũng phải mất hơn 3 năm để hoàn tất các thủ tục, rồi thiết kế, lựa chọn nhà thầu, mua sắm thiết bị… Ban đầu, dòng khí từ mỏ PM3 đã được đưa vào cho Nhà máy Điện Cà Mau và Nhà máy Đạm Cà Mau. Tuy nhiên dòng khí đưa từ mỏ vào chưa được xử lý cho nên lãng phí rất nhiều loại khí C3, C4 hay còn gọi là LPG. Ai cũng biết là lãng phí, ai cũng biết là nếu xử lý được khí như Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao, nhưng muốn làm thì phải có vốn, rồi phải qua rất nhiều cấp thẩm định, phê duyệt…, phải mất hằng năm trời cho những loại thủ tục “theo đúng quy trình”.

Trong khi đó, mỗi một năm nước ta phải nhập đến cả triệu tấn LPG, cho nên nếu xử lý được nguồn khí từ PM3 về thì hằng năm có thêm khoảng hơn 150 nghìn tấn LPG. Lượng LPG này cộng với LPG của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố sẽ bảo đảm được 70-75% lượng khí đốt dân dụng.

Những bài học kinh nghiệm tốt từ việc xây dựng Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố vẫn còn nguyên giá trị, chính vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng nhà máy, PV GAS rất tự tin. Điều đáng nói nhất ở đây là công trình hoàn toàn do người Việt Nam tự thiết kế, tự đi mua sắm thiết bị và tự thi công. Tất nhiên, trong quá trình thi công, chúng ta cũng lựa chọn một số nhà thầu nước ngoài như Posco Engineering của Hàn Quốc, còn Tổng thầu là Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) của PVN - đơn vị nổi danh với việc xây dựng nhiều công trình khai thác trên biển.

huyen thoai o mot nha may tre
Người lao động tại GPP Cà Mau

GPP Cà Mau được thiết kế theo công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ với bản quyền thiết kế của Honeywell UOP (UOP) - một tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu của Mỹ. Không chỉ ở khâu thiết kế mà các thiết bị chính cũng mua của Mỹ, nên chất lượng cực kỳ cao. Nhà máy thu hồi LPG lên đến 97%. Nói một cách nôm na, dòng khí từ mỏ PM3 sau khi qua xử lý tại đây, sẽ bị “vắt sạch” LPG.

Về các vấn đề kỹ thuật cũng không có gì đáng lo lắm, bởi PV GAS đã lựa chọn công nghệ tốt nhất và các thiết bị tốt nhất, được giám sát thi công cực kỳ chặt chẽ, hay nói một cách không quá thì Ban Quản lý xây dựng GPP Cà Mau giám sát được đến từng con bu lông.

Nhưng khi bắt tay vào thi công, tiến độ liên tục bị chậm. Nói về chuyện này, ông Dương Mạnh Sơn - Tổng giám đốc PV GAS - giải thích: “Việc chậm tiến độ lớn nhất là ở khâu san lấp mặt bằng. Nói thật, không ai có thể tưởng tượng được lại xây dựng nhà máy trên khu vực có nền đất yếu như vậy, hay còn gọi là “nền đất không chân” vì ở dưới toàn bùn. Muốn xử lý được loại bùn này thì phải hút chân không để cho bùn biến thành đất sét rồi chất tải lên, bảo đảm độ nén. Phải đổ cát cao hơn mặt bằng thiết kế tới gần 2 mét, rồi chất tải cho lún xuống.

Nói nghe có vẻ đơn giản nhưng khi làm thì thật là “thiên nan vạn nan”. Nhà máy được đặt ở nơi “đồng không mông quạnh”, giao thông cực kỳ khó khăn, xung quanh kênh rạch chằng chịt. Nắng thì như đổ lửa, mưa thì thối đất thối cát. Chưa bao giờ chúng tôi phải thi công trong điều kiện có tháng mưa tới 28 ngày. Buổi tối hễ tắt mặt trời là muỗi bay như ném trấu, mà muỗi Cà Mau thì nổi tiếng từ xưa tới nay.

