Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng được kiểm soát an ninh chặt chẽ

08:29 | 12/12/2013

1,601 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hôm nay, 12/12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm. Phiên tòa sơ thẩm dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 12 đến 14/12).

Dương Chí Dũng khi còn đương chức

 

Dương Chí Dũng và một số cán bộ ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị đưa ra xét xử với 2 tội danh: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản”.

Cùng bị truy tố về tội “cố ý làm trái” còn có cựu Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn (Phó Trưởng BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam), Trần Hữu Chiều (Trưởng BQLDA), Bùi Thị Bích Loan (Kế toán trưởng), Mai Văn Khang (Phó trưởng ban đóng mới tàu biển Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên Cục Đăng kiểm - Bộ GTVT), Huỳnh Hữu Đức (Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện (cùng là cán bộ chi cục Hải quan Vân Phong).

Trong thương vụ mua bán sang tay “khối sắt phế liệu” khổng lồ 83M với giá chênh thêm đến hơn 6 triệu USD, VKSND Hà Nội xác định Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc đã đạo diễn để rút ruột 1,666 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng) của nhà nước để chia chác. Trong đó, Dũng, Phúc chia nhau mỗi người 10 tỷ đồng, Trần Hữu Chiều được chia 340 triệu đồng, Trần Hải Sơn hưởng 7,8 tỷ đồng.

Phiên xét xử có 10 bị cáo, 12 luật sư bảo vệ.

Hàng trăm phóng viên ở các cơ quan báo chí đã có mặt để đưa tin tại phiên tòa.

Thành phần Hội đồng xét xử gồm 5 người, thẩm phán Ngô Thị Ánh làm chủ toạ. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị hại tại phiên tòa có 14 luật sư, tuy nhiên trong phiên tòa sáng nay vắng mặt 2 luật sư. Bị cáo Dương Chí Dũng có 3 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại phiên tòa. Bị cáo Mai Văn Phúc có 2 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Bị cáo Trần Hải Sơn có 2 luật sư. Riêng bị cáo Trần Hữu Chiều không thuê luật sư bảo vệ quyền lợi tại phiên tòa. Tuy nhiên, do bị cáo bị truy tố vào khung hình phạt cao nhất ở tội tham ô tài sản nên tòa đã chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.

Toàn bộ phóng viên của các cơ quan báo chí đều bị nghiêm cấm mang máy tính, máy ghi âm, điện thoại vào tòa.

 

Tại phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Lê Ngọc Triện đề nghị tòa xem xét cho bị cáo vì ở thời điểm này sức khỏe của bị cáo yếu. Chủ tòa phiên tòa bà Ngô Thị Ánh đồng ý cho bị cáo được ngồi trả lời trong các phần tranh tụng tại tòa.

Đại diện nguyên đơn dân sự - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ông Lê Trường Thanh – Phó Tổng giám đốc, người được ủy quyền tham gia phiên tòa. Trong những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến phiên tòa còn có đại diện của Bộ Tài Chính, Cục Đăng Kiểm, đại diện Ngân hàng Citibank chi nhánh Hà Nội…

Các bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tải sản tại xảy ra tại Vinalines”, gồm: Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải); Mai Văn Phúc (nguyên Tổng giám đốc Vinalines); Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hải Sơn (nguyên nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra 4 bị can trên, 6 bị can khác cũng bị truy tố về tội ““Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng ban Tài chính – Kế toán Vinalines); Mai Văn Khang (nguyên Phó trưởng ban đóng mới tàu biển Vinalines); Lê Văn Dương (nguyên Đăng kiểm viên, Cục Đăng kiểm Việt Nam); Huỳnh Hữu Đức; Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa).

