Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 6)

06:30 | 21/05/2018

912 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mua nhiên liệu, thuê nhân sự, đóng thuế, các chi phí hậu cần..., tất cả các khoản đầu tư này thật sự cần thiết không? Điện hạt nhân sẽ có giá rẻ hay khiến người dân phải tăng thêm chi phí? Rất nhiều câu hỏi đã được ra dựa trên những luận điểm sai lầm và chúng ta nên thay đổi ý kiến về những nhận định sai lầm đó.
nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky 6Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 5)

Kỳ 6: Năng lượng hạt nhân rất tốn kém?

Năng lượng hạt nhân gây ô nhiễm môi trường và rất đắt đỏ?

Năng lượng hạt nhân không những là nguồn năng lượng được bảo đảm là không phát thải khí CO2 mà nó còn giúp tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng giữa các quốc gia trên thế giới. Với 80% sản lượng điện được sản xuất từ năng lượng hạt nhân, Pháp hiện là nước có giá bán lẻ điện thấp nhất tại châu Âu, theo sau là Hà Lan. Việc đột ngột ngừng điện hạt nhân sẽ phải trả một cái giá đắt. Ví dụ, trong 15 năm, Đức chuyển đổi cơ cấu năng lượng hạt nhân từ mức 30% giảm xuống còn 14% trong tổng cơ cấu năng lượng quốc gia khiến giá bán lẻ điện của Đức tăng gấp đôi và làm cho hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình tăng thêm 74%, nhưng lại không giúp làm giảm lượng phát thải khí CO2.

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky 6
Biếm họa của báo Pháp về sự tốn kém của điện hạt nhân

Việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới rất đắt?

Bất kể thành phần của hỗn hợp năng lượng trong tương lai của Pháp là gì, thì quốc gia này cũng không thể làm được gì nếu không có những khoản đầu tư khổng lồ. Khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp đang không ngừng phát triển. Từ nay đến năm 2030, chi phí xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới sẽ giảm 30%. Các khoản đầu tư dành cho việc xây dựng các nhà máy mới này sẽ được gộp chung với các chi phí sản xuất điện hiện nay, giúp cho Pháp có thể tiếp tục sản xuất loại năng lượng có tính cạnh tranh và ít phát thải khí carbon này.

Sử dụng một phân tích chi phí - lợi ích để xếp hạng các hình thức khác nhau của năng lượng, chuyên gia Charles Frank ở Viện Brookings khẳng định, năng lượng gió và năng lượng mặt trời đắt đỏ nhất trong nỗ lực giảm thiểu khí thải. Các nhà máy điện nguyên tử, chạy khoảng 90% công suất, tránh thải khí carbon gần 4 lần so với một nhà máy điện gió chạy ở công suất khoảng 25%; gấp 6 lần so với một nhà máy năng lượng mặt trời.

Việc kéo dài tuổi thọ các lò phản ứng hạt nhân rất tốn kém?

Việc kéo dài thêm thời gian vận hành cho các lò phản ứng hạt nhân như hiện nay là giải pháp thực tế nhất để chuẩn bị cho hỗn hợp năng lượng tương lai trong khi vẫn bảo đảm nguồn cung ứng. Bằng cách tích hợp với các chi phí thu được từ dự án Grand Carénage (48 tỉ euro trong giai đoạn 2014-2025, khoảng 4 tỉ euro/năm) vào trong tổng chi phí sản suất, thì năng lượng hạt nhân hiện nay được xem là giải pháp năng lượng tiết kiệm nhất với 32 euro/MWh. Các khoản đầu tư này không chỉ giúp giữ sự ổn định và khả năng cạnh tranh trong sản xuất điện, mà còn giúp đáp ứng các yêu cầu được đặt ra về bảo đảm an toàn cho các nhà máy hạt nhân thế hệ mới như EPR.

Nhập khẩu uranium cũng rất đắt?

Nếu chi phí nhập khẩu uranim có thể dao động từ 500 triệu đến 1 tỉ euro mỗi năm, thì năng lượng hạt nhân hoàn toàn có thể giúp cải thiện cán cân thương mại, bằng cách xuất khẩu khoảng 6 tỉ euro điện và dịch vụ mỗi năm. Chẳng hạn, Pháp xuất khẩu hơn 10% sản lượng điện (2 tỉ euro/ mỗi năm). Năng lượng hạt nhân cũng góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng của các quốc gia láng giếng của Pháp tại châu Âu, những nước này có thể nhập khẩu năng lượng carbon thấp với chi phí phải chăng nhờ vào sự phát triển của mạng lưới kết nối hệ thống điện.

Pháp có khoảng 3/4 điện năng từ năng lượng hạt nhân; Bỉ, Cộng hòa Czech, Hungary, Slovakia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Slovenia và Ukraina trên 1/3; Hàn Quốc, Bungari và Phần Lan trên 30%; Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha và Liên Bang Nga xấp xỉ 1%. Trong số các nước không sở hữu nhà máy điện hạt nhân, Italia và Đan Mạch có khoảng 10% điện năng từ năng lượng hạt nhân.

(Xem tiếp kỳ sau)

S.Phương

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps