Phải ngăn chặn thép Trung Quốc

14:11 | 22/02/2016

1,223 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã đệ đơn đề xuất tăng thuế nhập khẩu lên 45% với phôi thép và 33% với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
tin nhap 20160222140718
 

Hàng ngàn người châu Âu biểu tình vì thép Trung Quốc

Tờ New York Times đưa tin, ngày 15/02 vừa qua, hàng nghìn công nhân ngành thép đến từ Anh, Pháp và nhiều nước châu Âu đã tập trung biểu tình tại Brussels - Bỉ, nơi đặt trụ sở của Liên Hiệp châu Âu (EU) nhằm đưa ra đề nghị có thêm biện pháp ngăn chặn sự tràn ngập hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.

Hơn 5.000 người biểu tình xuống đường, yêu cầu xem xét kỹ về việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, sau 15 năm nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Những người làm việc trong ngành thép châu Âu lo ngại, nếu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thép với giá thấp xâm nhập vào châu Âu. Điều này cũng gây lo ngại ảnh hưởng tới việc làm của hàng trăm nghìn người lao động trong ngành và gây thiệt hại hàng trăm tỷ euro doanh thu.

Chủ tịch Uỷ ban Điều hành ngành công nghiệp thép châu Âu cho rằng, việc tăng nhập khẩu thép của Trung Quốc sẽ làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu để giảm lượng khí thải carbon vì nhiều thép của Trung Quốc được sản xuất với công nghệ sử dụng điện đốt than.

Trước đó, ngày 12/02, Ủy ban châu Âu cũng mở 03 cuộc điều tra chống bán phá giá các sản phẩm thép của Trung Quốc và dự kiến áp thuế mới cho một số sản phẩm thép từ Trung Quốc. Theo bà Elzbieta Bienkowska, Ủy viên Hiệp hội thép châu Âu, có một con số kỷ lục của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép Trung Quốc được áp dụng tại chỗ và các nhà hoạch định chính sách sẽ áp đặt nhiều hơn nếu thích hợp.

Doanh nghiệp Việt "chia rẽ" vì thép giá rẻ từ Trung Quốc

Cuối năm 2015, có 04 doanh nghiệp lớn của ngành thép gồm: Công ty cổ phần Thép Hoà Phát (HPG), Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Thép Việt Ý đã đệ đơn đề xuất tăng thuế nhập khẩu lên 45% với phôi thép và 33% với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Nguyên nhân khiến 4 doanh nghiệp đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là bởi có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu phôi thép và thép dài khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh. Theo Hiệp hội Thép, lượng phôi thép nhập khẩu đã tăng từ 466 nghìn tấn năm 2012 lên 1,5 triệu tấn vào năm 2015. Thép dài nhập khẩu đã tăng từ 387 nghìn tấn năm 2012 lên 1,2 triệu tấn năm 2015.

Ngày 25/12/2015, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Công Thương ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, vừa qua, 6 doanh nghiệp ngành thép đã cùng ký tên trong một kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu.

Dẫn lời ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép (VSA) trên Báo Tuổi trẻ điện tử khi bình luận về động thái phản đối này của một số doanh nghiệp thì, các doanh nghiệp này đều làm cán thép chứ không sản xuất thép từ đầu nguồn, tức họ không làm phôi hoặc đã dừng sản xuất phôi để chuyển sang nhập khẩu. Do đó, nếu Việt Nam áp biện pháp tự vệ, các doanh nghiệp này sẽ không nhập được phôi giá rẻ nữa.

Cũng theo ông Sưa, việc đưa lý do giá thép trong nước sẽ tăng nếu Việt Nam áp dụng các biện pháp tự vệ cũng không thật sự thuyết phục bởi khi thép thế giới giảm, giá thép trong nước cũng giảm theo. Trong khi đó, nếu không áp dụng biện pháp tự vệ, có thể giá thép trong nước sẽ thấp hơn nhưng chỉ ngắn hạn. Còn về lâu dài, khi các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ “chết”, ai dám khẳng định thép nhập khẩu không tăng giá để bù lại?

Chậm tự vệ, về lâu dài ngành thép Việt Nam sẽ thiệt hại lớn

Dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trên Báo điện tử VOV, đến nay, Việt Nam vẫn chưa sử dụng những công cụ mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép để có thể ngăn chặn được dòng thép nhập khẩu này. Trong khi với hiện tượng này, ViệtNam hoàn toàn có thể được phép áp dụng các biện pháp để ngăn chặn khi có 2 biểu hiện: Việc nhập khẩu gia tăng đột biến; nhập khẩu gia tăng đột biến đã trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trong nước.

Ông Hải cho biết, sở dĩ Việt Nam chưa áp dụng các biện pháp ngăn chặn là do hiện nay ngành thép đang tồn tại nhiều đối tượng: Có đối tượng chỉ sản xuất phôi thép, có đối tượng cần nhập khẩu thép hoặc sử dụng phôi thép đó để luyện, cán ra những sản phẩm khác nhau, thậm chí có đối tượng chỉ đơn thuần làm thương mại đối với mặt hàng thép nhập khẩu giá rẻ và bán ra giá cao.

