https://petrotimes.vn/bien-dong Fri, 29 Mar 2024 00:06:04 +0700 https://petrotimes.vn/binh-luan-cua-viet-nam-ve-mot-so-van-de-tai-bien-dong-gan-day-708313.html Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây Chiều 28 3 Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng nêu quan điểm của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Liên quan đến đề nghị bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cho biết, đã có phát biểu về vấn đề này.

"Chúng tôi rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông", ông Thắng nói. Đồng thời cho biết, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

"Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Nêu quan điểm của Việt Nam về một số hoạt động của Trung Quốc và Philippines ở khu vực Sandycay, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng nói, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với UNCLOS.

"Việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại DOC cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ quy tắc (COC) ở Biển Đông hiện nay", ông Thắng cho hay.

Ông Thắng nêu rõ, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Đồng thời, "Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng của các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố.

Theo Minh Nhật - Baoquocte.vn

Biển Đông: Lo bị 'hiểu lầm' dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột, Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc

Biển Đông: Lo bị 'hiểu lầm' dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột, Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc

Ngày 4/3, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos J. cho biết, ông muốn có đường dây liên lạc trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để "tránh nguy cơ xảy ra xung đột" ở Biển Đông.

]]>
https://petrotimes.vn/binh-luan-cua-viet-nam-ve-mot-so-van-de-tai-bien-dong-gan-day-708313.html Thu, 28 Mar 2024 15:23:32 +0700
https://petrotimes.vn/bien-dong-lo-bi-hieu-lam-dan-den-nguy-co-xay-ra-xung-dot-tong-thong-philippines-muon-cung-trung-quoc-lam-mot-viec-706802.html Biển Đông Lo bị hiểu lầm dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc Ngày 4 3 Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos J cho biết ông muốn có đường dây liên lạc trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tránh nguy cơ xảy ra xung đột ở Biển Đông Biển Đông: Lo bị 'hiểu lầm' dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột, Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc Tổng thống Philippines Marcos Jr. (phải) thăm Bắc Kinh hồi tháng 1/2023. Bức ảnh chụp khi ông Marcos cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự hôm 4/1/2023. (Nguồn: THX)

Đài truyền hình quốc gia Australia ABC đưa tin, phát biểu với phóng viên bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia tại Melbourne (Australia), Tổng thống Philippines bày tỏ lo ngại rằng, chỉ một sự cố ở vùng lãnh hải cũng có thể gây ra xung đột rộng hơn.

Trung Quốc
Trung Quốc 'nổi đóa' trước phát ngôn của Đại sứ Philippines tại Mỹ, nói 'coi thường những sự thật cơ bản'

Ông Marcos chia sẻ: "Khả năng xảy ra xung đột hiện nay cao hơn nhiều so với trước đây. Chúng tôi lo lắng vì nó có thể không khởi phát từ một quyết định chiến lược của bất kỳ ai tuyên bố 'chúng ta sẽ tham chiến', mà chỉ là do một số quân nhân mắc sai lầm hoặc một số hành động bị hiểu lầm".

Khi được hỏi làm cách nào để thực hiện điều đó, nhà lãnh đạo đưa ra giải pháp mà theo ông, đã từng có hiệu quả với các nhà lãnh đạo khác trước đây.

Người đứng đầu nhà nước Philippines viện dẫn, vào đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Mỹ khi đó John F Kennedy và nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết Nikita Khrushchev đã lập đường dây liên lạc trực tiếp để sử dụng khi cần thiết, trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Ông Marcos khẳng định muốn có đường dây liên lạc tương tự với Chủ tịch Trung Quốc và đã đề xuất điều này vào tháng 1/2023 tại Bắc Kinh.

Theo nhà lãnh đạo, đường dây nóng "để nếu có bất cứ thông điệp nào cần gửi từ nguyên thủ này sang nguyên thủ khác, chúng ta có thể yên tâm rằng thông điệp đó sẽ đến tay họ".

Tuy nhiên, cho đến nay, Tổng thống Philippines vẫn chưa thể hiện thực hóa được đề xuất này.

Theo Bảo Minh (Báo Quốc tế)

Không phải lệnh trừng phạt, rào cản nào khiến Nga trì hoãn nguồn cung dầu tới Ấn Độ?Không phải lệnh trừng phạt, rào cản nào khiến Nga trì hoãn nguồn cung dầu tới Ấn Độ?
Việc Áo hủy bỏ thỏa thuận khí đốt Nga có thể khiến giá dầu biến độngViệc Áo hủy bỏ thỏa thuận khí đốt Nga có thể khiến giá dầu biến động
Thị trường dầu biến động ra sao do căng thẳng ở Trung ĐôngThị trường dầu biến động ra sao do căng thẳng ở Trung Đông
]]>
https://petrotimes.vn/bien-dong-lo-bi-hieu-lam-dan-den-nguy-co-xay-ra-xung-dot-tong-thong-philippines-muon-cung-trung-quoc-lam-mot-viec-706802.html Wed, 06 Mar 2024 08:56:11 +0700
https://petrotimes.vn/bo-ngoai-giao-thong-tin-ve-viec-trung-quoc-dieu-tau-hai-canh-hoat-dong-trong-khu-vuc-bai-tu-chinh-cua-viet-nam-706477.html Bộ Ngoại giao thông tin về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam Chiều 29 2 tại họp báo thường kỳ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã có bình luận về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam gần đây Bộ Ngoại giao thông tin về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, lập trường của Việt Nam với bãi ngầm Tư Chính là nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó, bãi ngầm Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam và được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

“Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng trên biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo Nguyễn Hồng (Báo Quốc tế)

Không phải lệnh trừng phạt, rào cản nào khiến Nga trì hoãn nguồn cung dầu tới Ấn Độ?Không phải lệnh trừng phạt, rào cản nào khiến Nga trì hoãn nguồn cung dầu tới Ấn Độ?
Việc Áo hủy bỏ thỏa thuận khí đốt Nga có thể khiến giá dầu biến độngViệc Áo hủy bỏ thỏa thuận khí đốt Nga có thể khiến giá dầu biến động
Thị trường dầu biến động ra sao do căng thẳng ở Trung ĐôngThị trường dầu biến động ra sao do căng thẳng ở Trung Đông
]]>
https://petrotimes.vn/bo-ngoai-giao-thong-tin-ve-viec-trung-quoc-dieu-tau-hai-canh-hoat-dong-trong-khu-vuc-bai-tu-chinh-cua-viet-nam-706477.html Fri, 01 Mar 2024 03:09:56 +0700
https://petrotimes.vn/trung-quoc-thu-nghiem-tau-khoan-sieu-sau-dau-tien-702116.html Trung Quốc thử nghiệm tàu khoan siêu sâu đầu tiên Truyền thông Trung Quốc thứ Hai 18 12 đưa tin tàu khoan nghiên cứu đại dương đầu tiên do nước này phát triển sẽ tiến hành thử nghiệm trong tuần này Đây được xem là bước tiến quan trọng giúp Trung Quốc thăm dò dầu khí ở các vùng biển sâu

Theo CCTV, con tàu Mengxiang (Ước mơ) là loại tàu tiên tiến bậc nhất thế giới, có thể khoan ở độ sâu 11.000 m (36.000 feet).

Đây là một trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sức mạnh của mình, đặc biệt khi mối quan tâm của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên gia tăng.

Đáy biển ở khu vực này có thể chứa những mỏ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác, các ước tính về trữ lượng này rất khác nhau tùy theo nguồn tin.

Bắc Kinh tuyên bố kiểm soát phần lớn Biển Đông và tăng cường triển khai tàu cũng như các phương tiện khác để gia tăng sức ép tại khu vực tranh chấp, và vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nước láng giềng và Mỹ .

Trong buổi thử nghiệm đầu tiên, tàu Mengxiang sẽ xuất phát từ thành phố cảng phía Nam Quảng Châu vào thứ Sáu (22/10). Hiện tại Trung Quốc chưa công bố vùng biển tàu Mengxiang sẽ tiến hành hoạt động thử nghiệm.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, con tàu có thể di chuyển đến bất kỳ vùng biển nào trên thế giới và có khả năng hoạt động liên tục 120 ngày trên biển.

CCTV cho biết, tàu Mengxiang có phạm vi hoạt động lên đến 15.000 hải lý (27.780 km) và có 9 phòng thí nghiệm phục vụ cho lĩnh vực khoa học đại dương và vi sinh vật.

Sonadrill giành được hợp đồng cho tàu khoan siêu sâu thế hệ 7Sonadrill giành được hợp đồng cho tàu khoan siêu sâu thế hệ 7
Total thuê tàu khoan siêu sâuTotal thuê tàu khoan siêu sâu
TotalEnergies gia hạn hợp đồng với tàu khoan sâu nhất thế giớiTotalEnergies gia hạn hợp đồng với tàu khoan sâu nhất thế giới
]]>
https://petrotimes.vn/trung-quoc-thu-nghiem-tau-khoan-sieu-sau-dau-tien-702116.html Ý Thiên Tue, 19 Dec 2023 04:23:01 +0700
https://petrotimes.vn/quan-diem-giai-quyet-van-de-phan-dinh-bien-cua-viet-nam-phan-ii-701005.html Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam Phần II Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán trong đấu tranh chống lại các thế lực xâm phạm toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Cán bộ chiến sĩ Vùng CSB1 quyết tâm bảo vệ vùng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.(Nguồn: TTXVN)

Tiếp tục thành quả đạt được, trên cơ sở quán triệt chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo thông qua thương lượng hòa bình, tránh đối đầu vũ trang, bảo đảm quá trình hợp tác phát triển, ổn định và hòa bình ở khu vực.

Việt Nam tiếp tục mở các cuộc đàm phán song phương, đa phương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển, nhằm sớm ký các hiệp định phân định ranh giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, đồng thời xây dựng các bản thỏa thuận thực hiện cam kết chung trên các vùng biển chồng lấn.

Giải quyết phân định biển với Campuchia

Vấn đề chồng lấn và tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia là một vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm bởi những yếu tố do lịch sử để lại. Ngày 07/7/1982 Chính phủ của hai nước sau quá trình đàm phán đã ký hiệp định thiết lập Vùng nước lịch sử chung và thỏa thuận sẽ thương lượng vào một thời gian thích hợp nhất để hoạch định đường biên giới trên biển.

Tháng 9/1991, hai bên đã có cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Phnom Penh và đưa ra văn bản thỏa thuận một số vấn đề liên quan đến quyền lợi chung của hai nước, như cần tôn trọng nội dung “Hiệp định vùng nước lịch sử” mà hai nước đã ký kết năm 1982. Trong khi chưa có đường biên giới trên biển, việc đánh bắt hải sản của ngư dân hai nước vẫn được duy trì theo tập quán cũ.

Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bao gồm dầu khí, các mỏ khoáng sản, hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lợi ích chung, hai bên sẽ cùng tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh trật tự trên biển. Ngoài vùng nước lịch sử, hai bên tạm thời có thể tiến hành thăm dò khai thác theo cách lấy đường trung tuyến giữa đảo Thổ Chủ của Việt Nam và đảo Poulo Wai của Campuchia làm cơ sở phân định.

Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đã giải quyết một số vấn đề liên quan đến biển từ giải đoạn trước, trong tiến trình đổi mới, hai bên tiếp tục tiến hành các vòng đàm phán các cấp với mục đích từng bước tháo gỡ những bất đồng, tạo sự đồng thuận trong giải quyết vấn đề tranh chấp, khi Campuchia đã trở thành thành viên của UNCLOS năm 2019.

Đoàn kiều bào giao lưu văn nghệ với các chiến sỹ Nhà giàn DK1. (Nguồn: TTXVN)

Chủ trương đúng đắn, bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia

Việt Nam là quốc gia biển, biển đảo có vị trí chiến lược trọng yếu trên các phương diện quốc phòng, kinh tế, hợp tác quốc tế. Với diện tích vùng biển rộng, trải dài theo chiều dài của lục địa, bao gồm gần một triệu km2 vùng thềm lục địa, có hàng nghìn đảo lớn nhỏ phân bố khắp trên biển từ Bắc vào Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Vùng biển đảo Việt Nam được xem là địa bàn chiến lược trọng yếu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

An ninh chủ quyền biển đảo Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chủ quyền đất nước đồng thời có tác động lớn đến quá trình phát triển của dân tộc cũng như của cả khu vực và thế giới. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam coi trọng và xem đó như là một nhiệm vụ chiến lược then chốt trong quá trình phát triển đi lên của đất nước.

Từ năm 1986 đến năm 2022, trong xu thế cả nhân loại hướng ra biển và đại dương, nhiều quốc gia ven biển đảo, quần đảo đã tập trung cho chính sách biển và coi đó như một yếu tố then chốt để tăng cường tiềm lực quốc gia, khẳng định vị thế của mình ở khu vực và trên trường quốc tế.

Vốn là vùng biển có vị trí quan trọng cả về địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự, Biển Đông luôn là địa bàn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ đối các nước trong khu vực mà còn đối với nhiều cường quốc trên thế giới. Các nước lớn bên ngoài ngày càng can thiệp sâu vào khu vực Biển Đông và chính sự can thiệp này đang làm cho tình hình khu vực, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán giữa các quốc gia xung quanh Biển Đông càng phức tạp thêm…

Tất cả các vấn đề nêu trên đã và đang có tác động rất lớn đến an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặt Việt Nam trước những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trở thành một nhiệm vụ mang tính cấp thiết hơn lúc nào hết đối với cả dân tộc Việt Nam.

Đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước, cũng như để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, trên cơ sở nắm bắt chính xác thực tiễn tình hình đồng thời triệt để phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Việt Nam đã đề ra chủ trương đúng đắn, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia dân tộc trên biển trước vô vàn khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nướcCông ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước
Nhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và IndonesiaNhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia
]]>
https://petrotimes.vn/quan-diem-giai-quyet-van-de-phan-dinh-bien-cua-viet-nam-phan-ii-701005.html Wed, 06 Dec 2023 01:00:34 +0700
https://petrotimes.vn/quan-diem-giai-quyet-van-de-phan-dinh-bien-cua-viet-nam-phan-i-701009.html Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam Phần I Trong số các nước xung quanh Biển Đông Việt Nam là quốc gia có vùng biển tiếp giáp với hầu hết các nước xung quanh và cũng là quốc gia có nhiều vùng biển chồng lấn cần đàm phán để giải quyết Các chiến sỹ thực hiện nghi lễ thượng cờ trên đảo Trường Sa lớn. (Nguồn: TTXVN)

Ngoài việc phải đàm phán giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam còn phải giải quyết phân định ranh giới biển và vùng chồng lấn trên biển với nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia.

Tiếp tục thành quả đạt được, Việt Nam quán triệt chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo thông qua thương lượng hòa bình, tránh đối đầu vũ trang, bảo đảm quá trình hợp tác phát triển, ổn định và hòa bình ở khu vực.

Việt Nam tiếp tục mở các cuộc đàm phán song phương, đa phương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển, nhằm sớm ký các hiệp định phân định ranh giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, đồng thời xây dựng các bản thỏa thuận thực hiện cam kết chung trên các vùng biển chồng lấn.

Phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Ngoài vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn liên quan đến khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

Trải qua nhiều vòng đàm phán, năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký hai hiệp định quan trọng đó là Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong khu vực vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Việc ký kết thành công các hiệp định liên quan đến vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam và Trung Quốc.

Vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn trong vịnh Bắc Bộ được giải quyết một cách triệt để, tình hình vịnh Bắc Bộ sau khi 2 hiệp định được ký kết đã ổn định hơn trước.

Giải quyết vùng chồng lấn trên biển giữa Việt Nam và Malaysia

Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại vùng chồng lấn rộng 2.800 km2, do vậy cả hai nước đều có nhu cầu đàm phán phân định ranh giới rõ ràng. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm, tiếp xúc nhằm giải quyết tình trạng chồng lấn. Tháng 5/1992, Việt Nam và Malaysia đã ký kết Thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung ở vùng chồng lấn.

Tuy nhiên do vùng biển của hai quốc gia còn liên quan đến một số nước khác, nên vấn đề ký kết một hiệp định có tính chất phân định ranh giới trên biển còn hết sức phức tạp.

Từ năm 1986 đến 2021, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Việt Nam vẫn duy trì đàm phán, thực hiện các cuộc đàm phán song phương, đa phương và phối hợp cùng với Thái Lan, Campuchia để giải quyết các khu vực chồng lấn này.

Giải quyết vùng chồng lấn và tranh chấp trên biển với Thái Lan

Giữa Việt Nam và Thái Lan có một vùng chồng lấn trên biển rộng khoảng 6.000 km2, được hình thành từ ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam do Chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa của Thái Lan công bố năm 1973.

Ngày 09/8/1997, tại Bangkok, Việt Nam và Thái Lan đã ký kết Hiệp định phân định biên giới trên biển giữa hai nước. Theo hiệp định này, 32,5% diện tích vùng chồng lấn thuộc Việt Nam, đường ranh giới phân chia vùng chồng lấn đồng thời cũng được xem là ranh giới thềm lục địa và ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan.

Trong thời gian qua, hai nước vẫn chủ động tiến hành đàm phán song phương, đa phương, phối hợp với cùng các nước có liên quan, đặc biệt là Campuchia và Malaysia giải quyết các vấn đề tồn tại, hướng tới một giải pháp triệt để đảm bảo hòa bình, ổn định cho khu vực vịnh Thái Lan và khu vực ngoài khơi vịnh Thái Lan.

Giải quyết chồng lấn và tranh chấp trên biển với Indonesia

Trên vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Indonesia, theo quy định của luật biển quốc tế hình thành một vùng chồng lấn rộng khoảng 42.000 km2. Từ năm 1979 đến năm 1991, Việt Nam và Indonesia đã tiến hành nhiều vòng đàm phán cấp chuyên viên và cấp chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến vùng biển chồng lấn. Thông qua các vòng đàm phán, đã thu hẹp vùng chồng lấn xuống còn 4.500 km2.

Từ năm 2001 đến 2022, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, Việt Nam và Indonesia vẫn duy trì các cuộc đàm phán cấp chuyên viên và cấp chính phủ với hy vọng đạt được thỏa thuận chung để hướng tới một giải phá hữu hiệu để giải quyết dứt điểm tranh chấp thông qua một hiệp định được ký kết chính thức giữa chính phủ hai nước với nhau.

Bằng sự nỗ lực, cố gắng của cả hai nước, vào ngày 23/6/2003, Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia đã được hai nước ký kết. Như vậy, sau 25 năm kể từ năm 1978, khi Việt Nam và Indonesia mở cuộc đàm phán đầu tiên để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền trên biển liên quan đến lợi ích trực tiếp của hai nước, một hiệp định chính thức về phân chia ranh giới trên biển đã được ký kết. Đây cũng được xem là thắng lợi lớn đối với hai nước.

Riêng đối với Việt Nam, ngoài ý nghĩa đã ký được với Indonesia, bản hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa trên biển giữa hai nước còn có một ý nghĩa khác, đó là Việt Nam có thêm cơ sở, tạo hậu thuẫn thuận lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Năm 2022, trong chuyến thăm Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Joko Widodo thông báo Việt Nam và Indonesia đã hoàn tất đàm phán phân định Vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nướcCông ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước
Nhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và IndonesiaNhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia
]]>
https://petrotimes.vn/quan-diem-giai-quyet-van-de-phan-dinh-bien-cua-viet-nam-phan-i-701009.html Tue, 05 Dec 2023 00:47:31 +0700
https://petrotimes.vn/bien-dong-vung-bien-ton-nhieu-giay-muc-nghien-cuu-trong-lich-su-700795.html Biển Đông Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử Hiện nay khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển đang diễn ra các tranh chấp chủ quyền về đảo quần đảo tranh chấp chủ quyền quyền tài phán về các vùng biển chồng lấn dưới nhiều hình thức Làn nước xanh trong âu tầu Làn nước xanh trong âu tàu ở xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)

Đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ cơ sở và căn cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử để chứng minh rằng Việt Nam đã khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền thật sự hai quần đảo này, ít nhất từ thế kỷ XVII, khi chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.

Vấn đề được nghiên cứu nhiều và nhất quán

Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, thư tịch cổ, bản đồ cổ được tìm thấy tại các kho lưu trữ và thư viện ở trong và ngoài nước, cho thấy đầy đủ cơ sở về lịch sử và pháp lý để khẳng định một cách chắc chắn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, sách, báo, bài viết được công bố, khẳng định quá trình khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Quá trình đó diễn ra từ rất sớm, ít nhất cũng từ thế kỷ XVII và liên tục cho đến mãi sau này.

Nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Biển Đông là những công việc rất to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ trước đến nay, ở Việt Nam và nước ngoài, đã có nhiều nhà sử học, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa… dành nhiều thời gian và công sức tập trung sưu tầm, khảo cứu, khai thác, đánh giá các nguồn tư liệu và cho công bố kết quả khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Số lượng các công trình nghiên cứu, các sách viết về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vấn đề Biển Đông lại càng nhiều, nhất quán khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của luật pháp quốc tế.

Chủ trương của Việt Nam

Vị trí chiến lược quan trọng về các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và những vấn đề do lịch sử để lại đã tạo nên các tranh chấp giữa các quốc gia có chung quyền lợi ở khu vực này.

Đặc biệt, những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, với “đường lưỡi bò” (đường 9 đoạn) và tốc độ gia tăng quân sự hóa các đảo, đá chiếm đóng trái phép ở Biển Đông đã làm cho tình hình an ninh trên Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp hơn.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông như vậy và trong xu thế hội nhập quốc tế về biển, đảo của khu vực và thế giới hiện nay, các quy định của Luật Biển quốc tế chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để các quốc gia hữu quan vận dụng trong quá trình đàm phán và giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Mặc dù có nhiều tranh cãi nhưng lập trường trước sau như một của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam là nhà nước đầu tiên và duy nhất thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, ổn định và liên tục.

Theo dòng lịch sử, trên bình diện song phương và đa phương, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo. Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.

Ứng xử với các bên

Đối với Trung Quốc, hai bên đều khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Đối với các nước khác trong ASEAN có chung quyền lợi ở Biển Đông như Thái Lan, Brunei Darussalam, Malaysia, Malaysia, Indonesia… Việt Nam và các bên đều thống nhất chủ trương bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và DOC, hướng tới xây dựng COC; nhất trí phối hợp cùng các nước trong khu vực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2013; hợp tác để cùng các nước ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015.

Đồng thời, Việt Nam chủ động phối hợp với các thành viên khác để đưa Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đáp ứng lợi ích phát triển của tất cả các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng của các nước và ở khu vực.

Công khai hóa, minh bạch hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông; đấu tranh kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cùng với Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN kiên quyết phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/11: Thị trường dầu mỏ biến động mạnh trong vài tuần quaBản tin Năng lượng Quốc tế 24/11: Thị trường dầu mỏ biến động mạnh trong vài tuần qua
Châu Âu buộc phải sống chung với cảnh giá khí đốt biến động khó lườngChâu Âu buộc phải sống chung với cảnh giá khí đốt biến động khó lường
Australia và Philippines tuần tra chung ở Biển Đông, cam kết đảm bảo một trật tự dựa trên luật lệAustralia và Philippines tuần tra chung ở Biển Đông, cam kết đảm bảo một trật tự dựa trên luật lệ
]]>
https://petrotimes.vn/bien-dong-vung-bien-ton-nhieu-giay-muc-nghien-cuu-trong-lich-su-700795.html Sat, 02 Dec 2023 02:00:23 +0700
https://petrotimes.vn/australia-va-philippines-tuan-tra-chung-o-bien-dong-cam-ket-dam-bao-mot-trat-tu-dua-tren-luat-le-700584.html Australia và Philippines tuần tra chung ở Biển Đông cam kết đảm bảo một trật tự dựa trên luật lệ Australia và Philippines nhấn mạnh việc hợp tác chặt chẽ để đảm bảo một trật tự dựa trên luật lệ tại Biển Đông Australia và Philippines khởi động các cam kết về Biển Đông Hải quân Philippines và Australia diễn tập sĩ quan giám sát (OOW) tại Biển Đông ngày 25/11. (Nguồn: AFP)

Trong 3 ngày qua (từ 25-27/11), Australia và Philippines đã thực hiện các cuộc tập trận chung trên không và trên biển tại Biển Đông. Hoạt động này diễn ra sau các cuộc thảo luận hồi đầu năm về tập trận chung song phương nhằm nhấn mạnh cam kết hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn và đảm bảo một trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết các cuộc tuần tra chung này nhằm triển khai thực tế mối quan hệ Đối tác chiến lược mà hai nước đã ký vào tháng 9 vừa qua.

Ông Marles chia sẻ trong một tuyên bố chung với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto C Teodoro Jr.: “Australia và Philippines cam kết vững chắc về việc bảo đảm một khu vực hòa bình, an toàn và thịnh vượng, nơi chủ quyền cũng như các quy tắc và chuẩn mực đã thống nhất được tôn trọng... Hoạt động hợp tác hàng hải đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Australia và Lực lượng Vũ trang Philippines thể hiện cam kết quan trọng này”.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ca ngợi cuộc tuần tra chung là hoạt động có ý nghĩa nhằm duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Ông Marcos bình luận trên mạng xã hội X: “Hoạt động hợp tác hàng hải mang tính khởi đầu này và những chương trình tiếp theo là sự thể hiện thực tế của mối quan hệ Đối tác chiến lược và quốc phòng ngày càng phát triển và sâu sắc giữa hai nước”.

Cuộc tuần tra chung này có sự tham gia của các tàu chiến, hàng loạt máy bay và hơn 2.500 quân nhân, trong đó có khoảng 1.200 binh sĩ đến từ Australia, 1.200 binh sĩ đến từ Philippines và 150 thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở Darwin.

Theo Vy Anh (Báo Quốc tế)

Đến Mỹ, Tổng thống Philippines sẽ mang theo thông điệp về Đến Mỹ, Tổng thống Philippines sẽ mang theo thông điệp về "một trật tự dựa trên luật lệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực hàng hải"
Sẽ có gặp gỡ cấp cao Trung Quốc - Philippines bên lề APEC, Manila sẽ Sẽ có gặp gỡ cấp cao Trung Quốc - Philippines bên lề APEC, Manila sẽ "lắng nghe" Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng Biển Đông"
Châu Âu buộc phải sống chung với cảnh giá khí đốt biến động khó lườngChâu Âu buộc phải sống chung với cảnh giá khí đốt biến động khó lường
]]>
https://petrotimes.vn/australia-va-philippines-tuan-tra-chung-o-bien-dong-cam-ket-dam-bao-mot-trat-tu-dua-tren-luat-le-700584.html Wed, 29 Nov 2023 03:39:54 +0700
https://petrotimes.vn/se-co-gap-go-cap-cao-trung-quoc-philippines-ben-le-apec-manila-se-lang-nghe-trung-quoc-de-ha-nhiet-cang-thang-bien-dong-699607-699607.html Sẽ có gặp gỡ cấp cao Trung Quốc Philippines bên lề APEC Manila sẽ lắng nghe Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng Biển Đông Tổng thống Philippines sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề APEC để bàn về Biển Đông Lãnh đạo Philippines, Trung Quốc sẽ thảo luận về căng thẳng ở Biển Đông Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. sẽ thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề APEC về Biển Đông. (Nguồn: Rappler)

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ngày 17/11 cho biết ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco (Mỹ) để thảo luận về căng thẳng ở Biển Đông.

Trong một thông điệp qua video, ông Marcos nói: "Chúng tôi sẽ lắng nghe quan điểm của Chủ tịch Trung Quốc về những gì chúng tôi có thể làm để hạ nhiệt căng thẳng, không làm leo thang tình hình ở Biển Đông".

Trước đó, ngày 15/11, các Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ và Philippines đã chỉ trích những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong một tuyên bố chung sau cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) ở Jakarta, Indonesia, hai Bộ trưởng “cam kết khám phá các cơ hội hơn nữa để tăng cường hoạt động và lập kế hoạch song phương”, bao gồm các cuộc tập trận quân sự vào năm tới và thỏa thuận chia sẻ thông tin. Tuyên bố cho biết họ cũng tìm cách “mở rộng các hoạt động đa phương với các đối tác có cùng chí hướng”.

Tại ADMM+, các thành viên cũng kêu gọi giảm leo thang căng thẳng tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Abdul Rahman Yaacob, thuộc Viện Lowy Institute (Australia) cho rằng sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin trong cuộc họp ADMM+ lần này tái khẳng định cam kết của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bất chấp những lo ngại rằng Mỹ bị phân tán tập trung bởi xung đột ở Ukraine hay Trung Đông.

Vào ngày 16/11, Bộ Ngoại giao Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các thực thể trái phép, ngừng hoạt động cải tạo và chịu trách nhiệm trước những thiệt hại về môi trường ở Biển Đông.

Theo Vy Anh - baoquocte.vn

Quan hệ Mỹ - Trung: Tín hiệu mới từ APEC 2023

Quan hệ Mỹ - Trung: Tín hiệu mới từ APEC 2023

Cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Trung Quốc bên lề Diễn đàn APEC 2023 không có gì đột phá ngoài việc hai chính trị gia hàng đầu thế giới tiếp tục khẳng định quan điểm.

]]>
https://petrotimes.vn/se-co-gap-go-cap-cao-trung-quoc-philippines-ben-le-apec-manila-se-lang-nghe-trung-quoc-de-ha-nhiet-cang-thang-bien-dong-699607-699607.html Fri, 17 Nov 2023 12:31:46 +0700
https://petrotimes.vn/den-my-tong-thong-philippines-se-mang-theo-thong-diep-ve-mot-trat-tu-dua-tren-luat-le-dac-biet-la-trong-cac-linh-vuc-hang-hai-699379.html Đến Mỹ Tổng thống Philippines sẽ mang theo thông điệp về một trật tự dựa trên luật lệ đặc biệt là trong các lĩnh vực hàng hải Trong chuyến thăm Mỹ dự APEC vào giữa tháng 11 Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ có những trao đổi với quan chức Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông Tổng thống Philippines có thể nêu vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Mỹ Biển Đông sẽ là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm tới Mỹ của Tổng thống Philippines Marcos. (Nguồn: Rappler)

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 7/11 thông báo Tổng thống nước này Ferdinand Marcos Jr. sẽ tới thăm trụ sở của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii trong chuyến đi kéo dài một tuần tới Mỹ vào giữa tháng 11.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong khuôn khổ chuyến thăm có thể Tổng thống Philippines sẽ nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông với các quan chức hàng đầu của Mỹ.

Thứ trưởng Ngoại giao Charles Jose cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. sẽ đến Hawaii từ ngày 18-19/11 để gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng Philippines sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco từ ngày 14-17/11.

Ông Marcos cũng sẽ gặp Đô đốc John Aquilino, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ tại trụ sở ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên đảo Oahu.

Quan chức Philippines nhấn mạnh Tổng thống Marcos sẽ có cuộc trao đổi về an ninh khi ông ở Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có thể bao gồm tình hình ở Biển Đông.

Trả lời báo chí về tầm quan trọng của chuyến thăm trước những hành động quân sự ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông và trong bối cảnh các cuộc đàm phán về tăng cường hợp tác ba bên giữa Philippines, Mỹ và Nhật Bản.

Thứ trưởng Ngoại giao Jose cho biết: "Tất nhiên, chuyến thăm bổ sung thêm một lớp cho sự hợp tác mà chúng tôi đang cố gắng thiết lập với các quốc gia có cùng quan điểm nhằm thúc đẩy những gì chúng tôi luôn ủng hộ: Một trật tự dựa trên luật lệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực hàng hải".

Thứ trưởng Ngoại giao Philippines cũng lưu ý rằng Tổng thống Marcos cũng sẽ có chuyến thăm làm việc ở Los Angeles từ ngày 17-18/11.

Theo Vy Anh - baoquocte.vn

Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh tập trận trên biển

Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh tập trận trên biển

Người phát ngôn Các Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) ngày 7/10 khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị tuyên bố là không có giá trị.

]]>
https://petrotimes.vn/den-my-tong-thong-philippines-se-mang-theo-thong-diep-ve-mot-trat-tu-dua-tren-luat-le-dac-biet-la-trong-cac-linh-vuc-hang-hai-699379.html Wed, 15 Nov 2023 02:52:35 +0700
https://petrotimes.vn/vung-bien-xam-va-vung-bien-xanh-o-bien-dong-nhung-dieu-can-biet-ky-2-698808.html Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông Những điều cần biết kỳ 2 Vùng xanh ở Biển Đông là vùng được quản lý để phát triển hoà bình và bền vững Để có vùng biển xanh hoà bình các nước cần nỗ lực giải quyết hoà bình các tranh chấp biển Nhà máy Điện gió Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) - nguồn cung cấp năng lượng sạch và góp phần bảo vệ môi trường_Ảnh: TTXVN Nhà máy Điện gió Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) - nguồn cung cấp năng lượng sạch và góp phần bảo vệ môi trường. (Nguồn: TTXVN)

Để có môi trường biển xanh bền vững cần có chính sách khai thác, sử dụng, quản lý bền vững tài nguyên biển và phát triển một nền kinh tế biển xanh dựa trên phát triển năng lượng xanh và năng lượng tái tạo góp phần giảm thiểu khí tải nhà kính.

Đại dương của chúng ta, tương lai của chúng ta

Nghị quyết 66/288 ngày 27/7/2012 của Đại hội đồng LHQ về “Tương lai chúng ta mong muốn” công nhận rằng đại dương, biển và vùng ven biển tạo thành một thành phần tích hợp và thiết yếu của hệ sinh thái Trái đất. Nghị quyết 71/312 của ĐHĐ LHQ ngày 6/7/2017 “Đại dương của chúng ta, tương lai của chúng ta” kêu gọi hành động thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển để phát triển bền vững. Liên hợp quốc đã tuyên bố Thập kỷ khoa học đại dương vì phát triển bền vững (2021-2030) nhằm hỗ trợ các nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện phát triển bền vững của đại dương.

Tại Hội nghị Đại dương thế giới năm 2015 đã đưa ra khái niệm: “Kinh tế biển xanh là một nền kinh tế biển phát triển bền vững, ở đó hoạt động kinh tế biển cân bằng với khả năng đáp ứng của các hệ sinh thái biển một cách liên tục”. Kinh tế biển xanh vừa đảm bảo cho kinh tế phát triển mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của hệ sinh thái biển thông qua các phương thức như giảm phát thải carbon, tăng trưởng theo chiều sâu, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Phát triển kinh tế biển xanh

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Báo cáo “Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” do Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 5/2022 đề xuất một kịch bản phát triển kinh tế biển xanh cho Việt Nam tới 2030 với các khuyến nghị:

Thứ nhất, giảm sản lượng đánh bắt thủy sản xuống mức sản lượng bền vững tối đa (~ 2,7 triệu tấn mỗi năm) thông qua việc giảm sản lượng đánh bắt 2% mỗi năm, bao gồm giảm 5% mã lực tàu ven bờ mỗi năm; duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản; và cải tiến quản lý để dẫn đến năng suất an toàn tăng 3,5% mỗi năm.

Thứ hai, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động sản xuất dầu khí; tăng cường bảo vệ môi trường; và tăng cường tham gia vào lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo trên biển mới nổi.

Thứ ba, mở rộng nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo biển đạt 10.000 MW lắp đặt vào năm 2030, bao gồm ~4.500 MW gió gần bờ (chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long) và 5.500 MW gió ngoài khơi (chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ).

Thứ tư, thúc đẩy tăng trưởng du lịch: Khách quốc tế 8 - 10%/năm và khách nội địa 5 - 6%/năm đến năm 2030, đưa các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nước biển dâng, vào quy hoạch du lịch.

