Nhìn lại mùa giải 2015

'Những trò lố'... hay là VFF và VPF

08:00 | 07/10/2015

2,431 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chưa có mùa giải nào như mùa này, vai trò của VFF và VPF lại bị đặt lên bàn cân và đo đếm một cách tỉ mỉ đến thế. Đáng tiếc, chỉ toàn những khoảng tối bao trùm và mỏi cả mắt cũng khó tìm ra mặt tích cực khi năm lần bảy lượt, họ lại có những phát biểu mang tính... gây cười là chính.  
nhung tro lo hay la vff va vpf
Bầu Đức đã có những phát ngôn gây sốc trong mùa V-League 2015

Phát ngôn "lố"

Với tư cách là Phó Chủ tịch tài chính kiêm ông bầu của HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức là người “nổ” phát súng đầu tiên báo hiệu một mùa giải… loạn chưa từng có. Câu nói “HAGL chỉ cần 15 tỷ đồng đủ nuôi đội bóng 1 mùa” khiến các ông chủ khác phật ý và nhảy lên đành đạch.

Theo lý giải của Chủ tịch của 1 đội bóng khác, con số 15 tỷ mà bầu Đức nói chỉ là phần ngọn còn ông bầu đội bóng phố Núi quên tính phần gốc. Cụ thể, đó là số tiền mà bầu Đức bỏ ra để “nuôi” lứa U19 trong suốt 7 năm ở học viện. Thế nên, phát ngôn “nổ” này đã gián tiếp làm hại các đội bóng khi rất nhiều đội dựa vào nguồn ngân sách bị đặt dấu chấm hỏi. Và phải rất khó khăn mới kiếm đủ số tiền để đảm bảo hoạt động cho một đội bóng xuyên suốt cả mùa giải.

Trên danh nghĩa là một vị Phó Chủ tịch phụ trách tài chính song bầu Đức lại được điểm mặt đặt tên bởi những phát ngôn ngông cuồng và theo cảm tính. Ông cho rằng “HAGL bị đánh hội đồng bởi các đội bóng, trọng tài”, rằng “ông Miura không đủ trình để làm HLV trưởng ĐTVN và ông sẵn sàng nuôi ĐTQG”.

Có quá nhiều sự lố bịch từ những phát ngôn của bầu Đức. Quá chú tâm đến chuyện “gà nhà”, luôn đặt HAGL lên hàng đầu mà quên mất chính mình đang đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy của VFF, bầu Đức là điển hình tiêu biểu cho những “chiếc ghế” như ngai quá kệch cỡm mà VFF và VPF dựng lên. Ở đó, thay vì chú tâm làm công việc được phân công, họ lại xao nhãng và dường như chỉ ngồi cho có chức danh.

Lịch thi đấu quá "lố"

Trong khi đó, VPF đã khiến các đội bóng điêu đứng và tỏ ra bất mãn với lịch thi đấu không giống ai. Nghỉ ngắt quãng dài đến 2 lần trong một mùa giải, vô hình chung, VPF đẩy các đội bóng vào thế bí khi ngân sách cho hoạt động trồi lên. Mà đáng nói, họ phải bấm bụng trả thêm tiền lương chỉ để cầu thủ… tập chay.

Tuy nhiên, điều đáng ngại ảnh hưởng lớn các đội bóng chính là sự khoa học. Nghỉ ngắt quãng nhiều, các đội bóng bị đặt trong thế đang vào phom lại phải bắt đầu lại từ đầu. Đó là điều mà HLV Võ Đình Tân từng ca thán khi Sanna Khánh Hòa BVN đang có phong độ cao lại phải nghỉ quãng dài. Hệ quả, sau quãng nghỉ đó, họ liền thất bại 1- 4 trước một QNK Quảng Nam có phong độ không cao. Và nó cũng khiến cầu thủ chán nản bởi các bài tập được áp dụng trong thời gian này là nhồi thể lực, một giáo án mà giới quần đùi áo số ngán tận cổ.

nhung tro lo hay la vff va vpf
Sau khi gây chấn thương nặng cho Anh Khoa, Quế Ngọc Hải phải chịu một án phạt mà chắc chỉ VFF mới nghĩ ra.

Án phạt vô vùng "lố"

Trò lố đáng phê phán nhất từ VFF chính là “phong cách riêng” không lẫn lộn vào đâu trong vụ xử phạt Quế Ngọc Hải. Chờ có kết luận mức độ chấn thương của Anh Khoa, Ban kỷ luật của VFF mới đưa ra mức xử phạt đến “thủ phạm” Quế Ngọc Hải. Tức là “nạn nhân” bị càng nặng thì “thủ phạm” sẽ bị phạt nặng và ngược lại. Nếu như vậy, thử đặt ngược lại câu hỏi nếu chấn thương Anh Khoa khó tìm ra kết quả cuối cùng thì sẽ không biết phạt Ngọc Hải như thế nào. Dù đó chỉ là giả thiết “trên trời” song nó bộc lộ bản chất về cái gọi tính xử phạt của Ban kỷ luật VFF.

Mức phạt đưa ra với việc Ngọc Hải chịu mọi chi phí điều trị của Anh Khoa thì trên thế giới này, chỉ có họ mới nghĩ ra. Một mức xử phạt theo kiểu dân sự mà đương sự phải bấm bụng cam tâm vì nếu đi đến cùng của sự việc, chưa chắc Ngọc Hải đã đuối lý song nếu làm rõ mức phạt này, trung vệ của SLNA khó lòng mà theo nghiệp bóng banh. Thế nên, ngậm bồ hòn làm ngọt, Ngọc Hải phải cắn răng để “thi hành” án phạt từ phía VFF.

Quá nhiều bất cập và những trò lố được VPF và VFF dựng lên. Cuối cùng, “nạn nhân” lại chính là các đội bóng và bản thân cầu thủ. Thế mới nói, sự hỗn loạn ở cấp thượng tầng là thước đo chính xác cho một giải đấu và V-League phản ánh đúng bộ mặt của những người quản lý bóng đá ở VN.

nhung tro lo hay la vff va vpf Thưa thớt người mua vé xem trận Việt Nam – Iraq
nhung tro lo hay la vff va vpf Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn kiêm nhiệm 14 chức vụ khác nhau
nhung tro lo hay la vff va vpf Tổng cục TDTT nói về việc VFF không tiến hành đại hội
nhung tro lo hay la vff va vpf Nghi án đội bóng Quảng Ninh chuyển 500 triệu đồng cho VFF 'nhầm địa chỉ'
nhung tro lo hay la vff va vpf HAGL có xứng là lò đào tạo trẻ xuất sắc nhất?

Viết Phong