Những điều đó cũng có thể khắc phục được, nhưng khổ nhất trong việc xây dựng nhà máy đó là thiếu nhân công trầm trọng. Ở Cà Mau, lao động có kỹ thuật không nhiều và họ cũng chỉ làm được những công việc cực kỳ đơn giản. Chúng tôi phải đi tuyển mộ thợ từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng vào làm. Nguyên vật liệu cũng thiếu thốn nghiêm trọng, không ai có thể tưởng tượng được rằng, chỉ thiếu một cân que hàn cũng phải đi 200 cây số mới mua được. Khổ nhất là đi mua cát, Cà Mau rộng mênh mông như thế nhưng cát xây dựng lại không có, cát phải mua tận Kiên Giang, vận chuyển gần 200 cây số đường thủy, nhưng không chở được bằng sà lan cỡ lớn mà phải dùng các sà lan cỡ nhỏ. Cả công trình tốn hơn 1 triệu m3 cát để làm mặt bằng cho nên chưa bao giờ ở Cà Mau và Kiên Giang lại có tình trạng tranh mua cát khủng khiếp như giai đoạn xây dựng nhà máy. Giá cát có lúc đã tăng gấp rưỡi và thậm chí còn bị tư nhân mua cướp trên tay. Chậm tiến độ san lấp mặt bằng ngày nào cũng có nghĩa chậm tiến độ lắp máy ngày đó, mà khi thiết bị đã chở từ Mỹ về phải nằm chờ lưu kho bãi thì riêng công tác bảo quản cũng đã đủ chết. Trong khi đó, khối lượng thiết bị lắp đặt nào có ít, hơn 2.300 tấn và 28km đường ống… Trong bối cảnh đấy, rất may mắn là chúng tôi đã tìm được hai thủ lĩnh, người thứ nhất là anh Huỳnh Quang Hải, Trưởng ban Quản lý Dự án và người thứ hai là một “nữ tướng” - chị Nguyễn Kim Nhung”.

Nghe anh nói về “nữ tướng” Nguyễn Kim Nhung, tôi rất ngạc nhiên bởi lẽ tôi chưa thấy có công trình xây dựng lớn nào mà chỉ huy trưởng công trường là nữ. Tôi thắc mắc với ông Dương Mạnh Sơn điều đó thì ông bảo tốt nhất là tôi nên gặp anh Huỳnh Quang Hải và chị Nguyễn Kim Nhung.

May mắn là tôi đã gặp được Huỳnh Quang Hải, một người có vóc dáng nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn. Nhưng tôi hơi thất vọng vì anh không chịu nói về mình mà bảo riêng chuyện xây dựng công trường này thì phải hỏi “nữ tướng” Nhung. Sở dĩ anh gọi chị Nhung là “nữ tướng” bởi chị làm được những việc mà nam giới không làm nổi.

(Xem tiếp kỳ sau)

]]>
https://petrotimes.vn/huyen-thoai-o-mot-nha-may-tre-554133.html Nguyễn Như Phong Sat, 02 Nov 2019 00:00:52 +0700
https://petrotimes.vn/bsr-dat-8-giai-thuong-tai-hoi-thi-sang-tao-ky-thuat-tinh-quang-ngai-lan-thu-11-554019.html BSR đạt 8 giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 11 Sáng ngày 30 10 2019 tại Tp Quảng Ngãi Ban Tổ chức Hội thi và Cuộc thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ 11 2018 – 2019 Các đề tài khoa học giải pháp sáng tạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn BSR đã xuất sắc đạt 8 giải thưởng br   Dự buổi lễ có bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi;  ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Quang Thích, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trường đại học và phổ thông, các doanh nghiệp… và các tác giả/nhóm tác giả 58 đề tài khoa học, giải pháp sáng kiến đạt giải thưởng.