Thứ năm, tăng vận tải biển lên 20,6% hoặc thị phần vào năm 2030; nâng khối lượng hàng hóa vận chuyển lên 787 triệu tấn; và mở rộng vận tải nội địa lên 289 triệu tấn. Phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng xanh từ biển là một trong những biện pháp chủ chốt.

Kinh tế biển xanh bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế có quan hệ trực tiếp với các nguồn tài nguyên đại dương, biển và vùng ven biển.
Kinh tế biển xanh bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế có quan hệ trực tiếp với các nguồn tài nguyên đại dương, biển và vùng ven biển. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)

Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí carbon về không (Net-Zero) vào năm 2050. Quy hoạch điện VIII (2022) dự tính các nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn phát điện vào năm 2045, trong đó điện gió ngoài khơi đạt 7 GW vào năm 2030 và 87 GW vào năm 2050. Mục tiêu này phù hợp với Báo cáo Lộ trình điện gió ngoài khơi cho Việt Nam do Ngân hàng thế giới công bố năm 2021 đưa ra một kịch bản cao 70 GW vào năm 2050, với tầm nhìn một quốc gia thành công trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi và cho rằng: Việt Nam có thể đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản).

Cần giải pháp đồng bộ

Để làm dược điều này, theo tác giả bài báo này, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ sau 1) Sớm nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho phát triển điện gió (luật, cùng các văn bản, nghị định, thông tư, quy định kỹ thuật, quy chuẩn quốc gia về điện gió ngoài khơi); 2) Chỉ định 1 cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện quy hoạch tổng thể cấp quốc gia về phát triển điện gió ngoài khơi và cấp phép 1 cửa cho các dự án điện gió ngoài khơi; 3) Thúc đẩy việc sản xuất, nội địa hóa thiết bị cho việc phát triển và sử dụng các nguồn điện gió ngoài khơi; 4) Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về nguồn điện gió ngoài khơi; 5) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng gió ngoài khơi; 6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi.

Theo GS.TS Nguyễn Hồng Thao - Baoquocte.vn

Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông - Những điều cần biết (Kỳ 1)

Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông - Những điều cần biết (Kỳ 1)

Tiêu chí “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” được đưa ra tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 15 (25-26/10) thu hút được sự chú ý của giới học giả và công chúng.

]]>
https://petrotimes.vn/vung-bien-xam-va-vung-bien-xanh-o-bien-dong-nhung-dieu-can-biet-ky-2-698808.html Wed, 08 Nov 2023 07:00:56 +0700
https://petrotimes.vn/vung-bien-xam-va-vung-bien-xanh-o-bien-dong-nhung-dieu-can-biet-ky-1-698783.html Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông Những điều cần biết Kỳ 1 Tiêu chí Thu hẹp vùng biển xám mở rộng vùng biển xanh được đưa ra tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 15 25 26 10 thu hút được sự chú ý của giới học giả và công chúng Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15. (Ảnh: DN) Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 diễn ra ngày 25-26/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: DN)

“Thu hẹp vùng biển xám” hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hoà bình hơn, còn “Mở rộng vùng biển xanh” nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai, thông qua việc thúc đẩy những thực tiễn tốt trong những lĩnh vực quan trọng như chuyển đổi xanh, các công nghệ, nghiên cứu và đầu tư liên quan đến năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…

Chiến thuật vùng xám

“Vùng xám” là khái niệm mang tính biểu tượng, không có định nghĩa rõ ràng. Các học giả phương Tây sử dụng thuật ngữ “chiến thuật (hoặc chiến lược) vùng xám”. Lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ chiến thuật vùng xám mà nêu ra học thuyết “tam chủng chiến pháp” trong đó có chiến tranh pháp lý.

Các hoạt động vùng xám mang tính chiến thuật, được các quốc gia và các thực thể không Nhà nước khai thác và tạo ra sự không rõ ràng của luật pháp để củng cố lập trường của mình, hạ thấp lập trường của đối thủ trong tranh chấp nhằm đạt được mục đích chính trị, quân sự, kinh tế của mình, nhưng không vượt quá ngưỡng chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.

Trong thực tiễn, các hoạt động vùng xám chồng lấn với cái gọi là chiến tranh pháp lý là “sử dụng và sử dụng sai luật pháp như một công cụ bổ trợ cho các công cụ quân sự truyền thống nhằm đạt được các mục tiêu chiến thuật” hay sử dụng “tiêu chuẩn kép”. Chúng thách thức luật quốc tế, đặc biệt là Luật xung đột vũ trang.

Tuy nhiên, khái niệm “chiến thuật vùng xám” rộng hơn “chiến tranh pháp lý” khi nó sử dụng cả công cụ pháp lý và không pháp lý nhưng có liên kết với luật pháp để giành được lợi thế chiến lược. Hơn nữa, trong khi luật điều chỉnh các hành vi phạm pháp và không phạm pháp thì không phải tất cả các “chiến thuật vùng xám” là hành vi bất hợp pháp, nhất là trong một cuộc chiến phi đối xứng và tồn tại sự chưa rõ ràng, chưa thống nhất trong giải thích và áp dụng luật quốc tế.

Hoạt động vùng xám đa dạng hơn khi nó có thể bao gồm chiến tranh thông tin và cung cấp thông tin sai lệch, gây sức ép chính trị, gây sức ép kinh tế tới các quyết định hay lựa chọn vị trí cá nhân lãnh đạo, các hoạt động mạng, các hoạt động phá hoại không gian môi trường hoạt động của đối phương, sử dụng lực lượng quân sự và bán quân sự của bên khác thực hiện các nhiệm vụ uỷ nhiệm, hoạt động khiêu khích lực lượng vũ trang và bán vũ trang đối phương dẫn tới các quyết định bất lợi, hay kết hợp các hình thức. Các hoạt động vùng xám mang tính cưỡng chế và tích tụ phát triển thăm dò ngưỡng chịu đựng của đối phương trước khi leo thang lên nấc mới. Chính vì vậy chiến thuật vùng xám còn được gọi là chiến thuật cải bắp, lát cắt salami.

Tại Biển Đông, các hành vi vùng xám trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng thường thể hiện dưới 4 dạng sau:

Thứ nhất, cố tình sử dụng sai lệch các thuật ngữ và khái niệm của UNCLOS hay áp dụng “tiêu chuẩn kép”. Thứ hai, khai thác những điểm chưa rõ ràng hay khoảng trắng trong luật xung đột vũ trang như trường hợp sử dụng dân quân biển. Thứ ba, ban hành và thực thi luật trong nước không phù hợp với luật quốc tế. Thứ tư, sử dụng các hành động dưới ngưỡng liên kết với chiến tranh pháp lý như xua đuổi, dùng súng phun nước, đâm tàu, đánh đắm tàu, bắt giữ thuyền viên, căng dây phao ngăn chặn ngư dân tiếp xúc với các bãi cá truyền thống, chặn đường tiếp tế cho quân đồn trú trên đảo… đủ để đối phương khó chịu, quan ngại, hao tổn nguồn lực hay đưa ra các quyết định chưa chín, tạo cớ cho việc leo thang.

Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông - Những điều cần biết (Kỳ 1)
Triển lãm "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam" diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận từ ngày 27/8 đến 3/9/2023

Để đối phó với chiến thuật vùng xám, các nước cần quản lý và dỡ bỏ tính chưa rõ ràng trong các quy định khi đàm phán, áp dụng và thậm chí có thể sử dụng các cơ quan tài phán để có cách giải thích đúng. Các nước cần hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, vạch trần các hành vi vùng xám vi phạm luật quốc tế, cùng lên án tạo sức mạnh công luận ngăn chặn.

Công thức 3C

Từ năm 2009, tác giả Nguyễn Hồng Thao đề xuất công thức 3C hay tam công pháp gồm Công luận, Công khai và Công pháp quốc tế để đối phó với chiến thuật vùng xám và chiến tranh pháp lý.

Công luận” là dựa vào sức mạnh của dư luận trong nước và quốc tế. Để huy động sức mạnh của dư luận và làm giảm tính không rõ ràng thì phải cần đến yếu tố “Công khai”; đó chính là việc phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin đến các tầng lớp quần chúng nhân dân về căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định với thế giới về quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác ở Biển Đông, song song đó là công khai các hoạt động phi pháp cho thế giới và người dân trong nước biết và lên tiếng phản đối.

Công pháp” tức luật quốc tế chính là nền tảng cho đấu tranh thu hẹp các hành vi vùng xám, làm tăng sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước về tính chính nghĩa của lập trường phù hợp với pháp luật quốc tế. Việt Nam cần tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về luật quốc tế, xây dựng năng lực của các lực lượng quản lý trên biển (như cảnh sát biển và kiểm ngư) để thực hiện một cách hiệu quả quyền quản lý chính đáng của Việt Nam trên biển.

Theo GS.TS Nguyễn Hồng Thao - Baoquocte.vn

Philippines cáo buộc Trung Quốc liên tục va chạm trên Biển Đông

Philippines cáo buộc Trung Quốc liên tục va chạm trên Biển Đông

Tàu Philippines và Trung Quốc gần đây liên tục có những va chạm tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

]]>
https://petrotimes.vn/vung-bien-xam-va-vung-bien-xanh-o-bien-dong-nhung-dieu-can-biet-ky-1-698783.html Wed, 08 Nov 2023 03:07:38 +0700
https://petrotimes.vn/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-ve-bien-dong-lan-thu-15-thu-hep-vung-bien-xam-mo-rong-vung-bien-xanh-697564.html Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 Thu hẹp vùng biển xám Mở rộng vùng biển xanh Trong ngày đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 Thu hẹp vùng biển xám Mở rộng vùng biển xanh đang diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngoài phiên khai mạc và bài diễn văn chính của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có 3 bài phát biểu quan trọng và nhiều bài phát biểu trong 4 phiên thảo luận chính Các đại biểu dự phiên khai mạc. (Nguồn: TTXVN) Các đại biểu dự phiên khai mạc. (Nguồn: TTXVN)

Nghị sĩ Anne-Marie Trevelyan, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho biết Việt Nam và Vương quốc Anh là đối tác gần gũi trong các vấn đề an ninh biển; việc tham dự hội thảo này vì những gì đang diễn ra tại Biển Đông là mối quan tâm toàn cầu, nhất là trong bối cảnh xung đột làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Anh luôn mong muốn tăng cường quan hệ với các đối tác và ủng hộ phát triển bền vững và cùng ứng phó với những thách thức chung để bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Anh luôn tôn trọng và đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN trong duy trì hoà bình và thịnh vượng tại khu vực; khẳng định tăng cường cam kết với ASEAN và các quốc gia thành viên thông qua các dự án cụ thể như Quỹ Hành tinh xanh (Blue Planet Fund), thoả thuận thành lập Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership). Bà Anne-Marie Trevelyan khẳng định, Anh sẽ tiếp tục duy trì cam kết tại khu vưc vì hoà bình và sự ổn định tại Biển Đông là ưu tiên của tất cả các quốc gia.

Ông Martin Thümmel, Ủy viên phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng ở Biển Đông gần đây, đặc biệt vụ việc tàu cảnh sát biển và tàu dân quân biển Trung Quốc đâm va các tàu của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ngày 22/10/2023.

Ông Thümmel nhắc lại sự cần thiết của việc tuân thủ đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Để bảo đảm sự thịnh vượng và định hình trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế cần đến sự hợp tác của các nước ở khu vực.

Hai năm trước, Đức đã đưa ra Bản hướng dẫn chính sách về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó, một khía cạnh quan trọng là triển khai hiệu quả luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. ASEAN đóng vai trò chính trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế và cách tiếp cận xây dựng ở khu vực. Phân định vùng biển giữa Indonesia, Malaysia, Việt Nam và các cuộc đàm phán đang diễn ra có tác dụng thúc đẩy hợp tác ở khu vực.

Đức cũng nhấn mạnh việc xác định các vùng biển phải tuân theo quy định của luật pháp quốc tế, UNCLOS. Chỉ từ cấu trúc đất liền mới có thể xác định các vùng biển, lãnh hải và Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Phán quyết Toà Trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc, theo đó không có cấu trúc nào ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Tuyên bố chung Đức-Pháp-Anh về tình hình Biển Đông nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế. Đức cũng tăng cường hợp tác xây dựng năng lực an ninh biển cho các nước ở khu vực như cảnh sát biển của Philippines và Malaysia. Đức đã điều động tàu hải quân đến Biển Đông vào năm 2021, năm 2022 và sẽ tiếp tục duy trì hiện diện để ủng hộ sự ổn định của an ninh khu vực trong thời gian tới.

Trong Phiên 1 “Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua”, các đại biểu cho rằng cách đây 15 năm không có nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, Biển Đông được cho là vấn đề tranh chấp song phương của các nước trong khu vực, và các nước không quan tâm nhiều đến các biện pháp quản lý xung đột.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện nhiều yếu tố, khía cạnh mới như: (i) đa phương hoá, quốc tế hoá; (ii) quân sự hoá các vùng biển và khu vực chiếm đóng; (iii) luật pháp quốc tế được đề cập trong quản lý tranh chấp. Phán quyết của Toà trọng tài 2016 đã vẽ ra một bức tranh pháp lý rõ ràng cho Biển Đông khi quy định rõ quy chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông như đảo đá, bãi chìm, bãi nửa nổi nửa chìm và bác yêu sách lịch sử của đường 9 đoạn của Trung Quốc. Tuy nhiên tranh chấp vẫn còn tiếp tục kéo dài căng thẳng do Trung Quốc không công nhận Phán quyết, tiếp tục thực thi yêu sách đường 9 đoạn và gần đây mới công bố thành đường đứt đoạn; (iv) có nhiều hoạt động “vùng xám” ở trên biển bao gồm sự tham gia chuẩn bị kỹ lưỡng của các bên, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như tàu thuyền hiện đại, vệ tinh, thiết bị bay không người lái để ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho mình.

Biển Đông hiện nay được đánh giá là vấn đề quốc tế, có nhiều rủi ro xung đột hơn và nếu có xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang mở rộng. Đồng thời, các nước quan tâm hơn đến thúc đẩy các biện pháp quản lý tranh chấp như tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang có một số tiến triển tích cực.

Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số nội dung gây tranh cãi trong đàm phán COC như: phạm vi áp dụng, hiệu lực pháp lý, cơ chế thực thi, vai trò của bên thứ ba... Những khía cạnh, yếu tố mới nói trên khiến vấn đề Biển Đông ngày càng nhận được sự quan tâm chú ý của cả cộng đồng quốc tế và khu vực, trong bối cảnh vai trò đó, vị trí của Biển Đông trong cuộc cạnh tranh kinh tế và chiến lược toàn cầu và ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng gia tăng.

Phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo. (Nguồn: TTXVN)
Phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo. (Nguồn: TTXVN)

Trong Phiên 2 “Các nước lớn và Những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng?”, các học giả đã đánh giá về quan hệ nước lớn nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng, trong đó đề cập lợi ích và quan điểm của các nước lớn cũng như ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh công nghệ đến tình hình Biển Đông.

Đa số học giả đồng tình rằng vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông là quan trọng, ưu tiên của mọi quốc gia và mong muốn tránh xảy ra đụng độ, đối đầu tại khu vực. Tuy nhiên, trái với mong muốn trên, tình hình Biển Đông hiện nay đang trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang có nhiều biến chuyển, năng lực tổng hợp của một số quốc gia thay đổi, đi kèm với đó là mong muốn xây dựng luật chơi mới phù hợp với vị thế nước lớn của mình.

Các học giả cho rằng quan điểm của các nước lớn về vấn đề Biển Đông có sự bất đồng, khác biệt cơ bản. Một số quan điểm nhìn nhận vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề đa phương có ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Trong khi đó, một số quan điểm khác lại nhìn nhận vấn đề Biển Đông qua lăng kính cạnh tranh nước lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lòng tin giữa các nước và do đó khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng thêm.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng hành động xây dựng mạng lưới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép kiểm soát khu vực Biển Đông cũng là nhân tố tác động tiêu cực tới hòa bình khu vực trong tương lai. Bên cạnh đó, một số học giả cũng cho rằng các quốc gia vẫn có thể chia sẻ kinh nghiệm và cùng thúc đẩy hợp tác minh bạch trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật ở khu vực Biển Đông.

Trong Phiên 3 “Cách tiếp cận đa phương về Biển Đông: Một xu hướng mới?”, các chuyên gia tập trung thảo luận về xu hướng và vai trò của cách tiếp cận đa phương trong vấn đề Biển Đông. Từ góc độ ASEAN, chủ nghĩa đa phương có vai trò quan trọng đối với các nước nhỏ, góp phần giảm thiểu các rủi ro, nhất là khi đối phó với hành động gây hấn của các nước lớn.

Có ý kiến cho rằng trong bối cảnh thách thức như hiện nay, ASEAN vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là duy nhất trong vấn đề Biển Đông. Nhưng đa số ý kiến khẳng định cho đến nay, ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, đã xây dựng và vận hành nhiều cơ chế dẫn dắt các nước khu vực và các nhóm đa phương khác. ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt trong những vấn đề đòi hỏi có hành động và nỗ lực tập thể, trong đó có an ninh trên không gian biển.

Có chuyên gia gợi ý hợp tác kinh tế biển xanh (blue economy) là một hướng đi để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và quản lý bền vững biển và đại dương, trong đó quốc gia là chủ thể quan trọng, lực lượng hải quân có thể đóng vai trò trong đảm bảo sử dụng biển bền vững.

Trong Phiên 4 “Cần một khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý?”, các học giả chia sẻ cách tiếp cận đa dạng về “chiến tranh pháp lý”; đồng tình rằng hiện nay, nhiều quốc gia sử dụng luật pháp như một công cụ để đạt được các mục tiêu chiến lược. Có ý kiến cho rằng “chiến tranh pháp lý” chỉ là một trong nhiều công cụ trong hoạt động vùng xám; không chỉ được hiểu là diễn giải và áp dụng sai lệch các nguyên tắc, quy định quốc tế hiện hành mà còn tận dụng lỗ hổng mà luật pháp quốc tế chưa kịp điều chỉnh đối với những vấn đề mới.

Có ý kiến cho rằng tại Biển Đông, một số chủ thể đã sử dụng luật pháp, ban hành nội luật, diễn giải luật sai lệch theo cách thức “lựa chọn có lợi cho mình” để củng cố các yêu sách vùng biển không phù hợp với luật pháp quốc tế, làm xói mòn trật tự pháp lý trên biển.

Đa số vẫn tiếp tục khẳng định luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS năm 1982 là xương sống, khuôn khổ cho hành vi ứng xử của các quốc gia trên biển. Cũng có ý kiến đề xuất các quốc gia nhỏ có yêu sách tại Biển Đông cần tập hợp để cùng đấu tranh chống lại xu hướng sử dụng luật pháp sai lệch.

Trong ngày 26/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 sẽ tiếp tục 4 phiên thảo luận chính về các chủ đề: Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông; Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?; Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ và Tiếng nói của thế hệ kế cận.

Theo Bảo Chi - baoquocte.vn

]]>
https://petrotimes.vn/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-ve-bien-dong-lan-thu-15-thu-hep-vung-bien-xam-mo-rong-vung-bien-xanh-697564.html Thu, 26 Oct 2023 04:22:09 +0700
https://petrotimes.vn/tranh-chap-chu-quyen-bai-can-scarborough-tu-goc-nhin-quoc-te-va-nhung-ham-y-697565.html Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý Tranh chấp bãi cạn Scarborough liên quan trực tiếp đến an ninh ổn định và hợp tác của khu vực đến nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế Trên các diễn đàn, hội nghị khu vực, quốc tế, Biển Đông đã và đang được coi là một “điểm nóng” tiềm ẩn. Mâu thuẫn, xung đột có thể bùng phát, nếu các bên không kiềm chế. Dù quan điểm khác nhau, mức độ thể hiện khác nhau, nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận. Diễn biến gần đây xung quanh bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham, theo cách gọi của Trung Quốc) chứng tỏ điều đó.

Chuyện cũ tiếp diễn

Để hiểu rõ hiện tình, cần trở lại thời điểm hơn 10 năm trước. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau hơn 2 tháng đối đầu căng thẳng, không chỉ trên biển với Philippines. Từ đó, Trung Quốc thường xuyên hiện diện lực lượng, sử dụng nhiều biện pháp, cả chiếu tia laser, phun vòi rồng xua đuổi, ngăn cản ngư dân, tàu ngư nghiệp Philippines tiếp cận; khẳng định chủ quyền, kiểm soát bãi cạn Scarborough trên thực tế.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý
Một ngư dân Philippines theo dõi tàu cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra tại bãi cạn Scarborough. (Nguồn: Reuters)

Ngày 25/9, Cảnh sát biển Philippines thông báo gỡ bỏ dây phao của Trung Quốc thả chặn lối vào vùng nước quanh Scarborough, bởi nó “gây nguy hiểm cho hoạt động đi lại, vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế”. Philippines tuyên bố có quyền hành động và “sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp” để loại bỏ dây phao nếu Trung Quốc tiếp tục thả.

Philippines sẽ đi xa đến đâu? Trung Quốc và các nước phản ứng thế nào? Tranh chấp bãi cạn Scarborough đi về đâu?... là điều cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

Chủ trương, đối sách của Philippines

Trong hơn 10 năm qua, chủ trương, đối sách của Philippines đối với các tranh chấp trên Biển Đông có nhiều thay đổi. Chính quyền Tổng thống Benigno Aquino III (2010-2016) theo đuổi vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA). Dù được Tòa phán quyết có lợi, nhưng Manila không phát huy được giá trị thực tế. Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2022) lựa chọn con đường theo đuổi lợi ích kinh tế, ngả hơn về Trung Quốc.

Tổng thống đương nhiệm Ferdinand Marcos chủ trương xây dựng chiến lược giành lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Philippines cho phép Mỹ đặt thêm căn cứ quân sự; đưa vấn đề tranh chấp ra các diễn đàn khu vực, quốc tế; tuyên bố sẵn sàng kiện Trung Quốc hủy hoại môi trường san hô biển; cắt dây phao và kêu gọi ngư dân duy trì hoạt động ở bãi cạn…

Theo chuyên gia quốc tế, hành động của Philippines xuất phát từ đánh giá bối cảnh: căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung; Mỹ muốn gia tăng hiện diện ở khu vực mà Manila là một “điểm cầu” không thể từ bỏ; Trung Quốc gặp khó khăn về kinh tế, xã hội, ngoại giao… Áp lực trong nước về giành lại chủ quyền bãi cạn Scarborough đối với chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos ngày càng tăng.

Hành động bí mật cắt dây phao của Philippines mang tính biểu tượng nhiều hơn giá trị thực tế, bởi ngư dân vẫn bị ngăn chặn. Một mặt, Manila muốn chứng tỏ “không lùi bước và thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để duy trì hiện diện trong khu vực”. Mặt khác, họ không muốn đẩy vụ việc đi quá xa, có thể dẫn đến bùng phát xung đột.

Có thể hiểu được đối sách của Philippines, bởi tương quan sức mạnh bất lợi hơn. Philippines kém hơn về tiềm lực, sức mạnh quân sự, kinh tế. Nhưng Manila có thể tận dụng cơ sở pháp lý từ phán quyết của Tòa Trọng tài; sự quan ngại của khu vực và thế giới trước các hành động cứng rắn, sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo; việc Bắc Kinh không tuân thủ pháp luật quốc tế. Nhưng hiệu quả đối sách của Philippines đến đâu còn phải chờ.

Chiến lược, chính sách của Trung Quốc

Chiến lược, chính sách Biển Đông của Trung Quốc được các chuyên gia, học giả đúc kết: kết hợp con bài kinh tế, thương mại, biện pháp ngoại giao, chính trị với gia tăng hiện diện quân sự, gây sức ép, sử dụng số đông tàu cá dân quân biển được tàu hải cảnh hộ tống thực hiện chiến thuật “vùng xám”. Trung Quốc công bố bản đồ có đường chín đoạn (nay là mười đoạn) mọi lúc, mọi nơi, biến sự “quen mặt” trên truyền thông thành cơ sở pháp lý. Sự kiện bãi cạn Scarborough năm 2012 là một ví dụ. Bắc Kinh dừng nhập khẩu chuối, hạn chế người Trung Quốc du lịch đến Philippines…, kết hợp nhiều tàu thuyền tạo sức ép lớn, buộc Manila phải rời khỏi bãi cạn.

Theo chuyên gia quốc tế, việc kiểm soát bãi cạn Scarborough tạo lợi thế nhiều mặt cho Bắc Kinh, có vị trí “đứng chân” áp sát Philippines, Đài Loan (Trung Quốc); tạo thế giám sát, khống chế Biển Đông trên thực tế; hạn chế sự hiện diện, ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.

Trước hành động cắt dây phao, một mặt người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “Philippines không nên khiêu khích hay gây rắc rối” và “kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải của đảo ‘Hoàng Nham’”. Mặt khác, Bắc Kinh bác bỏ thông tin bị cắt dây mà họ tự thu gỡ. Trung Quốc không muốn lan truyền thông tin về việc Philippines trở nên mạnh mẽ hơn bởi điều này sẽ gây tác động bất lợi đến các tính toán của Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý
Một thợ lặn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cắt sợi dây gắn vào hàng rào nổi chặn lối vào bãi cạn Scarborough ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. (Nguồn: AFP)

Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping kiến nghị “cần có hành động quyết định để chấm dứt sự khiêu khích của Philippines”, nếu không hành động cứng rắn, chính phủ sẽ bị áp lực từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong một bộ phận người dân Trung Quốc. Sử dụng biện pháp cứng rắn cũng là cách Bắc Kinh thường dùng để đẩy áp lực bên trong ra bên ngoài.

Tuy nhiên, hành động cắt dây phao của Philippines chưa đủ cớ để Trung Quốc đáp trả bằng hành động quân sự. Sử dụng biện pháp cứng rắn, hành động quân sự, sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, chủ trương xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh”; đẩy các nước có tranh chấp ngả về phía Mỹ, tạo cớ cho Mỹ gia tăng hiện diện, lôi kéo đồng minh, đối tác.

Từ phân tích đó, học giả, chuyên gia quốc tế dự báo, chủ trương kiểm soát trên thực tế tạo ưu thế cho Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ tiếp tục chiến lược, chính sách hiện hành; chú trọng lôi kéo các nước trong khu vực, thúc đẩy bất ổn bên trong, buộc các nước có tranh chấp phải nhân nhượng chủ quyền. Họ có thể áp dụng “Mô hình Scarborough” ở các khu vực khác trên Biển Đông và trên các vùng biển khác.

Phản ứng của Mỹ và dư luận quốc tế

Ngay sau hành động cắt dây phao của Philippines, Mỹ có một loạt động thái đáng chú ý. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lindsey Ford đánh giá đây là “một bước đi táo bạo để bảo vệ chủ quyền”. Bà nhắc lại cam kết của Mỹ, Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines “áp dụng với cả tàu công vụ, máy bay, lực lượng vũ trang Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông”. Ngày 28/9, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần nhằm rà soát “các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Điều đó cho thấy Mỹ luôn theo sát các động thái ở khu vực, coi đây là cơ hội và ủng hộ hành động của Philippines, giúp Washington gắn kết hơn với Manila và gia tăng hiện diện ở khu vực.

Mỹ muốn Philippines mạnh mẽ hơn, nhưng ủng hộ như thế nào, bằng cách nào là điều khó nói. Xung đột vũ trang, nếu xảy ra giữa Philippines và Trung Quốc sẽ đặt Mỹ vào tình huống khó xử. Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, nhất là khi gánh nặng xung đột ở Ukraine đang đè nặng vai. Nhưng nếu không có hành động cụ thể thì Hiệp ước phòng thủ vô giá trị; tuyên bố, lời hứa của Mỹ sẽ không thuyết phục được đồng minh, đối tác.

Do đó, để giữ cho tranh chấp không bùng phát thành xung đột vũ trang mà vẫn giữ được tiếng tốt, Mỹ sẽ cùng đồng minh lôi kéo dư luận, tạo sức ép quốc tế, kết hợp biện pháp ngoại giao, chính trị, kinh tế phản đối các hành động vũ lực, không tuân thủ luật pháp quốc tế; đồng thời, tiếp tục viện trợ nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng vũ trang Philippines.

Đa số các nước bày tỏ quan ngại về mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền ở bãi cạn Scarborough làm căng thẳng leo thang, có thể bùng phát thành xung đột, lan ra các vùng biển khác, vô hiệu hóa nỗ lực xây dựng lòng tin, đàm phán, đối thoại tìm kiếm cơ chế quản lý xung đột; ảnh hưởng lớn đến hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực.

Bình luận về phản ứng của các bên liên quan đến tranh chấp bãi cạn Scarborough, một số chuyên gia bày tỏ ngạc nhiên vì phản ứng mạnh, khác với trước đây của Philippines. Số khác thì cho rằng chính Trung Quốc đã buộc Philippines phải hành động như vậy. Ông Bilahari Kausikan, cựu Đại sứ lưu động của Singapore nhận xét, nếu Philippines không cắt dây phao, Trung Quốc còn đẩy giới hạn lên cao hơn nữa, nguy cơ xung đột sẽ cao hơn.

Có ý kiến dự báo Manila sẽ kháng cự mạnh mẽ hơn với các phản ứng cứng rắn tiếp theo của Bắc Kinh. Nhưng từ phân tích quan điểm, chủ trương của Trung Quốc, Philippines và các bên có liên quan, nhiều chuyên gia, học giả hy vọng ít khả năng xảy ra xung đột vũ trang ở bãi cạn Scarborough. Các bên tuy không nhượng bộ lớn, nhưng cũng sẽ kiềm chế.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý
Tranh chấp bãi cạn Scarborough không là chuyện riêng của Philippines và Trung Quốc. (Nguồn: WSJ)

Hàm ý từ tranh chấp chủ quyền biển, đảo

Tranh chấp bãi cạn Scarborough không là chuyện riêng của Philippines và Trung Quốc. Nó liên quan trực tiếp đến an ninh, ổn định và hợp tác của khu vực, đến nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Từ diễn biến và dự báo tình hình, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Một là, tranh chấp chủ quyền là vấn đề phức tạp, lâu dài, do nhiều nguyên nhân, trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài. Vì vậy, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp đòi hỏi nỗ lực, thiện chí của các bên; kiên trì các biện pháp hòa bình, đàm phán, đối thoại, bao gồm cả biện pháp pháp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Hai là, các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt chủ quyền, giành lợi ích trước mắt, nhưng sẽ không bền vững lâu dài. Cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền có thể lúc bùng lên, lúc lắng xuống, nhưng sẽ kiên trì, không bao giờ từ bỏ lãnh thổ. Các nước khác sẽ có tâm lý lo ngại, co cụm, cảnh giác với nước lớn. Chiến lược hợp tác, quảng bá hình ảnh, giá trị, vươn ra toàn cầu sẽ gặp nhiều vật cản.

Ba là, đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng nhiều biện pháp, chuẩn bị nhiều phương án, tiến hành đúng thời cơ, tránh tạo cớ cho nước lớn lợi dụng. Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài nhưng dựa vào sức mình, lực mình, thế mình vẫn là nhân tố quyết định. Năm 2012, Mỹ đã không hành động để bảo vệ đồng minh và đối sách sai lầm của Philippines dẫn đến mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Không ai bảo vệ chủ quyền thay cho mình. Ai cũng tính toán lợi ích quốc gia, dân tộc. Vấn đề là tìm ra lợi ích chung. Gắn đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với đấu tranh vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực.

Bốn là, cần thông tin, tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên để người dân hiểu, tin tưởng, ủng hộ chủ trương, đối sách của lãnh đạo, nhà nước nhưng không để lộ bí mật; không để bị lôi kéo, chia rẽ; tránh kích động nước lớn.

Theo Vũ Đăng Minh - baoquocte.vn

]]>
https://petrotimes.vn/tranh-chap-chu-quyen-bai-can-scarborough-tu-goc-nhin-quoc-te-va-nhung-ham-y-697565.html Thu, 26 Oct 2023 04:21:32 +0700
https://petrotimes.vn/philippines-cao-buoc-trung-quoc-lien-tuc-va-cham-tren-bien-dong-697276.html Philippines cáo buộc Trung Quốc liên tục va chạm trên Biển Đông Tàu Philippines và Trung Quốc gần đây liên tục có những va chạm tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông Tàu tiếp vận Philippines bị hải cảnh Trung Quốc truy cản gần bãi Cỏ Mây hồi tháng 8. (Nguồn: AP)

Philippines cáo buộc một tàu tuần duyên Trung Quốc ngày 22/10 đã va chạm với một tàu tiếp tế của Philippines khi tàu này đang di chuyển đến một điểm đồn trú nhỏ ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Trong một tuyên bố, Lực lượng đặc nhiệm của chính phủ Philippines cho biết “các hoạt động ngăn chặn nguy hiểm của tàu Hải Cảnh Trung Quốc (CCG) 5203 đã khiến nó va chạm với lực lượng vũ trang của tàu tiếp tế bản địa do Philippines thầu” ở cách Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam-PV) khoảng 25 km.

Nhóm chuyên trách quốc gia về vùng biển phía Tây Philippines, cơ quan phụ trách các vấn đề Biển Đông của Manila, thêm rằng tàu cảnh sát biển nước này làm nhiệm vụ hộ tống cũng va chạm với một tàu dân binh biển Trung Quốc. Chưa rõ mức độ thiệt hại của các bên trong sự việc.

"Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành động nguy hiểm, thiếu trách nhiệm và phi pháp của hải cảnh, dân binh biển Trung Quốc", thông cáo của cảnh sát biển Philippines nhấn mạnh.

Hải cảnh Trung Quốc sau đó khẳng định hành động truy cản là "hợp pháp", nhằm ngăn các tàu Philippines vận chuyển "vật liệu xây dựng trái phép" đến bãi Cỏ Mây, nhưng không đề cập đến va chạm giữa lực lượng hai bên.

Đây không phải lần đầu Trung Quốc truy cản tàu Philippines ở bãi Cỏ Mây. Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Bắc Kinh thường duy trì một tàu hải cảnh gần bãi Cỏ Mây để giám sát hoạt động của tàu cá Philippines.

Theo Vy Anh - baoquocte.vn

Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh tập trận trên biển

Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh tập trận trên biển

Người phát ngôn Các Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) ngày 7/10 khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị tuyên bố là không có giá trị.

]]>
https://petrotimes.vn/philippines-cao-buoc-trung-quoc-lien-tuc-va-cham-tren-bien-dong-697276.html Mon, 23 Oct 2023 08:36:33 +0700
https://petrotimes.vn/philippines-bac-bo-yeu-sach-chu-quyen-cua-trung-quoc-o-bien-dong-bac-kinh-tap-tran-tren-bien-696278.html Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông Bắc Kinh tập trận trên biển Người phát ngôn Các Lực lượng vũ trang Philippines AFP ngày 7 10 khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị tuyên bố là không có giá trị Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh tập trận trên biển Người phát ngôn AFP - Đại tá Medel Aguilar - khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị. (Nguồn: Manila Times)

AFP đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể ở Biển Đông, sau khi suýt xảy ra vụ va chạm giữa tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (PCG) với tàu Hải cảnh Trung Quốc hôm 4/10 ở khu vực gần Bãi Cỏ Mây.

Hãng thông tấn Philippines (PNA) dẫn lời người phát ngôn AFP - Đại tá Medel Aguilar - khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị tuyên bố là không có giá trị. Bên cạnh đó, Đại tá Aguilar nhấn mạnh, các lực lượng của AFP ở Biển Đông hiện có nhuệ khí cao và quyết tâm bảo vệ lợi ích của đất nước.

Theo mạng tin GMA, trong nhiệm vụ tiếp tế gần đây nhất cho các binh sĩ đồn trú trên BRP Sierra Madre, có thông tin cho rằng một máy bay trinh sát nước ngoài đã xuất hiện và được cho là đang phối hợp với các lực lượng của Philippines.

Mặc dù chưa xác định được danh tính của chiếc máy bay, song đa số dư luận nhận định đó là phương tiện của Hải quân Mỹ. Khi được hỏi về sự hiện diện của máy bay nước ngoài, Đại tá Aguilar bày tỏ hy vọng máy bay Mỹ sẽ hộ tống các tàu của PCG trong những nhiệm vụ tiếp tế tương lai vì Washington và Manila “có hiệp ước phòng thủ chung”.

Theo Global Times, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã tổ chức một số tàu chiến mạnh nhất của mình tiến hành một loạt cuộc tập trận hải quân trên một số khu vực ở Biển Đông, một động thái mà các chuyên gia cho rằng để thể hiện năng lực của Bắc Kinh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh căng thẳng leo thang khi mà cuộc tập trận chung của Mỹ và Philippines được cho là nhằm vào các đảo và rạn san hô của Trung Quốc.

Ngày 9/10, một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên cho biết với sự tham gia của các lực lượng trên không, trên mặt nước và dưới nước, cuộc tập trận có sự tham gia của một số tàu chiến đấu chính của Hải quân PLA và đây là hoạt động toàn diện thể hiện mức độ sẵn sàng chiến đấu cao của Hạm đội Biển Đông của PLA. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận của Trung Quốc là hoạt động thường lệ, thể hiện khả năng của PLA trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Trước đó ngày 8/10, Hải quân PLA ra thông cáo báo chí về việc một số tàu thuộc phân đội tàu khu trục trực thuộc hải quân của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam PLA gần đây đã thực hiện một cuộc tập trận tấn công và phòng thủ phối hợp trong điều kiện chiến đấu thực tế ở Biển Đông. Theo thông cáo này, trong cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày, đội tàu đã vượt qua một số vùng biển, hoàn thành khóa huấn luyện như tác chiến chống tàu ngầm, bắn vũ khí hạng nhẹ cũng như cất, hạ cánh trực thăng trên tàu.

Theo Tường Vy/Báo Thế giới và Việt Nam

Nhiều nước tuyên bố sẵn sàng tham gia tuần tra chung với Mỹ-Philippines ở Biển ĐôngNhiều nước tuyên bố sẵn sàng tham gia tuần tra chung với Mỹ-Philippines ở Biển Đông
Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCAThu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA
Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines nếu Manila bị tấn công ở Biển ĐôngMỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông
]]>
https://petrotimes.vn/philippines-bac-bo-yeu-sach-chu-quyen-cua-trung-quoc-o-bien-dong-bac-kinh-tap-tran-tren-bien-696278.html Tue, 10 Oct 2023 12:04:33 +0700
https://petrotimes.vn/my-san-sang-bao-ve-philippines-neu-manila-bi-tan-cong-o-bien-dong-695798.html Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á Lindsey Ford cho biết Mỹ chắc chắn sẽ kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung MDT với Philippines nếu xảy ra một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào tài sản của nước này bao gồm cả tài sản của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines PCG xảy ra ở Biển Đông Các tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tiến gần hàng rào nổi của khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, ngày 23/9. (Nguồn: Reuters)

Bà Ford đã đưa ra lời đảm bảo này trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ sáng 29/9.

Giải đáp mối băn khoăn của Hạ nghị sĩ Young Kim của bang California, người cũng đứng đầu tiểu ban về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, bà Ford nói: "Bộ Quốc phòng Mỹ đã thể hiện quan điểm cực kỳ rõ ràng khi nói đến các cam kết trong hiệp ước của chúng ta với Philippines".

Phát biểu khi ông Kim nêu lên những chỉ trích về cam kết của Mỹ với Philippines, bà Ford nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nói nhiều lần và sẽ tiếp tục khẳng định chúng tôi tuân thủ những cam kết đó".

Nhà lập pháp Mỹ này chất vấn: "Mỹ có sẵn sàng hỗ trợ Hiệp ước phòng thủ chung bằng lực lượng quân sự không? Và thông điệp nào sẽ gửi tới các nước khác trong khu vực nếu Mỹ không phản ứng đủ mạnh mẽ trước một sự kiện kích hoạt hiệp ước đó?".

Đáp lại, bà Ford ghi nhận “sự đáng tin cậy” trong quan hệ đối tác quân sự của Washington với Manila, mà bà mô tả là “một phần nền tảng” đối với an ninh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn cầu.

Ngoài việc đảm bảo "chỗ đứng" của quân đội Mỹ tại Philippines thông qua 9 địa điểm thuộc Thoả thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) trên khắp lãnh thổ Philippines, bà Ford cho biết Washington cũng đang giúp một công ty Mỹ hoạt động tại Vịnh Subic vận hành một nhà máy đóng tàu mà họ coi là "cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng".

Bà Ford nói thêm: "Tôi cho rằng thực tế mà các công ty Mỹ đang hợp tác và góp phần tạo việc làm cũng như đảm bảo khu vực chiến lược đó nằm trong những bàn tay thân thiện là vô cùng quan trọng".

Theo Châu Hoàng - Baoquocte.vn

Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA

Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA

Philippines cho biết đã có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc làm hư hại hệ sinh thái tại Biển Đông

]]>
https://petrotimes.vn/my-san-sang-bao-ve-philippines-neu-manila-bi-tan-cong-o-bien-dong-695798.html Wed, 04 Oct 2023 08:32:36 +0700
https://petrotimes.vn/thu-thap-nhieu-bang-chung-tai-bien-dong-philippines-tuyen-bo-se-lai-kien-trung-quoc-ra-pca-694954.html Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA Philippines cho biết đã có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc làm hư hại hệ sinh thái tại Biển Đông Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA

Truyền thông Philippines dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Jesus Crispin Remulla ngày 19/9 tuyên bố nước này sẽ nộp đơn kiện Trung Quốc về các hoạt động khai thác quá mức san hô tại Biển Đông.

Tổng công tố Philippines Menardo Guevarra cũng đã xác nhận Manila có kế hoạch đệ đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).

Bộ trưởng Remulla cho biết vụ kiện không liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc, và Manila đang tập hợp bằng chứng về các hoạt động phá hoại môi trường của Trung Quốc, dự kiến đủ sức ảnh hưởng trong những tháng tới.

Ông nói rằng chính phủ có “rất nhiều bằng chứng” bất lợi chứng minh các hoạt động của Trung Quốc gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của tuyến đường thủy giàu tài nguyên.

Tiến sĩ Deo Onda, một nhà khoa học của Viện Khoa học Hàng hải thuộc Đại học Philippines, ước tính mỗi năm nước này thiệt hại khoảng 33,1 tỷ Peso do hệ sinh thái rạn san hô bị hư hại.

Trong một phán quyết trước đó hồi năm 2016, PCA đã xác định Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng đến môi trường san hô ở Biển Đông.

Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Kazuhiko Koshikawa cũng bày tỏ lo ngại về việc khai thác san hô hàng loạt và gọi đây là “tin tức rất đáng báo động”.

Ông viết trên mạng xã hội X: “Đại dương là mạch máu của hành tinh chúng ta và các rạn san hô là nhịp tim đầy màu sắc. Chúng ta phải cùng bảo tồn và bảo vệ những hệ sinh thái quan trọng này cho các thế hệ mai sau”.

Đại sứ Mỹ tại Manila MaryKay Carlson cho biết những tổn hại về môi trường sống ở biển “gây thiệt hại cho hệ sinh thái và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng như sinh kế” của người dân, khẳng định Washington đang hợp tác với các đối tác và đồng minh để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Đông Nam Á này.

Giá khí đốt châu Âu tăng vọt khi Chevron không thể ngăn chặn các cuộc đình côngGiá khí đốt châu Âu tăng vọt khi Chevron không thể ngăn chặn các cuộc đình công
Công nhân LNG của Chevron chuẩn bị tổng đình công 2 tuầnCông nhân LNG của Chevron chuẩn bị tổng đình công 2 tuần
]]>
https://petrotimes.vn/thu-thap-nhieu-bang-chung-tai-bien-dong-philippines-tuyen-bo-se-lai-kien-trung-quoc-ra-pca-694954.html Sat, 23 Sep 2023 06:13:19 +0700
https://petrotimes.vn/nhieu-nuoc-tuyen-bo-san-sang-tham-gia-tuan-tra-chung-voi-my-philippines-o-bien-dong-694955.html Nhiều nước tuyên bố sẵn sàng tham gia tuần tra chung với Mỹ Philippines ở Biển Đông Lực lượng vũ trang Philippines cuối tuần qua cho biết ngoài Nhật Bản và Australia có nhiều nước khác như Đức Canada và Pháp sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra hàng hải chung với Philippines và Mỹ tại Biển Đông Tàu tuần tra của Philippines trên Biển Đông ngày 19/4/2023. (Nguồn: AP)

Tư lệnh Lục quân Philippines, Trung tướng Romeo Brawner Jr. chia sẻ rằng Mỹ, Nhật Bản và Australia trước đó đã thảo luận về việc này với các cơ quan quốc phòng Philippines.

Theo Trung tướng Brawner, các cuộc tuần tra chung nằm trong kế hoạch của Philippines và đang trong quá trình hợp tác với các quốc gia khác.

Ông Brawwner cho biết, đây là những tín hiệu đáng mừng về các quốc gia có cùng chí hướng, cùng nhau thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đảm bảo duy trì an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hiện nay, các quan chức quân sự Mỹ và Philippines cũng xem xét mở rộng hơn nữa các điều khoản nằm trong Thỏa thuận phòng thủ chung, có thể giúp Washington tiếp cận nhiều hơn các căn cứ ở quốc gia Đông Nam Á này.

Philippines đã cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ tại các khu vực chiến lược tại nước này vào đầu năm nay, nâng tổng số căn cứ Mỹ được tiếp cận lên 9 địa điểm quân sự theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường năm 2014. Bốn căn cứ mới đều nằm ở những vị trí chiến lược.

Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John Aquilino cho biết, hai bên đang thảo luận về khả năng mở rộng số lượng căn cứ mà lực lượng Mỹ có thể tiếp cận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi có quyết định cuối cùng và các bên vẫn đang trong giai đoạn thảo luận.

Australia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển ĐôngAustralia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển Đông
Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung Mỹ - Indonesia về Biển ĐôngTrung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung Mỹ - Indonesia về Biển Đông
]]>
https://petrotimes.vn/nhieu-nuoc-tuyen-bo-san-sang-tham-gia-tuan-tra-chung-voi-my-philippines-o-bien-dong-694955.html Sat, 23 Sep 2023 06:11:51 +0700
https://petrotimes.vn/viet-nam-kien-quyet-phan-doi-moi-yeu-sach-cua-trung-quoc-o-bien-dong-dua-tren-duong-dut-doan-693113.html Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn Ngày 31 8 trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là bản đồ tiêu chuẩn năm 2023 trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

"Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Do đó, yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Một lần nữa Việt Nam khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của mình về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn".

Theo Bảo Chi - baoquocte.vn

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung Mỹ - Indonesia về Biển Đông

Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung Mỹ - Indonesia về Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc cũng chỉ trích các hoạt động của xứ cờ hoa tại Biển Đông có thể biến khu vực thành "quả bom hẹn giờ".

]]>
https://petrotimes.vn/viet-nam-kien-quyet-phan-doi-moi-yeu-sach-cua-trung-quoc-o-bien-dong-dua-tren-duong-dut-doan-693113.html Thu, 31 Aug 2023 13:51:35 +0700
https://petrotimes.vn/trung-quoc-phan-ung-truoc-tuyen-bo-chung-my-indonesia-ve-bien-dong-692925.html Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung Mỹ Indonesia về Biển Đông Chuyên gia Trung Quốc cũng chỉ trích các hoạt động của xứ cờ hoa tại Biển Đông có thể biến khu vực thành quả bom hẹn giờ (08.29) Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto và người đồng cấp nước chủ nhà Lloyd Austin tại Lầu Năm góc, Washington (Mỹ) ngày 24/8. (Nguồn: Hải quân Mỹ) Trung Quốc lên tiếng về tuyên bố chung liên quan đến Biển Đông của Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto (bên trái) và người đồng cấp nước chủ nhà Lloyd Austin tại Lầu Năm góc, Washington (Mỹ) ngày 24/8. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Ngày 28/8, Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin cho rằng tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Indonesia chỉ trích tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Uông Văn Bân nêu rõ: “Chúng tôi lưu ý rằng không có nội dung nào như vậy được tìm thấy trong thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Indonesia trong cùng cuộc họp. Đồng thời, Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia đã liên lạc với phía Indonesia. Họ khẳng định những gì mà phía Mỹ mô tả là không đúng sự thật”. Ông cũng kêu gọi Mỹ nghiêm túc tôn trọng nỗ lực của các nước khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Australia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển Đông
Australia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển Đông

Trước đó, một số nguồn tin dẫn tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Indonesia Prabowo Subianto tại Lầu Năm góc ngày 24/8 có đoạn: “Những tuyên bố chủ quyền lãnh hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.

Cùng ngày, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) dẫn lời một số chuyên gia nước này cho rằng việc phương Tây do Mỹ đứng đầu tăng cường khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông bằng một loạt động thái hồi tuần trước là hành động thao túng nhằm gây rạn nứt giữa Trung Quốc và ASEAN, khiến tiến trình thực thi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sẽ không thể diễn ra.

Họ cũng cảnh báo về nguy cơ Mỹ tiếp tục hành động khiêu khích trên cả mặt trận quân sự và ngoại giao nhằm kích động mối bất hòa giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), qua đó gây tổn hại lớn cho các nước trong khu vực.

Trong đó, ông Trần Tương Miễu, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Thế giới thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, cho rằng chính sách can thiệp của Mỹ khiến tình hình an ninh khu vực xấu đi, dẫn đến cạnh tranh gia tăng trong các lĩnh vực, bao gồm thực thi pháp luật hàng hải và sức mạnh quân sự.

Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo căng thẳng hiện nay có nguy cơ biến tình hình an ninh khu vực thành một “quả bom hẹn giờ”, dẫn đến những thay đổi không thể tưởng tượng được nếu xung đột nổ ra giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo Minh Vương/Báo Quốc tế

Đây là thái độ của Mỹ thời Joe Biden về Biển Đông và Myanmar?Đây là thái độ của Mỹ thời Joe Biden về Biển Đông và Myanmar?
Philippines-Trung Quốc nhất trí lập kênh liên lạc trực tiếp về Biển Đông, thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khíPhilippines-Trung Quốc nhất trí lập kênh liên lạc trực tiếp về Biển Đông, thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khí
Tổng thống Indonesia: Lập trường của ASEAN về Biển Đông rất rõ ràng với Tổng thống Indonesia: Lập trường của ASEAN về Biển Đông rất rõ ràng với "chìa khóa" là luật pháp quốc tế
]]>
https://petrotimes.vn/trung-quoc-phan-ung-truoc-tuyen-bo-chung-my-indonesia-ve-bien-dong-692925.html Tue, 29 Aug 2023 12:53:05 +0700
https://petrotimes.vn/australia-va-philippines-lan-dau-tap-tran-chung-tren-khong-o-bien-dong-692535.html Australia và Philippines lần đầu tập trận chung trên không ở Biển Đông Ngày 21 8 Australia đã tiến hành cuộc tập huấn trên không đầu tiên ở Biển Đông với Philippines nhằm củng cố liên minh phòng thủ giữa hai nước Tàu chiến lớn nhất của Australia HMAS Canberra tham gia cuộc tập trận Alon ở Philippines. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia)

Với sự tham gia của Lực lượng phòng vệ Australia (ADF) và Lực lượng vũ trang Philippines (AFP), đợt diễn tập chung này là một phần của cuộc tập trận Alon, diễn ra từ ngày 14-31/8.

Đáng chú ý, HMAS Canberra - tàu chiến lớn nhất của Australia nằm trong đội tàu tham gia đợt diễn tập Alon ở Philippines, lần đầu tiên tham gia vào Chương trình nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPE) hằng năm của quốc gia này.

Hơn 2.000 binh sĩ của Australia và Philippines, cùng khoảng 150 lính thủy quân lục chiến Mỹ tham gia Alon trong các bài diễn tập toàn diện trên không, trên biển và trên bộ.

Trung tá Enrico Gil Ileto - người đứng đầu văn phòng quan hệ công chúng của AFP cho biết: “Sự kiện này đánh dấu chuỗi khóa đào tạo lớn đầu tiên như một phần hợp tác song phương giữa AFP và ADF trong khuôn khổ IPE của ADF năm 2023”.

Theo Hạnh Lê - baoquocte.vn

Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc chặn đầu, xịt vòi rồng tàu tiếp tế

Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc chặn đầu, xịt vòi rồng tàu tiếp tế

Philippines cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đầu và xịt vòi rồng vào tàu tiếp tế của Manila ở Biển Đông.

]]>
https://petrotimes.vn/australia-va-philippines-lan-dau-tap-tran-chung-tren-khong-o-bien-dong-692535.html Thu, 24 Aug 2023 14:06:20 +0700
https://petrotimes.vn/philippines-cao-buoc-hai-canh-trung-quoc-chan-dau-xit-voi-rong-tau-tiep-te-691171.html Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc chặn đầu xịt vòi rồng tàu tiếp tế Philippines cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đầu và xịt vòi rồng vào tàu tiếp tế của Manila ở Biển Đông Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc chặn đầu, xịt vòi rồng tàu tiếp tế - 1 Hình ảnh được mô tả là tàu hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines (Ảnh: Quân đội Philippines).

Lực lượng vũ trang Philippines ngày 6/8 cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc chặn và bắn vòi rồng vào tàu tiếp tế quân sự của Manila ở Biển Đông.

Theo phía Philippines, vụ việc xảy ra vào ngày 5/8 khi tàu của Manila đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho binh sĩ nước này trên chiến hạm BRP Sierra Madre ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc hành động nguy hiểm "bất chấp sự an toàn của những người trên tàu và vi phạm luật pháp quốc tế". Manila kêu gọi Trung Quốc sẽ có các động thái thận trọng và có trách nhiệm để ngăn chặn những tính toán sai lầm trong tương lai.

Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Mỹ phát đi thông điệp chỉ trích "các mối đe dọa lặp đi lặp lại của Trung Quốc đối với hiện trạng ở Biển Đông đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực".

Mỹ tuyên bố sẽ sát cánh cùng các đồng minh Philippines trước "những hành động nguy hiểm" của Trung Quốc.

Quân đội Philippines trong nhiều năm qua đã gia cố tàu BRP Sierra Madre mắc cạn trên bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từ năm 1999.

BRP Sierra Madre từng là tàu đổ bộ dài 100m từng thuộc biên chế của hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Tàu sau đó được chuyển cho Philippines và hải quân nước này đã cố ý cho tàu lao vào Bãi Cỏ Mây, mắc cạn tại đây và biến nó thành một tiền đồn đóng quân trái phép.

Theo Dân trí

Philippines cáo buộc Trung Quốc phá san hô, đánh bắt ngao nguy cơ tuyệt chủngPhilippines cáo buộc Trung Quốc phá san hô, đánh bắt ngao nguy cơ tuyệt chủng
Philippines cáo buộc Trung Quốc bịa đặt yêu sách “đường chín đoạn”Philippines cáo buộc Trung Quốc bịa đặt yêu sách “đường chín đoạn”
]]>
https://petrotimes.vn/philippines-cao-buoc-hai-canh-trung-quoc-chan-dau-xit-voi-rong-tau-tiep-te-691171.html Sun, 06 Aug 2023 12:42:19 +0700
https://petrotimes.vn/viet-nam-phan-doi-viec-trung-quoc-tap-tran-o-quan-dao-hoang-sa-690978.html Việt Nam phản đối việc Trung Quốc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa Việt Nam kiên quyết phản đối hành động Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc không tái diễn vi phạm tương tự Phản ứng trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đưa ra tại họp báo thường kỳ chiều 3/8.

Theo bà Hằng, việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông ngày 29/7-2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Động thái trên cũng đi ngược lại tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông; gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.

"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, không tái diễn vi phạm tương tự", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông (Ảnh: Mạnh Quân).

Trước đó, trong một thông báo của nhà chức trách Trung Quốc cho biết nước này có một cuộc huấn luyện quân sự trên Biển Đông vào các ngày 29/7-2/8. Khu vực thông báo tập trận bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trong thời gian tập trận, Trung Quốc ngăn cấm tàu bè đi vào phạm vi tổ chức diễn tập.

Theo Dân Trí

]]>
https://petrotimes.vn/viet-nam-phan-doi-viec-trung-quoc-tap-tran-o-quan-dao-hoang-sa-690978.html Thu, 03 Aug 2023 13:24:28 +0700
https://petrotimes.vn/chu-tich-uy-ban-chau-au-thuc-day-giai-quyet-tranh-chap-o-bien-dong-mot-cach-hoa-binh-tuan-thu-luat-phap-quoc-te-690976.html Chủ tịch Ủy ban châu Âu thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Ursula Von Der Leyen khẳng định Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông có tính ràng buộc về mặt pháp lý Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr trong cuộc gặp ngày 31/7 tại Philippines. (Nguồn: Twitter Ursula Von Der Leyen)

Chủ tịch EC Ursula Von Der Leyen lần đầu tiên có chuyến thăm Philippines từ ngày 31/7-1/8 theo lời mời của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Vấn đề Biển Đông là một trong những trọng tâm trong trao đổi giữa bà Ursula Von Der Leyen và nhà lãnh đạo Philippines. Chủ tịch EC khẳng định, EU sẵn sàng hỗ trợ Manila trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá các mối đe dọa tiềm tàng tại Biển Đông và xây dựng năng lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.

Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Bà Von der Leyen nhấn mạnh rằng, Phán quyết của Tòa trọng tài là “ràng buộc về mặt pháp lý”.

Nhà lãnh đạo EC nói: “EU rất ủng hộ một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bởi vì một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không có các mối đe dọa là chìa khóa cho sự ổn định đối với hòa bình và sự thịnh vượng của người dân chúng ta”.

Khẳng định Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, Chủ tịch EC cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác với Philippines về an ninh hàng hải trong khu vực bằng cách chia sẻ thông tin, tiến hành đánh giá các mối đe dọa và xây dựng năng lực cho Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia và Lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines”.

Theo bà Von der Leyen, căng thẳng gia tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là mối quan tâm toàn cầu, an ninh ở châu Âu và an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không thể tách rời.

Vừa qua, nhân kỷ niệm 7 năm Phán quyết của Tòa trọng tài, Phái đoàn EU tại Philippines cùng Đại sứ quán của 16 quốc gia thành viên EU đã ra thông cáo chung nêu rõ: "EU nhắc lại tầm quan trọng cơ bản của việc duy trì các quyền tự do, quyền và nghĩa vụ được thiết lập trong UNCLOS, đặc biệt là các quyền tự do hàng hải và hàng không".

Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, Chủ tịch EC và lãnh đạo Philippines cũng trao đổi về việc nối lại đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Philippines và EU. Hai bên bắt đầu đàm phán FTA từ năm 2015 dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino, tuy nhiên, tiến trình này đã đình trệ từ năm 2017.

Theo Baoquocte.vn

Vấn đề Biển Đông: Mỹ-Ấn Độ thúc đẩy thượng tôn pháp luật và UNCLOS, Philippines nói

Vấn đề Biển Đông: Mỹ-Ấn Độ thúc đẩy thượng tôn pháp luật và UNCLOS, Philippines nói "đã nhìn thấy đường đi" cho COC

Mỹ đang thúc đẩy vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế để giải quyết những bất đồng.

]]>
https://petrotimes.vn/chu-tich-uy-ban-chau-au-thuc-day-giai-quyet-tranh-chap-o-bien-dong-mot-cach-hoa-binh-tuan-thu-luat-phap-quoc-te-690976.html Thu, 03 Aug 2023 13:20:19 +0700