Phương Tây khó thắng canh bạc Syria

11:04 | 19/09/2015

4,351 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tình hình Syria đang náo loạn chính trường thế giới bởi cuộc nội chiến khiến người dân nước này bỏ chạy tán lạn gây ra khủng hoảng về di dân. Mỹ và châu Âu muốn bình định Syria nhưng Nga và Iran cũng có lá bài của họ. Trong chiếu bạc Syria, Mỹ và EU cả hiện tại lẫn tương lai gần đều nhìn thấy sự thất thế trước Nga và Iran.
phuong tay kho thang canh bac syria

Việc hàng nghìn người Syria ồ ạt tháo chạy khỏi đất nước vì hai ly do. Thứ nhất là để trốn chạy sự tàn sát của quân khủng bố cực đoan IS. Thứ hai là tránh những cuộc giao tranh giữa Chính quyền của Tổng thống Assad chống lại phe nổi loạn và đương nhiên là cả IS.

Ở một góc độ nào đó, tất cả các phe ở Syria đều có lỗi khiến người dân phải bỏ xứ mà đi. Như vậy, nếu Mỹ và châu Âu dự tính phải can thiệp quân sự vào Syria để giải quyết tận gốc vấn đề người tị nạn, nhất là để cho cuộc chiến chống quân khủng bố thánh chiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo được hiệu quả, cần phải đưa quân đánh trên bộ, là một sai lầm.

Mỹ cũng đừng nên mơ tưởng đến việc dựa vào một bên để kháng cự và làm suy yếu bên kia.

Mà ngay cả khi giải pháp quân sự được triển khai thì vấn đề người tị nạn cũng không được giải quyết. Những người đã bỏ xứ mà đi không có ý định trở về. Nếu như các cuộc không kích hiện tại của liên quân do Mỹ dẫn đầu chỉ có thể giúp chặn đà tiến của quân IS, thì một sự can thiệp bộ binh là điều chưa thể nhắm tới. Những quốc gia đang hô hào cho chiến lược này nhằm biện minh cho việc từ chối mở cửa biên giới là họ đang lừa dối bàn dân thiên hạ và cũng đang tự lừa gạt mình. Mới đây Mỹ nói sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 người di dân. Con số này chẳng thấm vào đâu so với 300.000 người di cư trong năm nay tới châu Âu.

Theo giới chuyên gia, Mỹ sẽ không gửi quân can thiệp vào Syria, cho dù là có những ứng viên đảng Cộng hòa đang trong chiến dịch vận động bầu cử sơ bộ cho chức ứng viên tranh cử Tổng thống cũng có nói đến. Do đó, nếu không có Mỹ, không thể nào có một cuộc can thiệp quân sự trên bộ.

Về phần Anh và Pháp, hai cường quốc quân sự duy nhất tại châu Âu, vốn dĩ vẫn còn truyền thống chủ nghĩa can thiệp, cũng sẽ không đi xa hơn ngoài việc chỉ có thể gửi các máy bay không người lái để tiêu diệt có chọn lọc các mục tiêu. Bởi lẽ, cả hai nước này không có thiện chí lẫn phương tiện để thực hiện. Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, mối bận tâm chính hiện nay là sự leo thang bạo lực với người Kurdistan ngay trên chính lãnh thổ của mình.

Trước mắt, không có một giải pháp nào cho xung đột Syria được đem ra đàm phán. Nga và Iran theo đuổi những mục tiêu riêng của mình. Những mục tiêu đó, không và sẽ không bao giờ là của châu Âu cả. Moskva có ý định tận dụng sự không hồ hởi của Mỹ trong việc sử dụng vũ lực và sự chia rẽ của EU trên vấn đề người tị nạn. Về phương diện ngoại giao và chiến lược, điều này sẽ giúp cho Nga thu hồi lại những gì mà họ đang bị mất trên bình diện kinh tế do sự sụt giảm thê thảm của giá dầu thô và khí đốt trên thế giới.

Trong khi đó, chính quyền Teheran lại có thái độ hai mặt, cứ như là nước này thể hiện tham vọng lớn trong khu vực để bù đắp cho việc có thái độ khiêm nhường của họ trong vấn đề hạt nhân. Do đó, không vì việc vũ khí và quân đội, Nga và Iran củng cố chính quyền Damas mà châu Âu phải liên kết với một chính sách dường như đang đi ngược lại với các giá trị và lợi ích của mình.

Liên quan tới IS. Nhóm khủng bố này được sản sinh từ sự giao thoa giữa cảm giác bị sỉ nhục của thế giới Hồi giáo - Arập và cảm giác tuyệt vọng của những sĩ quan theo hệ phái Sunni - hạt nhân chính của quân đội Saddam Hussein. Họ đã bị sa thải bất công ngay sau thất bại của Saddam bởi chính sự bất cẩn, thiếu hiểu biết văn hóa của chính quyền Mỹ.

Tóm lại, canh bạc Syria hiện bất lợi cho cả Mỹ và EU, trong khi Nga và Iran coi đây là cơ hội để củng cố thế lực tại Trung Đông.

 

Nh.Thạch

Năng lượng Mới (Theo AP, Reuters, ABC News)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc