Nổ tung 1 chiếc Boeing để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay MH17

16:11 | 09/10/2015

3,298 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
​Tập đoàn quốc phòng Nga Almaz-Antey sẽ tiến hành thực nghiệm, làm nổ tung một chiếc Boeing thải loại để tìm ra nguyên nhân thực sự vụ tai nạn máy bay MH17 của Malaysia Airlines rơi ở Ukraina tháng 7 năm ngoái.
no tung 1 chiec boeing de dieu tra nguyen nhan thuc su vu tai nan may bay mh17
Hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi ở Ukraina ngày 17/7/2014

Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn thông cáo của tập đoàn Almaz-Antey cho hay: “Tập đoàn sẽ tiến hành thực nghiệm đầy đủ quy mô về vụ nổ đầu đạn 9Н314М của tên lửa 9M38M1 khi tiếp xúc thân chiếc máy bay đã ngừng hoạt động vốn cùng loại với chiếc Boeing-777 của Malaysia Airlines, qua đó sẽ hiểu rõ nguyên nhân thực sự vụ tai nạn máy bay MH17, rơi ngày 17/17/2014 tại khu vực Donetsk, Ukraina”.

Kết quả thực nghiệm sẽ được công bố vào ngày 13/10 tới.

Trước đó, qua một loạt mô phỏng và phân tích kỹ thuật, nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Nga đã đưa ra giả thiết máy bay MH17 bị rơi do trúng tên lửa có điều khiển bắn từ tổ hợp đất đối không Buk-M1.

Và dựa vào bản chất các lỗ hổng trong mảnh thân của máy bay MH17, thông qua phân tích toàn diện những hư hại, Almaz-Antey đi đến kết luận rằng, trong trường hợp này những kẻ bắn rơi MH17 đã sử dụng tên lửa 9M38M hoặc 9M38-M1 với đầu đạn loại 9M314 hoặc 9M314-M1, bởi vì chỉ chúng mới có các thành phần gây hư hại cấu hình chữ I. Nếu MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không thì nó chỉ có thể được thực hiện bởi tên lửa 9M38-M1 bắn từ bệ phóng Buk-M1

Sở dĩ các chuyên gia của Almaz-Antey hiểu rõ về loại tên lửa bị nghi đã bắn trúng MH17 là do Bộ Quốc phòng Nga đã giải mật các thông tin về đầu đạn sát thương 9M38-M1 khi chúng không còn được sử dụng ở Nga nữa. Và mặc dù loại tên lửa 9M38-M1 đã lỗi thời và không còn được sử dụng, sản xuất ở Nga từ năm 1999, nhưng nó lại được bán rộng rãi ra nước ngoài, trong đó Ukraina là quốc gia mua với số lượng lớn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia của Almaz-Antey, vì các mảnh đạn phá hủy máy bay đi vào từ phía trên đầu của phi công và chủ yếu đi xuống theo chiều dài máy bay, trong khi các mảnh vỡ khác va vào động cơ bên trái và ghim vào bề mặt cánh và đuôi, nên Zaroshenskoe là nơi xuất phát của tên lửa bắn rơi MH17, chứ không phải Snizhne - địa bàn do lực lượng ly khai miền đông Ukraina chiếm giữ, như các nhà điều tra phương Tây đã nói.

Nếu như giả thiết của Almaz-Antey được chứng minh bằng thực nghiệm thực tế, sẽ không chỉ vạch mặt thủ phạm thực sự bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines, mà còn làm rõ các âm mưu và cáo buộc lẫn nhau của các bên xung quanh vụ tai nạn, đặc biệt trong bối cảnh thông tin do các điều tra viên phương Tây cung cấp chủ yếu hướng dư luận vào giả thuyết lực lượng ly khai miền đông Ukraina đã bắn rơi máy bay MH17 bằng tên lửa của Nga. Đây cũng những tiền đề làm cuộc khủng hoảng ở Ukraina thêm trầm trọng và là cái cớ để Mỹ, Liên minh châu Âu siết chặt trừng phạt với Moskva.

no tung 1 chiec boeing de dieu tra nguyen nhan thuc su vu tai nan may bay mh17

THẾ GIỚI 24H: Phương Tây cố tình để xảy ra vụ MH17

Phương Tây đều nhận thức được sự nguy hiểm của các chuyến bay qua miền Đông Ukraina thậm chí trước khi máy bay MH17 gặp tai nạn, nhưng vẫn làm ngơ trước mối nguy hiểm đó.

no tung 1 chiec boeing de dieu tra nguyen nhan thuc su vu tai nan may bay mh17

Vì sao Nga phản đối việc lập tòa án đặc biệt về MH17?

Tổng thống Nga Putin hôm qua lên tiếng bác bỏ việc thành lập một tòa án đặc biệt, dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc, để xét xử các thủ phạm trong vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi. Ông Putin cho rằng vụ tai nạn trên đang bị lợi dụng về mặt chính trị.

no tung 1 chiec boeing de dieu tra nguyen nhan thuc su vu tai nan may bay mh17

Tiết lộ chấn động của nhân chứng vụ MH17

(Petrotimes) – Ủy ban điều tra của Nga vừa công bố danh tính của một nhân chứng quan trọng trong vụ máy bay Boeing mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraina hồi tháng 7 năm ngoái.

Linh Phương

Năng Lượng Mới/Itar-Tass

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc