Những thói quen thú vị của người Nhật Bản

15:43 | 19/02/2015

4,343 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong tiếng Nhật, con số 4 khi phát âm nghe rất giống âm từ “chết”. Cũng giống như số 13 trong văn hóa phương Tây, số 4 được xem như điềm xấu và được tránh sử dụng nhiều nhất có thể.

Số 4 là đại kị

Tin nhap 20150219152009

 

Bạn sẽ không bao giờ nhìn thây tầng 4 khi đi thang máy, và trong một số trường hợp đặc biệt, bạn sẽ không thấy cả số 40 – 49. Con số 49 đặc biệt kém may mắn, nó nghe giống như câu “đau thương đến chết”.

Việc thực hành tránh sử dụng số 4 được gọi là “Tetraphobia,” và nó cũng giống như tại một số quốc gia Đông Á hay Đông Nam Á khác, ví dụ như Trung Quốc.

Hỉ mũi tại nơi công cộng là thô lỗ

Ở Nhật, bạn hầu như sẽ không bắt gặp ai khịt mũi ngoài đường bởi điều đó không chỉ đơn giản là kinh tởm mà còn bị cho là thô lỗ. Thay vào đó, mọi người sẽ làm việc đó ở nơi nào kín đáo. Người Nhật cũng không thích sử dụng khăn tay để làm việc ấy.

Típ bị coi là sỉ nhục người khác

Bạn vào một nhà hàng tại Nhật. Sau khi ăn xong, chớ dại mà để lại chút tiền típ cho phục vụ. Không như những nơi khác, người Nhật không hề thích điều này. Họ xem như đó là sự thương hại, coi thường, làm mất thể diện của họ. Nếu bạn thực sự thấy quý ai đó vì sự phục vụ tận tình, chu đáo của họ, thay vì để lại tiền, bạn có thể để lại một món quá nhỏ.

Vừa đi vừa ăn thể hiện sự luộm thuộm, tùy tiện

Tin nhap 20150219152009

Mặc dù vừa đi vừa ăn giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian và là điều bình thường tại phương Tây nhưng hành động đó lại không được đánh giá cao tại Nhật Bản. Nhiều người thậm chí còn cho rằng ăn ngoài đường hay trên tàu là thô lỗ, bất lịch sự.Tuy vậy, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, đó là bạn có thể vừa đi vừa ăn kem.

 Có những người chuyên trách dồn bạn lên tàu điện

Tin nhap 20150219152009

Trong giờ cao điểm, tại các ga tàu điện ngầm, bạn sẽ thấy nhiều người mặc đồng phục, đeo găng trắng giống nhân viên an ninh. Họ được gọi là “Oshiya” hay còn gọi là “người đẩy” bởi nhiệm vụ vủa họ là đẩy, dồn mọi người lên tàu điện ngầm. Họ được trả tiền để đảm bảo rằng ai cũng đều vào được trong tàu và không bị kẹt ở cửa.

 Nhiều người sẽ ngả vào vai bạn để ngủ ở trên tàu

Tại Nhật, sẽ không phải điều lạ thường nếu tự nhiên có một người lạ ngả đầu vào vai bạn để ngủ. Trong trường hợp đó, tất cả những gì bạn cần làm là lịch sự và giữ im lặng. Nhiều người phải di chuyển quãng đường dài từ nhà đến chỗ làm cũng như phải làm việc áp lực trong nhiều giờ nên họ thường ngủ thiếp đi trên tàu. Đây là một nét văn hóa ứng xử rất đẹp của người dân xứ sở hoa anh đào.

 Luôn có quà cho chủ nhà

Được một người mời đến nhà là niềm vinh hạnh đối với người Nhật. Nếu điều đó xảy ra với bạn, bạn cần nhớ rằng luôn phải chuẩn bị quà cho chủ nhà. Món quà cần được bọc gói kỹ lưỡng và trang trí với nhiều dây ruy-băng. Bạn cũng không nên từ chối món quà một khi đã nhận nó

Tự rót đồ uống cho mình là khiếm nhã

Việc rót rượu cho người khác trước khi rót cho mình là điều bình thường không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở Nhật, bạn không bao giờ nên rót rượu hay đồ uống cho chính mình. Nếu bạn rót cho người khác và họ thấy ly của bạn còn trống, họ sẽ vui lòng rót mời bạn. Bạn cũng cần phải đợi đến khi có người nói “Kanpai” (cheers) rồi mới uống.

 Tạo ra tiếng động khi ăn mỳ là lịch sự

Tin nhap 20150219152009

Nếu ở Việt Nam, khi ăn phát ra tiếng động to được cho là bất lịch sự thì điều đó lại ngược lại với Nhật Bản. Nếu có tiếng “xì xụp” khi ăn mì, điều đó có nghĩa là bạn đang thực sự tận hưởng món ăn đó và nó rất ngon. Thậm chí, nếu tiếng động không đủ to còn bị hiểu lầm rằng bạn không thích món ăn đó.Ngoài ra, việc ăn như vậy không chỉ nhằm tỏ ra lịch sự mà còn để tránh bị bỏng lưỡi. Các món súp hay mỳ tại Nhật Bản được phục vụ rất nóng và việc tạo ra tiếng động khi ăn như vậy sẽ giúp giảm nhiệt của thức ăn.

Hà My (tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc