Nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

07:00 | 17/03/2018

2,483 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những ngày qua, dư luận xã hội chưa hết phẫn nộ trước việc phụ huynh học sinh ở một trường tiểu học tại Bến Lức, tỉnh Long An bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi thì tại Bến Tre, một nam sinh lớp 8 bóp cổ giáo viên trong giờ học. Vấn nạn bạo lực học đường vẫn vô cùng nhức nhối!

Bạo lực hoành hành

Sự việc cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh (tỉnh Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh xảy ra vào cuối tháng 2 đã gây bức xúc trong dư luận.

Không chỉ tồn tại việc phụ huynh coi thường giáo viên, bạo lực học đường còn khiến cho học sinh suy thoái về đạo đức, quên đi sự tôn trọng thầy cô giáo. Ngày 2-3, một học sinh nam tại tỉnh Bến Tre vừa chửi bới vừa dùng tay bóp cổ cô giáo khi cô giáo nhắc nhở một nữ sinh khác. Theo Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Thạch, học sinh này thuộc dạng “cá biệt”. Sau khi sự việc xảy ra, học sinh này được lãnh đạo nhà trường cho tạm ngưng việc học.

nhuc nhoi van nan bao luc hoc duong

Ngày 6-3, một học sinh lớp 7, Trường THCS Hợp Lý (Lý Nhân, Hà Nam) mang dao phi vào bạn hay trêu mình, không may, dao cắm vào trán học sinh nữ khác.

Trước thực trạng liên tiếp xảy ra các vụ việc liên quan tới bạo lực học đường, nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, nguyên nhân sâu xa khiến học sinh đánh nhau hoặc hư hỗn với giáo viên là do sự thiếu nhận thức và xem thường pháp luật, xuống cấp về lối sống, tha hóa về đạo đức của một bộ phận học sinh. Bên cạnh đó, một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là sự buông lỏng quản lý giáo dục của gia đình đối với con em mình, thiếu sự quan tâm quản lý của nhà trường và các cơ quan đoàn thể đối với trẻ em nói chung.

Cần chấm dứt bạo lực học đường!

Thời xưa, thầy đồ được coi là người truyền thụ văn hóa, kiến thức và dạy chữ cho học trò. Việc thầy đồ áp dụng hình phạt với học sinh không phải là chuyện lạ, thưởng - phạt luôn song hành trong giáo dục.

Bất kể hình thức nào làm nhục, xúc phạm danh dự, ảnh hưởng đến nghề nghiệp của người giáo viên cũng là vi phạm nhân quyền cần phải lên án, có hình thức xử lý nghiêm nếu vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, thời nay, việc sử dụng đòn roi hoặc các hình thức xử phạt bạo lực đã không còn được ủng hộ trong nhà trường, không còn phù hợp, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của học sinh. Việc xúc phạm thân thể, tinh thần học sinh đã bị loại bỏ và có quy định rất rõ.

Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong giáo dục không những dạy kiến thức mà dạy cả về đạo đức, nên sự gắn bó giữa thầy và trò hết sức chặt chẽ, nghiêm túc.

Đối với trường hợp giáo viên bị bạo hành “ngược”, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Về nguyên tắc, nếu giáo viên làm sai quy định hiện hành thì phải nhận trách nhiệm và có hình thức xử lý phù hợp. Bất kể hình thức nào làm nhục, xúc phạm danh dự, ảnh hưởng đến nghề nghiệp của người giáo viên cũng là vi phạm nhân quyền cần phải lên án, có hình thức xử lý nghiêm nếu vi phạm pháp luật.

Ở một khía cạnh khác, theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nếu các bậc cha mẹ chỉ nghĩ rằng, đưa con đến lớp và phó mặc việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho nhà trường, thầy cô giáo thì hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt là hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, các hình ảnh, trò chơi bạo lực xuất hiện nhiều trên mạng xã hội nên dễ dàng thâm nhập, làm thay đổi nhận thức, hành vi của giới trẻ.

Những vụ việc bạo lực học đường diễn ra liên tiếp trong thời gian ngắn gần đây cho thấy, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh đang “có vấn đề”. Thay vì quá nuông chiều những gì con đòi hỏi, cha mẹ hãy lắng nghe và phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo chú ý từng hành động, rèn luyện nhân cách, lối sống cho trẻ.

Có lẽ, đã đến lúc chấm dứt tình trạng đòn roi ở học đường và lấy lại vị thế của người thầy trong xã hội hiện đại. Để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học trò và xây dựng môi trường học đường thực sự lành mạnh, giáo viên cũng cần trang bị kỹ năng ứng xử khéo léo để không lặp lại tình huống cô giáo quỳ gối, gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh nhà giáo nói riêng và giáo dục nói chung.

Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Bản chất các sự việc xảy ra trước tiên có lỗi của giáo viên. Nhiều giáo viên bây giờ coi trọng việc giảng dạy văn hóa là chính, không chú ý đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên phải tự bảo vệ mình là chính, bởi một khi có đạo đức, dạy tốt, thương mến học sinh thì khó có chuyện bị xúc phạm, mà còn được học sinh, phụ huynh bảo vệ. Đâu phải đánh, phạt học sinh là tiến bộ, vì trên thực tế đã có những ngôi trường dành cho học sinh hư, những trường đó có đánh, phạt học sinh đâu, nhưng họ vẫn thành công vì uốn nắn học sinh bằng kỹ năng “mềm”. Cho nên, nếu yêu thương học sinh thì khó có việc bị phụ huynh xúc phạm, đánh đập”


Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội: “Trước mắt, cần giáo dục Luật Bảo vệ trẻ em nhiều hơn cho cả trẻ em và người lớn để không còn tình trạng giáo viên hoặc bố mẹ đối xử thiếu tôn trọng hoặc hành hạ trẻ em, cùng với đó trẻ em cũng phải hiểu bổn phận và quyền lợi của mình. Xử lý các vụ bạo lực học đường hiện nay hầu hết chỉ dừng ở việc tổ chức hòa giải, kỷ luật cảnh cáo hay đình chỉ việc học tập, mới chỉ giải quyết phần ngọn. Về lâu dài thì vai trò của giáo dục đạo đức là vô cùng quan trọng”.

K.An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.