Những nơi nào sẽ xảy ra chiến tranh nước trong tương lai?

22:43 | 20/07/2017

1,171 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau khi phân tích tình hình tiếp cận với nguồn nước ngọt ở nhiều quốc gia, các nhà nghiên cứu về nước đã chỉ ra rằng một số khu vực ở Nam Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, có nguy cơ cao bùng phát xung đột vì nguồn tài nguyên này.  
nhung noi nao se xay ra chien tranh nuoc trong tuong lai
Hạn hán tại châu Phi

Nước ngọt có thể là một nguyên nhân gây ra xung đột giữa các quốc gia, theo một bài báo đăng trên tạp chí Global Environmental Change ngày 20/7.

"Nếu các nước láng giềng của nhau có một thỏa thuận về việc chia sẻ nguồn nước dù một trong số họ đã xây dựng đập ở thượng nguồn, thông thường, không có xung đột xảy ra, chẳng hạn như trong trường hợp chia sẻ sông Columbia giữa Mỹ và Canada. Thật không may, trong hầu hết trường hợp, tình hình trở nên rất phức tạp do chủ nghĩa dân tộc cực đoan, căng thẳng chính trị, tình trạng hạn hán hoặc biến đổi khí hậu", ông Eric Sproles, nhà nghiên cứu về nước của Đại học bang Oregon ở Corvallis, Mỹ, cho biết.

Nhóm nghiên cứu của ông đã xác định được hàng chục "điểm nóng" tiềm năng sau khi phân tích tình hình tại 1.400 nguồn chứa nước ngọt và những con đập đã hoặc đang được xây dựng chặn dòng nước chảy xuyên biên giới giữa hai hoặc ba nước.

Theo nhóm nghiên cứu, hầu hết những con đập nằm ở Nam và Đông Nam châu Á, có nguy cơ cao gây nên các cuộc xung đột giữa những nước trong khu vực. Ngoài Ấn Độ và Pakistan đang tranh giành nguồn nước ở sông Indus, một cuộc xung đột có thể nổ ra giữa các nước có dòng sông Mekong chảy qua hay những quốc gia sử dụng chung dòng sông Irrawaddy.

Theo ông Sproles, Nga nằm trong vị trí địa lý ít phải chia sẻ các nguồn nước ngọt với quốc gia láng giềng nên khó xảy ra xung đột.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, khu vực nguy hiểm và dễ bùng phát chiến tranh nhất vì nguồn nước là ở Bắc Phi. Chính phủ các nước ở đây đang triển khai nhiều dự án xây dựng đập quy mô lớn tại các lưu vực sông Nile và vùng lòng chảo Awash. Những dự án đó có thể ảnh hưởng đáng kể lượng nước đổ về Ai Cập ở hạ lưu và có nguy cơ gây ra xung đột lớn giữa Cairo với các nước lân cận nếu một khi tình trạng hạn hán trên diện rộng và mất mùa xảy ra tại Ai Cập.

Nh.Thạch

Sputnik