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Lễ tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 11

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 11 và Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ 4 đã tiếp nhận 94 giải pháp, đề tài dự thi. Trong đó có 49 giải pháp dự thi Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, và 45 đề tài dự thi Cuộc thi Thanh Thiếu niên, Nhi đồng.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, hầu hết các giải pháp, đề tài tham gia dự thi Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật đều đáp ứng yêu cầu, thể lệ cuộc thi. Nhiều giải pháp thuộc các lĩnh vực cơ khí tự động hóa, xây dựng, y tế, vật liệu, hóa chất năng lượng, công nghệ thông tin điện tử, tài nguyên môi trường… đã có tính đột phá trong việc giải quyết bài toán kỹ thuật, được áp dụng vào thực tế đời sống, sản xuất của đơn vị, ngành, địa phương với hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – xã hội được đánh giá cao.

Tại lễ tổng kết, Ban Tổ chức đã trao 33 giải thưởng cho Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ 11 trong đó 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 12 giải Ba và 12 giải Khuyến khích.

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng phát biểu chúc mừng tại Lễ tổng kết và trao giải.

Đối với Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ 4, Ban Tổ chức đã trao 25 giải thưởng trong đó 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba và 11 giải Khuyến khích.

Công ty BSR đã tham gia dự thi 8 đề tài, giải pháp và cả 8 đều đạt giải của Hội thi, trong đó có 03 giải Nhì, 01 giải Ba và 04 giải Khuyến khích. Cụ thể:

03 giải Nhì gồm:

 “Giải pháp giảm độ tinh khiết dòng sản phẩm Propylene nhằm tăng khả năng thu hồi cấu tử Propylene từ phân xưởng PRU, giúp nâng cao công suất của phân xưởng Polypropylene” của nhóm tác giả: Nguyễn Thành Bông, Đặng Ngọc Đình Điệp, Lê Hải Tuấn, Nguyễn Hữu Trúng, Trương Đức Hạnh, Nguyễn Văn Hội, Mai Việt Thắng, Huỳnh Công Vĩnh, Lê Đăng Khoa, Lê Quang Xuân Nhà và Nguyễn Hoàng Tri;

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Nguyễn Thành Bông thay mặt nhóm tác giả nhận giải Nhì và Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

 “Áp dụng kỹ thuật dự phòng (Voting) nâng cao độ sẵn sàng cho thiết bị đo lường thuộc các vòng bảo vệ an toàn (Safety loop), góp phần nâng cao an toàn và ổn định vận hành cho các phân xưởng công nghệ NMLD Dung Quất” của nhóm tác giả: Hồ Quang Xuân Nhàn , Nguyễn Trung Kiệt, Trần Tấn Chức, Nguyễn Hữu Phong, Bùi Huy Thành, Phạm Thanh Hương, Đoàn Thanh Tình, Hà Quốc Việt, Bùi Anh Khánh và Võ Hoàng Vũ;

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Tác giả Huỳnh Anh Phước thay mặt nhóm tác giả nhận giải Nhì và Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

 “Nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng giảm nhiệt độ đầu vào thiết bị phản ứng R-2401 để giảm tiêu thụ năng lượng tại phân xưởng LCO-HDT” của nhóm tác giả: Lê Quốc Việt, Nguyễn Sơn Lâm, Đặng Ngọc Đình Điệp, Trương Quốc Vương, Lê Đức Tùng, Nguyễn Bá Trí Quang, Nguyễn Tấn Hà và Hoàng Văn Quang;

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Tác giả Lê Quốc Việt thay mặt nhóm tác giả nhận giải Nhì và Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

01 giải Ba: “Nghiên cứu xử lý Amine thải tại phân xưởng xử lý nước thải ETP của NMLD Dung Quất” của nhóm tác giả: Phan Tấn Lực, Lê Quốc Việt, Mạch Quang Tùng, Cao Tuấn Sỹ, Nguyễn Đăng Ninh, Bùi Nguyên Trí, Võ Ngọc Hải và Nguyễn Anh Tuấn.

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Đại diện nhóm tác giả nhận giải Ba với đề tài “Nghiên cứu xử lý Amine thải tại phân xưởng xử lý nước thải ETP của NMLD Dung Quất”.

04 giải Khuyến khích gồm:

“Giải pháp phân tích hàm lượng Asen (As) trong các dòng mẫu tại NMLD nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát ảnh hưởng của Asen tại phân xưởng công nghệ” của nhóm tác giả: Võ Tấn Phương, Phạm Công Nguyên, Đoàn Thị Hồng Đào, Trần Thị Khánh Linh, Trương Thị Thu Hà và Bùi Hoàng Nguyên;

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
 Đại diện nhóm tác giả nhận giải Khuyến khích với đề tài: “Giải pháp phân tích hàm lượng Asen (As) trong các dòng mẫu tại NMLD nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát ảnh hưởng của Asen tại phân xưởng công nghệ”.

“Tân dụng vật tư thải từ NMLD Dung Quất, nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy có điều khiển nhiệt độ - lắp đặt và sử dụng” của nhóm tác giả: Ngô Hữu Chiến, Võ Văn Hải, Phạm Viết Đoan, Trần Văn Phước và Nguyễn Văn thọ;

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Đại diện nhóm tác giả nhận giải Khuyến khích với đề tài:“Tân dụng vật tư thải từ NMLD Dung Quất, nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy có điều khiển nhiệt độ - lắp đặt và sử dụng”.

“Giải pháp nâng cao độ an toàn cho các kho hóa phẩm xúc tác của BSR” của nhóm tác giả: Võ Hoàng Vũ, Hoàng Ngọc Tú và Lê Thị Kim Hòa;

“Giảm tốc độ mô-tơ và bổ sung đường tuyến tính hóa để cân chỉnh Stroke Length từ hệ thống điều khiển DCS nhằm cải thiện độ chính xác lưu lượng điều khiển cho các Dosing Pump A-5402-P-01- A/B và A-5404-P-01-A/B” của nhóm tác giả: Lê Chí Dũng, Trần Tấn Chức, Trịnh Duy Linh và Đoàn Thanh Tình.

bsr dat 8 giai thuong tai hoi thi sang tao ky thuat tinh quang ngai lan thu 11
Các tác giả/nhóm tác giả BSR nhận giải Khuyến khích của Ban Tổ chức trao tặng.

 

]]>
https://petrotimes.vn/bsr-dat-8-giai-thuong-tai-hoi-thi-sang-tao-ky-thuat-tinh-quang-ngai-lan-thu-11-554019.html Ngọc Lâm Wed, 30 Oct 2019 16:41:15 +0700
https://petrotimes.vn/nhung-huyen-thoai-va-moc-son-trong-tim-kiem-tham-do-khai-thac-dau-khi-tiep-theo-va-het-553783.html Những huyền thoại và mốc son trong tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí Tiếp theo và hết Dầu khí Việt Nam hiện nay có hai đặc trưng rất cơ bản Thứ nhất là dầu tầng móng đá móng đây là một điểm rất đặc biệt của cấu trúc địa lý mỏ dầu Việt Nam Thứ hai là dầu parafin Hầu như tất cả các mỏ dầu hiện nay của chúng ta là dầu parafin nhung huyen thoai va moc son trong tim kiem tham do khai thac dau khi tiep theo va het Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

Dầu ở mỏ Bạch Hổ lên tới 27% parafin, đây là tỷ lệ rất cao và độ đông đặc của nó là từ 32-36oC, trong khi nước biển của nước ta hiện nay chỉ khoảng 26oC, có nghĩa là khi vận chuyển dầu vào đường ống ở đáy biển được 1-2km là dầu đã đông cứng. Đặc điểm đó đã đặt ra vấn đề hết sức cấp bách trong năm 1986 khi chúng ta phải chuẩn bị khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ.

Thời điểm này, nước ta nhập khẩu thiết bị ở Liên Xô, mà dầu của Liên Xô lúc đó giống hệt dầu ở vùng biển Caspi, là dầu không parafin, do đó trong thiết kế sẽ không có những thiết bị bao gồm xử lý nhiệt, xử lý hóa chất, bọc ống, vùng phóng thoi…, nói cách khác là tất cả những điều khoản để xử lý dầu parafin đều không có, thêm nữa, khi đưa thiết bị về Việt Nam đúng giai đoạn nước ta bị Mỹ cấm vận nên đã không nhập được thiết bị bổ sung. Lúc bấy giờ đòi hỏi lực lượng cán bộ kỹ thuật của nước ta phải nghiên cứu để giải bài toán này, bởi không giải được thì xem như không khai thác được dầu. Đây là vấn đề rất lớn, việc giải được bài toán không đơn giản, công nghệ ra sao, trong bối cảnh bị cấm vận xử lý như thế nào? Cuối cùng, tập thể anh em khoa học chụm lại nghiên cứu và đã tìm ra được công nghệ mang đặc trưng của Việt Nam, giải quyết được vấn đề dầu parafin trong điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ. Và, chính những giá trị khoa học từ sáng tạo này đã được nâng lên thành phương pháp luận và khoa học, thành công nghệ xử lý dầu parafin của Việt Nam, được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tôi kể lại một tình huống để có thể biết thêm về những khó khăn thời điểm đấy. Đó là khi đã chuẩn bị xong các phương tiện để làm thử nghiệm vận chuyển, đến phút cuối cùng để đưa dầu xuống biển vận chuyển thì phải làm một quy trình, quy chuẩn để vận chuyển. Khi bộ phận kỹ thuật đã nghiên cứu xong, trình để phê duyệt, lúc bấy giờ những người có trách nhiệm phê duyệt, kể cả ông Viện trưởng người Nga cũng rất e ngại, bởi đây là công trình mang tính chất nguy hiểm, vì nếu như đưa dầu xuống biển mà tắc thì xem như cả đường ống bị bỏ, rồi kể cả mỏ cũng sẽ bị đình lại, không khai thác nữa. Hồi đó có rất nhiều chuyên gia rất giỏi ở Liên Xô chuyên về xử lý dầu parafin mà chúng ta muốn mời sang Việt Nam nhưng đều không được do lịch trình công tác của họ. Cuối cùng, trước sức ép và mọi người cũng chứng minh được cơ sở nghiên cứu của chúng ta nên “phải dũng cảm phê duyệt thôi”, ông Viện trưởng người Nga đã hỏi đùa: “Ở Việt Nam khi đi tù thì người ta cho ăn gì?”. Anh em đùa lại: “Khi đi tù thì mỗi ngày người ta cho ăn 2 quả chuối”. Mọi người đùa bởi biết người Nga rất thích ăn chuối. Ông Viện trưởng người Nga đã đồng ý phê duyệt và đưa vào áp dụng. Thực tế, ngay từ lần đầu tiên đã không thành công, đường ống bị tắc. Thêm rủi ro nữa là anh Nguyễn Hữu Trung, Phó đốc công cùng với chuyên gia Liên Xô loay hoay mãi và đã quyết định nâng áp lực lên vượt quá quy định để đẩy dầu đi... Qua sự khó khăn, gian khổ những ngày đầu, chúng tôi cũng rút ra được nhiều bài học trong quá trình làm việc, quản lý.

Một vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đó là dầu khí phải gắn liền với hợp tác quốc tế. Đặc biệt, trong hợp tác quốc tế, sự hợp tác về dầu khí của Việt Nam với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay là thành công nhất. Tôi có thể khẳng định, nếu như không có sự hợp tác với Liên Xô trước đây thì chúng ta không có ngành Dầu khí như hiện nay. Tại sao như vậy?

Chúng ta phải biết được rằng, từ năm 1959, Bác Hồ sang làm việc và đã đề nghị Chính phủ Liên Xô giúp Việt Nam. Đến năm 1961, nước bạn tiếp tục lần lượt gửi cán bộ sang nước ta, nhưng lúc bấy giờ chỉ tìm dầu khí ở miền Bắc, đến năm 1975, khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì mới tìm được mỏ nho nhỏ ở Tiền Hải - Thái Bình. Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta thành lập Tổng cục Dầu khí. Tiếp theo, những năm 1977, 1978, 1979, các nước tư bản vào nước ta tìm kiếm dầu rất nhiều, nhưng sau đó đến năm 1979, 1980, tình hình Campuchia phức tạp nên nước ta bị cấm vận và các nước tư bản đã rút hết. Trong bối cảnh đó, Liên Xô vẫn đưa phương tiện, thiết bị, con người để khai thác dầu cho chúng ta. Sự hợp tác với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay có hai sự khác biệt rất quan trọng, đó là:

Các nước tư bản vào Việt Nam tìm kiếm trước hết là vì lợi nhuận, có lợi nhuận thì họ làm, không có lợi nhuận thì họ đi, khi có những vấn đề không phù hợp với lợi nhuận của họ thì họ sẵn sàng bỏ.

Nhưng hợp tác với Liên Xô lại hoàn toàn khác. Liên Xô sẵn sàng đáp ứng 4 mục tiêu khi hợp tác với Việt Nam là: Sớm đưa Việt Nam trở thành nước có dầu; sự hợp tác sẽ đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước lúc bấy giờ; xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ để phát triển ngành Dầu khí, chứ không phải làm gì cũng phải đi thuê; cuối cùng là xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân ngành Dầu khí có thể đáp ứng được yêu cầu và thực hiện được nhiệm vụ về dầu khí ở Việt Nam. Việc hợp tác với Liên Xô đã đạt được 4 mục tiêu này. Trong đó, việc xây dựng cơ sở vật chất và con người là điều cực kỳ quan trọng đối với ngành Dầu khí, bởi muốn tự chủ, muốn phát triển thì phải có cơ sở vật chất. Bởi ngay cả các nước ở Trung Đông có dầu nhiều như vậy nhưng do không có cơ sở vật chất nên đã bị phụ thuộc vào nước ngoài. Việt Nam nếu không có cơ sở vật chất, căn cứ, bến bãi, kho tàng, cơ sở chế tạo... thì cuối cùng phải đi thuê. Trước đây, khi làm dầu khí, mọi thứ của nước ta đều phải đi thuê hết, nhưng bây giờ nhìn cơ sở vật chất, Việt Nam đã đủ sức để phát triển ngành Dầu khí, những gì thật cần thiết mới phải đi thuê, đi mua, còn lại đa phần là chế tạo, sản xuất, lắp ráp trong nước. Đây là thành công lớn của chúng ta khi hợp tác với Liên Xô trước đây.

Tiếp nữa là công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ con người. Năm 1985, 1986, nước ta chưa có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chỉ có một số anh em đi học ở Liên Xô về lý thuyết mà chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng khi làm việc thì trưởng thành cùng với các chuyên gia Liên Xô. Sau 40 năm, phải nói rằng ngành Dầu khí đã có một đội ngũ cán bộ mạnh về chuyên môn và kỹ thuật, cũng như dầy dạn kinh nghiệm. Đây là thành công lớn khi hợp tác với Liên Xô, từ đào tạo ở các trường bên Liên Xô cho đến đào tạo trên thực tế tại Việt Nam. Nếu như trong những ngày đầu tiên có tới trên 90% là người nước ngoài tại các công trình dầu khí của nước ta, thì hiện nay, chúng ta đã làm chủ được tất cả các công nghệ tiên tiến nhất trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí. Đội ngũ này đã và đang làm chủ được ngành Dầu khí, đây là đội ngũ chuyên gia vững mạnh, là nguồn tài nguyên chất xám, phải gìn giữ, phát huy, không được phung phí, bởi phải mất hàng chục năm trời mới tích lũy được kinh nghiệm, đây là của quý, là tài nguyên quốc gia phải bảo vệ.

Tôi cho rằng, đất nước ta hiện nay vẫn rất cần những con người như thế, bởi dù điều kiện địa chất phức tạp hơn, phải ra xa hơn, nước sâu hơn, nhưng nguồn dầu khí chúng ta vẫn còn, đội ngũ này có vai trò quan trọng tiếp tục xây dựng và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.

nhung huyen thoai va moc son trong tim kiem tham do khai thac dau khi tiep theo va het

 

Những huyền thoại và mốc son trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
]]>
https://petrotimes.vn/nhung-huyen-thoai-va-moc-son-trong-tim-kiem-tham-do-khai-thac-dau-khi-tiep-theo-va-het-553783.html Phương Nam Tue, 29 Oct 2019 00:00:12 +0700
https://petrotimes.vn/toi-da-cong-suat-nmld-dung-quat-loi-tren-10-trieu-usd-551634.html Tối đa công suất NMLD Dung Quất Lợi trên 10 triệu USD Thời gian qua Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn BSR đã liên tục có những nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm linh hoạt điều chỉnh chế độ vận hành các phân xưởng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần gia tăng lợi nhuận cho Công ty Một trong những nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam là Nghiên cứu khả năng tăng tối đa công suất vận hành các phân xưởng NHT CCR ISOM đã được áp dụng tại Nhà máy Lọc dầu NMLD Dung Quất và ... Nâng công suất không cần đầu tư thiết bị

Từ năm 2015, để tận dụng chênh lệch giữa giá xăng tăng cao hơn giá dầu diesel (DO), BSR đã tiến hành nghiên cứu và tăng công suất cụm Phân xưởng Naphtha gồm Phân xưởng xử lý Naphtha, Phân xưởng sản xuất xăng Reformat và Phân xưởng đồng phân hóa (NHT-CCR-ISOM) lên tương ứng là 115/100/115% công suất thiết kế với mục tiêu tăng sản lượng xăng cho NMLD Dung Quất. Tuy nhiên mức công suất này vẫn chưa sử dụng hết phân đoạn Naphtha để có thể tăng tối đa sản lượng xăng.

toi da cong suat nmld dung quat loi tren 10 trieu usd
Kỹ sư Đinh Văn Nhân (ngoài cùng bên phải) cùng nhóm tác giả

Nhận diện được cơ hội tối ưu hóa này, lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo và hướng dẫn tổ chuyên môn đứng đầu là kỹ sư Đinh Văn Nhân, các thành viên gồm Nguyễn Nhanh, Nguyễn Bá Trí Quang, Lâm Thu Hương thuộc Ban Nghiên cứu phát triển (NCPT) và kỹ sư Vương Ngọc Trai, Đỗ Hồng Quang thuộc Ban Vận hành sản xuất (VHSX) phối hợp Ban Bảo dưỡng sửa chữa, Tư vấn O&M và Nhà cung cấp bản quyền Công nghệ UOP (Mỹ) tiến hành nghiên cứu khả năng tăng tối đa công suất vận hành các phân xưởng NHT-CCR-ISOM với mục tiêu không cần cải hoán hoặc cải hoán nhỏ. Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng mô phỏng các phân xưởng dựa trên thông số thiết kế, thông số vận hành thực tế, chạy mô phỏng ở nhiều mức công suất khác nhau nhằm đánh giá khả năng và các hạn chế của xúc tác và hệ thống thiết bị để xác định được mức công suất tối đa có thể vận hành của các phân xưởng NHT-CCR-ISOM.

Kết quả nghiên cứu được rất khả quan, các phân xưởng NHT-CCR-ISOM có thể tăng lên được 125%/110%/125% công suất thiết kế với một số cải hoán nhỏ như thay bơm và van. Theo đó, các ban chuyên môn đã tiến hành vận hành thử nghiệm, áp dụng thực tế mức công suất trên trong các năm 2017 và 2018, giúp tăng sản lượng xăng Mogas 95 từ 1,1 triệu tấn trong năm 2017 lên 1,7 triệu tấn trong năm 2018, góp phần gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

