Phong trào chống vắc-xin tại Mỹ

Những luận điểm sai lầm

06:55 | 04/02/2018

552 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Joe Accurso, 47 tuổi, bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống, đã từ chối việc tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh bại liệt, bệnh sởi và bệnh ho gà cho con gái mình. Ông tin rằng, những căn bệnh truyền nhiễm này thực sự không gây nguy hiểm, thậm chí nó còn có lợi cho con gái ông.

Vì sao người ta không muốn tiêm phòng?

“Thực sự tôi cảm thấy thật đáng tiếc vì con gái mình đã không bị mắc bệnh thủy đậu và các loại bệnh khác. Mắc những căn bệnh này sẽ giúp cơ thể con bé có khả năng kháng virus, không bị tái phát. Đó cũng chính là lý do chúng tôi từ chối việc tiêm ngừa vắc-xin”, ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn AFP.

Joe Accurso và vợ ông, bà Cathy, bác sĩ vật lý trị liệu, là thành viên của một nhóm nhỏ người Mỹ muốn có quyền tự quyết trong việc có hay không tiêm vắc-xin.

Với các bậc cha mẹ, đa số là những người da trắng, có bằng cấp đại học và thuộc các tầng lớp trung lưu trở lên, đã lựa chọn không tiêm ngừa vắc-xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho con họ. Và điều này đã dẫn đến hàng triệu ca tử vong ở trẻ em tại Mỹ.

nhung luan diem sai lam
Biểu tình chống tiêm vắc-xin tại Mỹ

Đối với họ, những căn bệnh truyền nhiễm này không quá khủng khiếp so với những rủi ro mà việc tiêm ngừa vắc-xin mang lại. Hơn thế nữa, họ tin rằng, thật ra các công ty dược phẩm vì muốn thu được lợi nhuận, nên đã cố tình che giấu những điều này với công chúng.

Các bậc cha mẹ này bị ảnh hưởng bởi những người chống vắc-xin. Vì theo những người này, các số liệu về tính hiệu quả của vắc-xin đã bị thao túng. Bên cạnh đó, họ cũng tin rằng, việc gia tăng số trường hợp trẻ em bị các ảnh hưởng xấu do tiêm ngừa vắc-xin đã bị che giấu.

Theo một bài báo được đăng hồi tháng 12-2017 trên Tạp chí Y học Germs của Richard Stein, một chuyên gia khoa tim mạch thuộc Trường Đại học New York, do không tin tưởng vào cộng đồng y khoa nên có hơn 7 triệu người Mỹ đã tin vào các thông tin thiếu kiểm chứng về vắc-xin được đăng trên các trang mạng xã hội như Facebook. “Các thuyết âm mưu đang được đăng tải và phát tán rất nhiều trên các phương tiện truyền thông xã hội. Đây là thời kỳ vàng kim của những loại tin tức như thế này”, ông than thở.

Dịch sởi quay trở lại nước Mỹ

Tại Mỹ, dịch sởi được công bố chấm dứt vào năm 2000. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ (CDC), trong những năm gần đây, trên phạm vi toàn quốc, chỉ còn có 2% trẻ mẫu giáo chưa được tiêm ngừa vắc-xin.

Trong số các giải pháp để ngăn chặn tình trạng chống lại việc tiêm vắc-xin, ông Peter Hotez ủng hộ việc các nhà khoa học nên công khai các nghiên cứu của họ để công chúng biết đến.

Nhưng mối nguy hiểm đến từ nhóm những người dân không tiêm ngừa vắc-xin đã tạo ra các khu vực mà tại đó sự miễn dịch cộng đồng đã biến mất. Điều này sẽ gây ra dịch.

Lấy ví dụ tại Minnesota, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella trong cộng đồng người Somali đã giảm xuống còn 42% vào năm 2014, thấp hơn so với mức 92% vào năm 2004.

Theo Peter Hotez, Giám đốc Trung tâm Tiêm chủng tại Bệnh viện nhi Texas, các nhà hoạt động chống vắc-xin chủ yếu tập trung ở nhóm những người dân có hoàn cảnh khó khăn. Ông Hotez nói với AFP rằng: “Một trong những quan điểm sai lầm nhất trong phong trào chống vắc-xin này là khẳng định bệnh sởi lành tính, thậm chí có lợi cho sức khỏe”. Những ý kiến như vậy là “một sự cố ý lừa dối và hoàn toàn sai lầm”, bên cạnh đó nó còn thật sự gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như: điếc, mù lòa, phù não và viêm phổi, ông nói. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ, có 1 hoặc 2 trong số các trẻ bị nhiễm bệnh đã tử vong.

Tại Mỹ, trong số các đợt bùng phát dịch sởi gần đây, người ta ghi nhận được 338 trường hợp nhiễm bệnh trong một cộng đồng người Amish ở bang Ohio hồi năm 2014. Vào năm 2015, tại Mỹ có 118 người người bị lây nhiễm và các cơ quan y tế cho rằng nguyên nhân lây lan của đợt dịch này là bắt nguồn một du khách bị nhiễm bệnh trong Công viên Disney tại California.

Tháp ngà của người chống đối

Nhà nghiên cứu người Australia, Naomi Smith, đã chỉ ra rằng, các phương tiện truyền thông bị nghi ngờ đã làm lan truyền các phong trào chống vắc-xin.

Naomi Smith vừa hoàn thành xong nghiên cứu về cách mà Facebook dẫn những người hay hoài nghi về việc tiêm chủng vào xem những ý tưởng của họ được xác nhận trong các trang mạng mà họ theo dõi. Nhà nghiên cứu giải thích với AFP rằng: “Với những người phản đối mạnh mẽ việc tiêm ngừa vắc-xin thì họ có một cách định nghĩa khác để chứng minh cho quan điểm của họ, khác với định nghĩa về vắc-xin đang được sử dụng trong cộng đồng y học”.

Trong số các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này, ông Hotez ủng hộ việc các nhà khoa học nên công khai các nghiên cứu của họ để công chúng biết đến. Bên cạnh đó, ông cũng nói rằng, nên xem xét đến việc áp dụng pháp luật để buộc người dân đi tiêm phòng: Hiện nay, tại 18 tiểu bang ở Hoa Kỳ vẫn đang cho phép các bậc cha mẹ không thực hiện việc tiêm ngừa vắc-xin cho con cái, đặc biệt vì lý do tôn giáo.

Sau khi bùng nổ dịch sởi tại Disneyland, Bang California đã thay đổi luật của họ. Từ bây giờ, chỉ có các lý do về y tế mới cho phép miễn trừ tiêm chủng đối với trẻ đi học.

Theo đánh giá của ông Hotez, cần phải tăng cường mở rộng các giải pháp. Vì ngày nay, tuy hội những người chống vắc-xin chỉ mới là một nhóm nhỏ, nhưng phong trào này đang được tổ chức khá tốt. Vì vậy, cần phải có những biện pháp trực tiếp để phản đối phong trào này.

Việc tiêm chủng vắc-xin ở trẻ cũng đang gây tranh cãi lớn tại một số quốc gia châu Âu, mà nổi bật là Pháp và Italia. Tuy nhiên, các nước này chỉ tranh cãi về số lượng vắc-xin phải bắt buộc tiêm chứ không có phong trào nghi ngờ tác dụng của vắc-xin như ở Mỹ. Không phải quốc gia nào cũng bắt buộc cha mẹ phải cho con đi tiêm phòng, nhưng cách mà họ làm thì có lẽ không có bậc cha mẹ nào không phải tuân thủ.

Chẳng hạn tại Đức, việc tiêm chủng ở trẻ em là không bắt buộc nhưng chính phủ thực thi các biện pháp răn đe khiến người dân phải đưa con em đi tiêm phòng. Kể từ năm 2015, luật pháp Đức quy định, cha mẹ nào luôn từ chối tiêm phòng cho con cái của họ có thể, về mặt lý thuyết, bị phạt tiền đến 2.500 euro. Còn tại Italia, trẻ em muốn đi học phải có giấy chứng nhận tiêm đủ 12 loại vắc-xin.

S.Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc