Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 4)

06:40 | 14/05/2018

2,090 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại thời điểm Pháp đang phải đối mặt với các vấn đề về khí hậu và tham gia vào quá trình giảm lượng khí thải carbon trong hệ thống năng lượng quốc gia, rất nhiều người nghĩ rằng, năng lượng hạt nhân luôn kìm hãm sự phát triển của các loại năng lượng tái tạo. Nhưng thực ra chúng lại bổ trợ rất tốt cho nhau.
nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky ivNhững hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 3)
nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky ivNhững hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 2)
nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky ivNhững hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 1)

Kỳ IV: Năng lượng hạt nhân kìm hãm sự phát triển của năng lượng tái tạo?

Do sự biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên cấp bách, đòi hỏi chúng ta cần phải xem xét lại kỹ lưỡng hệ thống sản xuất năng lượng, đồng thời hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch, có mức độ ô nhiễm cao như than đá, khí đốt và dầu mỏ. Và để có được một hỗn hợp năng lượng bền vững ít phát thải carbon, thì việc cần thiết là phải phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Nhưng hiện tại, nguồn năng lượng này vẫn không thể thay thế hoàn toàn cho nguồn năng lượng hạt nhân vì điện hạt nhân không những giúp đảm bảo an ninh nguồn cung ứng mà còn không phát thải khí CO2.

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky iv
Năng lượng hạt nhân và tái tạo hỗ trợ mật thiết cho nhau trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng

Năng lượng tái tạo và hạt nhân có thật sự bổ sung cho nhau hay không? Không thể tách rời hai nguồn năng lượng này thật sao? Sau đây, hãy cùng chúng tôi xem lại những quan điểm sai lầm thường được đưa ra để phản đối năng lượng hạt nhân.

Đã qua rồi thời của năng lượng hạt nhân?

Sự phát triển mạnh mẽ của những nguồn năng lượng thay thế như điện gió và điện mặt trời như hiện nay đòi hỏi phải có một hỗn hợp năng lượng cân bằng. Nhưng việc phát triển năng lượng tái tạo đòi hỏi diện tích sử dụng lớn cao gấp nhiều lần yêu cầu của điện hạt nhân. Ngoài ra, việc duy trì sản xuất năng lượng hạt nhân là rất cần thiết để từng bước đưa năng lượng tái tạo hòa vào mạng cơ cấu năng lượng chung, đồng thời còn giúp hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch.

Năng lượng hạt nhân cản trở sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo?

Thật ra, năng lượng hạt nhân không làm chậm sự phát triển của các nguồn năng lượng hóa thạch: tại Pháp, trong khi các khoản đầu tư cho Dự án Grand Carénage lên đến 4 tỉ euro/năm, thì vào năm 2016 quốc gia này cũng đã đầu tư hơn 15 tỉ euro cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (theo báo cáo năm 2017 của Hãng nghiên cứu Bloomberg New Energy Finance).

Ngoài ra, Tập đoàn EDF, nhà khai thác năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới với 58 lò phản ứng tại Pháp, hiện cũng là công ty đứng đầu tại quốc gia trong việc lắp đặt và đổi mới năng lượng tái tạo. Mặc dù hiện đang sở hữu công suất năng lượng tái tạo 20GW, nhưng tập đoàn này vẫn quyết định tiếp tục đầu tư mạnh vào sản xuất điện gió. Đồng thời vào cuối năm 2017, họ cũng đưa ra kế hoạch “Plan Solaire” nhằm tăng gấp 4 lần công suất năng lượng mặt trời hiện tại để thu được hơn 25 tỉ euro vào năm 2035.

Vào ngày 8-3-2018, Bộ trưởng Môi trường Pháp, ông Nicolas Hulot, cho biết: “Tập đoàn EDF hiện đang tham gia một “trò chơi”. Và tôi mong rằng, chiến thắng của trò chơi này sẽ là minh chứng cho dự án năng lượng mặt trời mà chúng tôi đã giới thiệu vào cuối năm 2017 hoặc là bằng chứng cho thấy EDF đang thúc đẩy cho một nền kinh tế tự tiêu thụ. Cách đây 8 tháng, điều này không thể thực hiện được. Nhưng hiện tại, tập đoàn này đã sẵn sàng thực hiện cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. Chúng tôi biết rằng, năng lượng tái tạo rất quan trọng đối với tương lai công ty”.

Rất nhiều các công ty nhà nước và tư nhân khác ở Pháp cũng đang tích cực đầu tư vào việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Từ lâu, nguồn năng lượng này luôn bị kiềm hãm sự phát triển, nhưng kể từ bây giờ, chi phí dành cho việc sản xuất năng lượng tái tạo đã giảm xuống và nguồn năng lượng này ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường hơn. Hiện nay, việc phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn chậm do sự thiếu ổn định và phức tạp trong khuôn khổ pháp lý và do lạm dụng quá nhiều vào các viện trợ đã gây ảnh hưởng xấu đến thời gian và chi phí lắp đặt hoặc cũng có thể là do thiếu các các động lực khuyến khích sự phát triển các nguồn năng lượng này.

Năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo không thể dung hòa?

Hiện nay, việc sản xuất năng lượng hạt nhân vẫn còn rất cần thiết để thực hiện việc đưa năng lượng tái tạo vào thị trường trong khi vẫn đảm bảo an ninh nguồn cung ứng năng lượng. Và để tránh tình trạng thiếu hụt điện, một hỗn hợp năng lượng cân bằng phải bao gồm một phần đáng kế năng lượng tái tạo, nhưng hiện tại công suất của nguồn năng lượng thay thế này lại không thể vượt qua được công suất được tạo ra từ năng lượng hạt nhân. Do vậy, điều quan trọng là cần phải tiếp tục duy trì cơ cấu năng lượng hạt nhân hiện có và tiếp tục đầu tư vào điện hạt nhân để hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Ví dụ như ở Đức, với sự phát triển của điện hạt nhân và sự gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo đã giúp quốc gia này hạn chế việc sử dụng than đá. Bên cạnh đó, thủy điện và điện hạt nhân cũng đem lại tính linh hoạt cần thiết trong việc giải quyết các thay đổi xảy ra trong hệ thống điện.

Cơ cấu năng lượng hạt nhân không có tính linh hoạt?

Tại Pháp, hệ thống điện hạt nhân có khả năng điều biến cho phép nó thích nghi với những nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió và mặt trời. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới cơ cấu điện quốc gia. Kể từ đầu những năm 1980, các nhà máy điện hạt nhân đóng vai trò như là một bộ đệm và bộ ổn áp trong khi vẫn đảm bảo sự cân bằng cung cầu trong mạng lưới điện. Với tính chất vừa linh họa vừa dễ điều khiển, năng lượng hạt nhân cung cấp cho các nhà vận hành khả năng điều chỉnh công suất năng lượng tùy theo sự thay đổi trong nhu cầu về điện. Còn về mặt kỹ thuật, các lò phản ứng hạt nhân cũng có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống đến 80% công suất năng lượng của chúng trong vòng chưa đầy 30 phút, 2 lần 1 ngày.

Năng lượng hạt nhân chống biến đổi khí hậu

Sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, châu Âu vẫn kiên trì theo đuổi các mục tiêu của mình trong khuôn khổ thỏa thuận này. Các nhà lãnh đạo châu Âu và chuyên gia đều nhất trí rằng, nền kinh tế lục địa già cần ưu tiên cho đầu tư tư nhân và nhà nước để đồng thời đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, vừa thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. Theo Phó chủ tịch EC phụ trách việc làm, tăng trưởng và cạnh tranh Jyrki Katainen, từ năm 2021, các nước thành viên EU cần bổ sung thêm 116 tỉ USD/năm vào ngân sách để có thể hoàn thành mục tiêu năng lượng và khí hậu vào năm 2030.

Theo tính toán của các quan chức châu Âu, để đạt các mục tiêu năng lượng vào năm 2030, trong giai đoạn từ năm 2020 tới thời điểm đó, EU cần đầu tư 379 tỉ euro/năm cho những dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng sạch. Theo ước tính của IAEA, để chiến lược chuyển đổi năng lượng thành công, từ nay đến năm 2050, thế giới phải cần đến 3.500 tỉ USD cho đầu tư phát triển năng lượng sạch.

Theo Giáo sư Pierre Darriulat thuộc IAEA, trong số các luận điểm ủng hộ điện hạt nhân, ưu điểm không thải ra carbon hiển nhiên được nhấn mạnh: đó thực sự là lợi thế lớn và được chú trọng trong bối cảnh dư luận có những lo ngại về môi trường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhận thức rằng, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió, hay nhiên liệu sinh học không thể đóng góp tới một phần tư nhu cầu năng lượng của cả hành tinh. Minh chứng là ở Đức, nơi đã lắp đặt các trạm năng lượng tái tạo khắp nơi, nhưng cũng chỉ nâng tỷ lệ tới mức 15%.

Nhìn chung, người ta phải thừa nhận rằng, sẽ là vô trách nhiệm khi khẳng định những tiến bộ trong lưu trữ điện năng có thể giúp sớm thay đổi tình hình. Vì vậy, mỗi quốc gia cần tổ chức các nguồn năng lượng theo phương thức “pha trộn”, trong đó phát huy tối ưu từng nguồn năng lượng và không bỏ qua giải pháp nào, nhất là với điện hạt nhân.

(Xem tiếp kỳ sau)

S.P

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps