Phải lựa chọn chiến lược cho phát triển

09:06 | 27/06/2016

249 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Việt Nam muốn vượt lên được thì phải tập trung cho hội nhập, toàn cầu hóa. Tôi nghĩ cách mở cửa của Việt Nam chưa hiệu quả lắm.

Bây giờ cần phải thay đổi bởi Việt Nam hiện có TTP, mà trong TTP có Mỹ, Nhật Bản, Canada... là một loạt các nước phát triển hạng nhất; Việt Nam đã ký với EU, là một khối phát triển nhất thế giới; Việt Nam cũng đã ký thương mại tự do với Hàn Quốc mà ở châu Á, sau Nhật Bản thì đến Hàn Quốc... Nghĩa là Việt Nam hiện nay có một điểm rất đặc biệt là chúng ta ký những hiệp định cao nhất, những cam kết mạnh nhất với những quốc gia có trình độ phát triển cao nhất, thực lực kinh tế thuộc loại lớn nhất, công nghệ cũng mạnh nhất.

ts tran dinh thien vien truong vien kinh te viet nam lua chon chien luoc

Đây có phải là lựa chọn chiến lược hay tình cờ?

Ta chọn như thế là có một ý thức chiến lược, tôi tin là như thế. Nhưng mà làm gì để cho việc lựa chọn ấy bởi lịch sử cho thấy, những nước đi sau mà muốn bứt lên được thì phải bám được vào lực lượng đi trước theo một cách nào đấy. Và nếu bám đúng, bám được lâu thì vượt lên và bám sai thì thua. Vấn đề của Việt Nam vì thế là làm sao bám được vào hội nhập để nâng đảng cấp của mình lên mới là điều quan trọng. Kinh nghiệm của Việt Nam cũng cho thấy một điều nếu bám sai là tụt lại ngay. Đi sau mà đi theo nhưng đi theo lại không đúng là thôi!

Tôi nghĩ 5 năm tới đây chắc là khó nhưng 15 năm sau, nếu vượt qua được cái khó ấy thì chắc Việt Nam phải trở thành nước phát triển. Việt Nam sau 30 năm cải cách, GDP đầu người đã tăng từ 200USD lên 2.000USD. Trong khi đó, nếu để so với Nhật Bản, Hàn Quốc, để đạt được ngưỡng 10.000USD kể từ khi cải cách cũng chỉ cần khoảng 30 năm. Việt Nam là nước đi sau vậy thì không có lý gì không đạt được điều đó. Tôi thấy tiềm năng, dư địa của Việt Nam là ở chỗ đó. Việt Nam chỉ cần thay cách đi một cái là vụt lên rất nhanh, đặc biệt khi Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do!

 

L.H

Năng lượng Mới 534