Thử nghiệm, chế biến dầu WTI

Với chiến lược nghiên cứu đa dạng hóa nguồn dầu thô chế biến, mà đa số là các loại dầu thô chứa nhiều thành phần nhẹ. Đầu năm 2019, Ban NCPT đã đánh giá và lên kế hoạch đưa vào chế biến thử nghiệm dầu thô WTI của Mỹ. Hạn chế chính của dầu thô này là có phân đoạn Naphtha và thành phần tiền tố Benzene rất cao nên dự kiến sẽ bị hạn chế tỷ lệ chế biến, do giới hạn công suất của các phân xưởng NHT/CCR/ISOM mặc dù các phân xưởng này đã được nghiên cứu tăng lên 125%/110%/125% công suất thiết kế.

toi da cong suat nmld dung quat loi tren 10 trieu usd
Phân xưởng sản xuất xăng Reformat (CCR) của NMLD Dung Quất.

Với thách thức từ nhu cầu chế biến dầu thô mới tiềm năng này, Ban NCPT đã chủ động mạnh dạn nghiên cứu tìm giải pháp để tăng thêm công suất cho các phân xưởng, cụ thể phân xưởng NHT/ISOM đã được nghiên cứu và tăng thêm lên được tương ứng 130%/150% công suất thiết kế và áp dụng thành công vào tháng 5 - 6/2019 giúp tăng khả năng chế biến thử nghiệm dầu WTI lên 30%, so với mức dự đoán ban đầu của BSR là 20%.

Kỹ sư Đinh Văn Nhân cho biết: “Việc tăng thêm công suất NHT lên 130%, ISOM lên 150% thành công là nhờ sự mạnh dạn, kinh nghiệm và phối hợp tốt từ nhiều ban chuyên môn của BSR. Khi triển khai, nhóm chuyên môn đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, đánh giá vì hầu hết thiết bị và xúc tác đã chạm ngưỡng giới hạn. Để vượt qua các hạn chế này, nhóm chuyên môn đã nghiên cứu đề ra các giải pháp khắc phục như thay đổi áp suất vận hành của thiết bị phản ứng NHT, giảm tỷ lệ tuần hoàn dòng side-draw phân xưởng ISOM, vận hành hai bơm nguyên liệu cao áp, bơm nước rửa, bơm tuần hoàn đỉnh tháp Stripper T-1201 và mở van bypass của nhiều van điều khiển để giải quyết vấn đề hạn chế thủy lực do công suất tăng cao. Ngoài ra, phải đưa ra các giải pháp giám sát đặc biệt tình trạng làm việc của xúc tác, các thiết bị quan trọng như lò phản ứng, lò gia nhiệt, máy nén cao áp, và kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra của phân xưởng khi vận hành vượt xa công suất thiết kế. Các giải pháp cải tiến này được gửi qua Nhà cung cấp bản quyền Công nghệ UOP xem xét và được UOP đánh giá là phù hợp để áp dụng”.

Giải pháp nghiên cứu tăng tối đa công suất các phân xưởng NHT-CCR-ISOM lên 130%/110%/150% công suất thiết kế từng bước được thử nghiệm và áp dụng tại NMLD Dung Quất liên tục trong các năm 2017, 2018, 2019 và được Nhà cung cấp bản quyền Công nghệ UOP đánh giá rất cao. Theo ước tính lợi nhuận từ việc tăng sản lượng xăng nhờ tăng công suất các phân xưởng này so với công suất thiết kế ban đầu trên 10 triệu USD/năm.

Với kết quả nghiên cứu này, BSR có thể đưa vào áp dụng linh hoạt được nhiều chế độ vận hành và nhiều loại dầu thô mới nhằm tăng giá trị thặng dư lớn cho Công ty, đồng thời chủ động trong việc xuất bán sản phẩm xăng phù hợp theo nhu cầu thị trường, kỹ sư Đinh Văn Nhân cho biết thêm.

]]>
https://petrotimes.vn/toi-da-cong-suat-nmld-dung-quat-loi-tren-10-trieu-usd-551634.html Ngọc Lâm Mon, 07 Oct 2019 05:16:10 +0700