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Hải cho rằng, tới đây Bộ Công Thương  sẽ có những nhận thức đầy đủ về sự việc và quyết định trong trường hợp nào, thời gian nào có thể can thiệp và can thiệp bằng hình thức nào để có thể đáp ứng được những lợi ích tối đa cũng như giảm thiểu đa số những khó khăn chung cho cộng đồng doanh nghiệp.

Trong khi đó, đứng ở phía cơ quan nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, bà Nguyễn Minh Thảo, Phó ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương), cũng cảnh báo khi thuế giảm nhờ hội nhập, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như FDI đã không sản xuất nữa mà chủ yếu đi nhập khẩu rồi bán, hoặc chỉ gia công chút ít.

“Nếu cứ để như vậy, nguy cơ Việt nam lệ thuộc tới hai lần, thứ nhất là sản xuất trong nước bị bóp chết, mất công nghệ, mất việc làm, phải nhập khẩu. Thứ hai là từ việc phải nhập khẩu sẽ tiến tới lệ thuộc kinh tế”, bà Thảo nói,

Bà Thảo cũng đề nghị, cần nghiên cứu các nước đã áp dụng biện pháp phòng vệ với thép Trung Quốc để tránh những thiệt hại cho ngành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Dẫn lời ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch VSA, trên Báo Tuổi trẻ điện tử, cũng cho biết vừa ký văn bản trả lời sáu doanh nghiệp phản đối việc áp dụng biện pháp tự vệ theo hướng VSA ủng hộ việc phát triển ngành thép đồng bộ, khép kín và vững mạnh thật sự “chứ không phải ngành thép đi gia công”.

Việc áp dụng biện pháp tự vệ, theo ông Dũng, là phù hợp thông lệ quốc tế, bảo vệ lợi ích chung của toàn ngành chứ không riêng cho doanh nghiệp nào./.

Tạp chí Kinh tế và dự báo

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 82,500
AVPL/SJC HCM 80,000 82,500
AVPL/SJC ĐN 80,000 82,500
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 74,100
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 74,000
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 82,500
Cập nhật: 24/04/2024 05:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 79.800 82.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 79.800 82.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 79.800 82.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.000 83.300
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 82.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 82.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 24/04/2024 05:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,285 7,500
Trang sức 99.9 7,275 7,490
NL 99.99 7,280
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,260
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,350 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,350 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,350 7,530
Miếng SJC Thái Bình 8,100 8,310
Miếng SJC Nghệ An 8,100 8,310
Miếng SJC Hà Nội 8,100 8,310
Cập nhật: 24/04/2024 05:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,000 83,300
SJC 5c 81,000 83,320
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,000 83,330
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 72,900 74,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 72,900 74,800
Nữ Trang 99.99% 72,600 73,900
Nữ Trang 99% 71,168 73,168
Nữ Trang 68% 47,907 50,407
Nữ Trang 41.7% 28,469 30,969
Cập nhật: 24/04/2024 05:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,086.35 16,248.84 16,769.95
CAD 18,195.12 18,378.91 18,968.33
CHF 27,338.60 27,614.75 28,500.38
CNY 3,456.34 3,491.25 3,603.76
DKK - 3,584.67 3,721.91
EUR 26,544.10 26,812.22 27,999.27
GBP 30,775.52 31,086.38 32,083.34
HKD 3,179.16 3,211.27 3,314.26
INR - 305.76 317.98
JPY 160.26 161.88 169.61
KRW 16.05 17.83 19.45
KWD - 82,702.86 86,008.35
MYR - 5,294.62 5,410.05
NOK - 2,284.04 2,380.99
RUB - 260.34 288.19
SAR - 6,795.62 7,067.23
SEK - 2,304.98 2,402.82
SGD 18,307.44 18,492.37 19,085.43
THB 609.44 677.15 703.07
USD 25,148.00 25,178.00 25,488.00
Cập nhật: 24/04/2024 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,189 16,209 16,809
CAD 18,317 18,327 19,027
CHF 27,389 27,409 28,359
CNY - 3,443 3,583
DKK - 3,561 3,731
EUR #26,375 26,585 27,875
GBP 31,121 31,131 32,301
HKD 3,118 3,128 3,323
JPY 160.17 160.32 169.87
KRW 16.33 16.53 20.33
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,253 2,373
NZD 14,838 14,848 15,428
SEK - 2,278 2,413
SGD 18,133 18,143 18,943
THB 636.15 676.15 704.15
USD #25,170 25,170 25,488
Cập nhật: 24/04/2024 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,188.00 25,488.00
EUR 26,599.00 26,706.00 27,900.00
GBP 30,785.00 30,971.00 31,939.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,301.00
CHF 27,396.00 27,506.00 28,358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16,138.00 16,203.00 16,702.00
SGD 18,358.00 18,432.00 18,976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18,250.00 18,323.00 18,863.00
NZD 14,838.00 15,339.00
KRW 17.68 19.32
Cập nhật: 24/04/2024 05:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25250 25250 25488
AUD 16205 16255 16765
CAD 18371 18421 18877
CHF 27680 27730 28292
CNY 0 3477 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26915 26965 27676
GBP 31193 31243 31904
HKD 0 3140 0
JPY 162.35 162.85 167.38
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0403 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14831 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18468 18518 19079
THB 0 647.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8110000 8110000 8270000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 24/04/2024 05:00