Thành phần Hội đồng xét xử gồm 5 người, thẩm phán Ngô Thị Ánh làm chủ toạ. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị hại tại phiên tòa có 14 luật sư, tuy nhiên trong phiên tòa sáng nay vắng mặt 2 luật sư. Bị cáo Dương Chí Dũng có 3 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại phiên tòa. Bị cáo Mai Văn Phúc có 2 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Bị cáo Trần Hải Sơn có 2 luật sư. Riêng bị cáo Trần Hữu Chiều không thuê luật sư bảo vệ quyền lợi tại phiên tòa. Tuy nhiên, do bị cáo bị truy tố vào khung hình phạt cao nhất ở tội tham ô tài sản nên tòa đã chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.

Dương Chí Dũng chết chìm cùng ụ nổi.

Tại phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Lê Ngọc Triện đề nghị tòa xem xét cho bị cáo vì ở thời điểm này sức khỏe của bị cáo yếu. Chủ tòa phiên tòa bà Ngô Thị Ánh đồng ý cho bị cáo được ngồi trả lời trong các phần tranh tụng tại tòa.

Phiên tòa bắt đầu với phần kiểm tra căn cước của các bị cáo và những người có nghĩa vụ liên quan. Đại diện nguyên đơn dân sự - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ông Lê Trường Thanh – Phó Tổng giám đốc, người được ủy quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa. Trong những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến phiên tòa còn có đại diện của Bộ Tài Chính, Cục Đăng Kiểm, đại diện Ngân hàng Citibank chi nhánh Hà Nội….

Bà Trần Thị Hải Hà – Giám đốc Công ty Phú Hà (em gái bị cáo Trần Hải Sơn) cũng có mặt tại phiên tòa. Bà Hà là người nhận được 2 tỉ đồng trong tổng số gần 1,67 triệu USD trong thương vụ ụ nổi 83M. Đây là số tiền mà bị cáo Sơn trả công cho bà Hà khi đứng ra làm trung gian trong việc vận chuyển số tiền 1,67 triệu USD từ Công ty AP về Việt Nam. Bà Hà không biết số tiền này của Vinalines. Số tiền này đã được bà Hà bàn giao cho cơ quan điều tra.

Kết thúc phần kiểm tra căn cước, trả lời các yêu cầu của luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa về việc triệu tập giám định viên, bà Ngô Thị Ánh cho rằng, việc giám định rõ ràng trong hồ sơ điều tra. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, tòa sẽ xem xét triệu tập nếu thấy cần thiết.

Sau phần kiểm tra căn cước, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Vinalines bắt đầu phần xét hỏi với phần tuyên bố cáo trạng của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Theo truy tố, mặc dù chưa được Chính phủ phê duyệt và Bộ Giao thông Vận tải chưa bổ sung dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, nhưng Hội đồng quản trị Vinalines vẫn ra nghị quyết giao cho Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines xây dựng. Ngày 3/5/2007, Mai Văn Phúc quyết định thành lập Ban quản lý dự án do Trần Hữu Chiểu làm Trưởng ban, Sơn làm Phó ban, Loan, Khang và một số lãnh đạo các phòng làm thành viên. Mặc dù biết việc đầu tư dự án trên 1.000 tỉ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng nhưng bị cáo Dương Chí Dũng vẫn ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ, trong đó có hạng mục lắp đặt một ụ nổi sức nâng 15.500 đến 27.000 tấn. Sau đó, Dương Chí Dũng lại ký thêm quyết định nâng mức đầu tư lên 19,5 triệu USD. Hành vi này của ông Dũng, Phúc và Chiều làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Dù Vinalines không có thư thông báo mở thầu nhưng hai công ty gửi thư chào bán gồm Công ty AP Singapore (chào bán ụ nổi 220 sản xuất năm 1969) và ụ nổi 83M; công ty môi giới Mega Marine LLC – USA chào bán ụ nổi 194M sản xuất năm 1988 tại Nam Tư. Tập đoàn này chỉ khảo sát ụ nổi 220 và 83M do AP chào bán. Ngày 27/7/2007, ông Phúc ký quyết định thành lập đoàn khảo sát gồm Chiều, Sơn, Khang, Lê Văn Dương (đăng kiểm viên Cục Đăng kiểm Việt Nam) để khảo sát tình trạng kỹ thuật ụ nổi 83M tại cảng Nakhodka, Liên bang Nga. Đoàn do Chiều dẫn đầu đã không làm việc với đại diện nhà máy Nakhodka mà chỉ tiếp xúc, giao dịch với ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP.

Đoàn khảo sát biết Công ty AP chỉ là nhà môi giới, còn chủ sở hữu ụ nổi là công ty Nakhodka, ụ nổi này sản xuất tại Nhật Bản đã bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ năm 2006. Mặc dù biết chiếc ụ nổi hết đăng kiểm từ năm 2006 đang được Công ty Nakhodka đưa ra giá đàm phán dưới 5 triệu USD, về Việt Nam, Chiều, Sơn đến gặp hai sếp lớn để báo cáo và nhận được chỉ đạo của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc: “Phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M qua Công ty AP, không mua trực tiếp của công ty Nakhodka”.

Chiều và Sơn đã đề nghị Dương hợp thức thủ tục mua ụ nổi này. Dương lập Biên bản kiểm tra giám định có nội dung không đúng thực tế tình trạng kỹ thuật ụ nổi. Sau đó, ông Phúc đã ký tờ trình để ông Dũng phê duyệt đầu tư mua ụ nổi với giá hơn 14 triệu USD theo phương thức mua, sửa chữa tại Liên bang Nga và lai dắt về Việt Nam. Giữa tháng 2/2008, ông Dũng ký quyết định nâng mức đầu tư từ hơn 14 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá ụ nổi là 9 triệu USD.

Tiếp đó, Dương Chí Dũng còn ký quyết định nâng mức đầu tư Dự án nhà máy sửa chữa tài biển Vinalines phía Nam từ hơn 3.800 tỉ đồng lên gần 6.500 tỉ đồng. Mặc dù biết tập đoàn mua ụ nổi trên không đúng các quy định Nhà nước, Công ty AP không cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến việc mua bán ụ nổi, bà Loan vẫn ký uỷ nhiệm chi số 17 chuyển 900.000 USD đặt cọc vào tài khoản ký quỹ (tài khoản chung của Vinalines và Công ty AP được mở tại Citibank – chi nhánh Hà Nội). Sau đó, dưới bút phê của “sếp” Phúc, Chiều đã chỉ đạo bà Loan giải ngân 8,1 triệu USD cho Công ty AP. Bà Loan còn được xác định chỉ duyệt chi nhưng không ký vào mục “Kế toán trưởng”, điều này không đúng với chức trách, nhiệm vụ theo quy định của Luật kế toán năm 2003.

Việc làm trên của bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm đã gây thiệt hại ngân sách Nhà nước là hơn 366 tỉ đồng. Thông qua việc mua ụ nổi 83M, khi thanh toán 9 triệu USD cho Công ty AP, Dũng, Phúc, Sơn và Chiều tham ô hơn 28,2 tỉ đồng.

Mặc dù gây hậu quả nghiêm trọng nhưng trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc không ăn năn, hối cải, khai báo quanh co, chối tội nên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tăng nặng hình phạt. Bị cáo Sơn, Chiều được nhận định khai báo ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục một phần hậu quả nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt. Đối với bị can Khang, Loan, Dương, trong quá trình điều tra đã nhận thấy sai phạm, khai báo thành khẩn nên cũng được đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Quá trình điều tra, cơ quan công an đã đề nghị tương trợ tư pháp với cơ quan công tố Liên bang Nga để làm rõ hoạt động của công ty Global Success và những người liên quan về việc Công ty AP chuyển hơn 4,3 triệu USD tiền từ nguồn bán ụ nổi 83M cho ông A. Prikhodko – Công ty Global Success. Cơ quan điều tra đã thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Liên bang Nga và có văn bản uỷ thác tư pháp đề nghị Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga phối hợp nhưng chưa có kết quả. Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, chưa kết luận được, cơ quan công an sẽ tiếp tục xem xét, xử lý khi có kết quả tương trợ tư pháp.

Nhóm PV