​Nghệ sĩ Xuân Huy: Chúng tôi… đói tiếng vỗ tay

13:41 | 22/11/2015

946 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ở Việt Nam nghệ sĩ cổ điển rất… đói. Mà họ đói tiếng vỗ tay nên buồn lắm. Còn cái đói về vật chất, thực sự chúng tôi có cách khác để bù lại. Tôi tự hỏi, một thế hệ con em của chúng ta sẽ thế nào nếu chỉ có nhạc Hàn, nhạc Mỹ. Tôi trăn trở về những nghệ sĩ tài năng của chúng ta đang để hoài phí tài nguyên. Tôi tự hỏi, nếu bây giờ không làm một cái gì đó thì sẽ là bao giờ đây và nếu không làm từ những việc nhỏ thì không hi vọng làm được việc lớn. Nhạc sĩ Xuân Huy đã chia sẻ với Năng lượng Mới về tâm nguyện muốn tạo ra và được nhìn thấy nhiều sân chơi cho nhạc cổ điển.

Lại nói câu chuyện cũ về việc ít có sân khấu cho nhạc hàn lâm. Là người làm nghề anh nghĩ gì về câu chuyện “nói mãi rồi vẫn thế”?

Âm nhạc hàn lâm là khái niệm đa số người nghĩ nó rất là xa cách, nhưng họ không hiểu, với đa số nghệ sĩ nhạc cổ điển lại chỉ muốn chơi nhạc và cống hiến, muốn được chia sẻ. Muốn thưởng thức một không gian âm nhạc vừa có tính chiều sâu về chất lượng nghệ thuật, vừa có sự gần gũi vừa tạo thành một thói quen nghệ thuật thưởng thức, thì nhất định phải tạo cho nó một không gian.

Hòa nhạc “Điều còn mãi” mỗi năm tổ chức một lần, Luala concert cũng sẽ chỉ làm được theo mùa, vậy làm thế nào để tạo ra một thói quen nghe thứ âm nhạc này với công chúng, tôi nghĩ đó phải là sự lặp đi lặp lại để người ta ngấm dần, nên chúng tôi nghĩ rằng phải làm được gì đó dài hơi hơn. Mà làm dài hơi, nếu là một chương trình quá lớn nó sẽ khó để có thể thực hiện.

Đó là lý do tôi đang thai nghén và xây dựng một không gian cho âm nhạc cổ điển, làm cho nó trở nên rất đời, dễ dàng đi vào cuộc sống. Chúng tôi muốn tạo ra một chương trình mà khán giả sẽ phải là người tạo ra giá trị sáng tạo lần hai, tạo ra một không gian, mà ở đó khán giả đến được gần hơn với nghệ sĩ biểu diễn. Đặc biệt, ở không gian này, chúng tôi tạo ra sự tương tác giữa nghệ sĩ và nghệ sĩ đó là chương trình Men Nhạc đang được tổ chức mỗi thứ 7 cuối tuần tại 13 Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, tôi nghĩ các chương trình như thế này cần được khởi dựng nhiều hơn nữa.

nghe si xuan huy chung toi doi tieng vo tay
​Nghệ sĩ violon Xuân Huy

Có những người được xưng tụng “tài năng” chỉ qua một chương trình truyền hình thực tế. Nhưng có những tài năng thực sự được tạo ra bởi khổ luyện như những nghệ sĩ chân chính nói chung, nghệ sĩ cổ điển nói riêng lại không có đất biểu diễn. Anh có nghĩ, chúng ta đang bỏ phí một lượng “tài nguyên” quý hiếm?

Đúng là câu chuyện khai thác “tài nguyên” thế nào luôn là vấn đề rất lớn. Nhưng tôi lại cho rằng, bây giờ có quá nhiều tài nguyên đang bị khai thác ồ ạt dẫn đến việc chảy máu toàn bộ tài nguyên. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển, tôi phải thừa nhận rằng bây giờ chúng ta có rất nhiều tài nguyên, ta chỉ cần sử dụng cái đang có mà thôi. Hiện muốn thực hiện một chương trình hòa nhạc, tôi tin mình có thể mời được hầu hết các nghệ sĩ hàng đầu trong từng bộ môn. Bạn phải hình dung, chỉ top nghệ sĩ hàng đầu cũng rất nhiều chứ không hề ít. Nhưng hiện họ đang chơi nhạc ở đâu? Ở bar, ở quán. Không gian đó ít nhiều làm mất đi sự tôn nghiêm của âm nhạc cổ điển.

Tôi chỉ có một ước mong tạo không gian cho họ, khiến họ cảm thấy hạnh phúc và sẵn sàng cống hiến.

PV: Làm thế nào để giữ được sự tôn nghiêm của âm nhạc cổ điển, theo anh?

Nghệ sĩ Xuân Huy: Khi người ta mang sự học của họ để thi triển, người nghệ sĩ cũng mong nhận lại sự ứng xử phù hợp của công chúng. Văn hóa về dự tiệc, khái niệm về một bữa tiệc nói chung, là thứ văn hóa đưa con người đến một cảm giác đưa con người đến một không khí khác biệt ngày thường.

Nhưng chúng tôi tạo ra một không gian thưởng thức đời nhất, thật nhất và gần gũi nhất. Giá trị âm nhạc cổ điển phải đặt đúng chỗ, nhưng chúng tôi không bảo thủ đến mức là “bắt ép” nó phải trang trọng đến mức khán giả ngồi xem không dám cựa ghế.

Luala concert cũng là một bữa tiệc thưởng thức, nên dù mang ra đường nhưng nó vẫn được đối xử một cách xứng đáng.

Lần này chúng tôi mang âm nhạc cổ điển vào một không gian ấm cúng hơn, có sự giao lưu, tương tác giữa người nghệ sĩ biểu diễn và người nghe. Chúng tôi không duy trì cách biểu diễn đóng khung trên sân khấu biểu diễn trong nhà hát, chúng tôi muốn nó mang một giá trị thưởng thức khác, được đưa vào đời sống và tạo ra một thói quen. Chúng tôi muốn tạo ra một không gian thưởng thức văn hóa.

- Với một đời sống văn hóa giải trí coi âm nhạc cổ điển là thứ hàng xa xỉ phẩm, tôi rất tò mò, các anh sống thế nào?

- Ở Việt Nam nghệ sĩ cổ điển rất… đói. Mà họ đói tiếng vỗ tay. Còn cái đói về vật chất, thực sự chúng tôi có cách khác để bù lại. Nhưng khi họ làm nghề, họ đói những tràng vỗ tay, buồn lắm.

Tôi tự hỏi, một thế hệ con em của chúng ta sẽ thế nào nếu chỉ có nhạc Hàn, nhạc Mỹ. Tôi trăn trở về những nghệ sĩ tài năng của chúng ta đang để hoài phí tài nguyên. Tôi tự hỏi, nếu bây giờ không làm một cái gì đó thì sẽ là bao giờ đây. Và nếu không làm từ những việc nhỏ thì không hi vọng làm được việc lớn.

- Thực ra có một nghịch lý là, những nghệ sĩ cổ điển có thể thiếu tiếng vỗ tay, nhưng những người yêu nghệ thuật thực sự có khi lại thiếu tiền để chi trả cho mong muốn thưởng thức của mình. Theo anh thì phải làm gì để giải quyết mâu thuẫn ấy?

Tôi rất thích hai chương trình “Không gian âm nhạc” của đạo diễn Việt Tú và “Luala concert”. Nhưng khi bắt tay làm “Men nhạc” hay các chương trình khác tôi đều hướng đến việc tạo ra thói quen. Tôi nghĩ không có thói quen thì không nói nhiều hơn được gì về tương lai

Người Việt luôn cho rằng, nhạc cổ điển là thứ gì đó xa xỉ, họ thấy dân ca gần gũi, pop dễ nghe. Người Việt Nam từ thời lập quốc có thói quen ăn nước mắm và mắm tôm, nhưng khi thế giới hội nhập, họ từ bao giờ đã quen với việc đưa phomat vào bữa ăn gia đình. Vậy thì việc tự “nâng cấp” văn hóa thưởng thức cũng cần thiết như một thói quen đa dạng hóa bữa ăn gia đình vậy.

Nghe anh nói thế tôi hình dung thấy một bức tranh hơi… tiêu cực là, những người theo cổ điển ở Việt Nam rất dễ rơi vào bi kịch?!

- Thực ra dùng chữ bi kịch cũng được, nhưng tôi nghĩ, những người nghệ sĩ họ không bao giờ nghĩ đó là bi kịch cả. Họ nghĩ đó là sự chọn lựa. Nhạc sĩ Dương Thụ từng nói rất rõ với tôi về sự cô đơn và cô độc. Người cô đơn là người kém cỏi vì họ đã làm điều gì đó để những người xung quanh xa lánh. Còn người cô độc là người có thể có nhiều bạn, nhưng bản thân họ lại đặt ra một barem để họ tự phê chính mình.

Người làm nghệ thuật là người hiểu được giá trị của cái đẹp. Và khi họ hiểu được cái Đẹp, ngấm được cái Đẹp thì họ khó đồng lõa với cái đại trà.

nghe si xuan huy chung toi doi tieng vo tay
​Nghệ sĩ Xuân Huy

- Anh từng chia sẻ, anh muốn tạo ra một cái gì đó đối trọng với những gameshow truyền hình. Anh suy nghĩ thế nào khi đặt ra vấn đề này?

Đây là điều tôi đã chia sẻ lâu rồi. Khi tôi quay trở lại, xuất hiện trên một chương trình talkshow, tôi đã chia sẻ, sở dĩ một thời gian dài tôi im ắng vì tôi thấy nhiều giá trị hiện đang bị đặt cạnh nhau một cách lẫn lộn. Nhưng tôi trở lại, tôi sẽ dành thời gian dạy học trò và chơi đàn trở lại. Sau đó tôi đã tham gia một số chương trình, tôi thấy xã hội bây giờ khủng hoảng thừa nhiều quá, vì rất nhiều người đã chỉ vì cái lợi nên con thuyền bị dạt sang một hướng quá

Nhưng là một con người bình thường, chúng ta muốn vững phải đi bằng hai chân chứ không thể đi bằng một chân. Nhưng văn hóa ở ta lâu nay đã chỉ đi bằng một chân, đó là chân giải trí, chúng ta thiếu một cái chân tạo nên sự đối trọng với những thứ nhanh, giải trí thuần túy ấy

Chẳng hạn người nước ngòai đến Việt Nam họ không muốn nghe nhạc Pop. Ít nhất họ nghe ca trù, cồng chiêng hay một cái gì đó lạ lẫm. Còn nếu không, họ muốn nghe cổ điển, vì đó là giá trị chung bất biến. Nhưng con thuyền văn hóa nghệ thuật của chúng ta hiện đang quá lệch, nó bị gió thị trường thổi đi quá mạnh. Và cái chân đối trọng ấy đang bị trống, thành ra nó thiếu rất nhiều. Nó là một cốc nước mà mới chỉ có một vài giọt nước.

Nhìn thấy điều đó, dưới góc nhìn kinh doanh tôi thấy âm nhạc cổ điển là thị trường bỏ ngỏ. Còn ở góc độ trách nhiệm một nghệ sĩ, tôi bắt tay vào đào tạo thế hệ kế cận. Tôi thậm chí nghĩ rằng, nếu mình buông thì ai sẽ làm. Tôi từng nghĩ, nếu mình không làm thì ai làm. Nếu tôi hoặc chúng tôi không làm thì sẽ không có thế hệ kế tiếp. Chúng ta là những người làm cha, làm thầy phải tạo ra tương lai cho các em. Tôi sợ các em một ngày sẽ hỏi: học cái đấy để làm gì, và đó là lỗi của thế hệ đi trước.

 

nghe si xuan huy chung toi doi tieng vo tay

Cải lương đang hồi sinh?

Nghệ thuật cải lương đang dần xuất hiện trở lại ngày càng nhiều trên sân khấu của các chương trình truyền hình, những gameshow vốn dành cho khán giả trẻ. 

nghe si xuan huy chung toi doi tieng vo tay

Kenny G và đêm nhạc đầy cảm xúc

Nằm trong tour lưu diễn châu Á quảng bá cho album mới nhất - Brazilian Nights, vào tối 13/10, nghệ sĩ saxophone nổi tiếng thế giới Kenny G đã đến Hà Nội và mang đến cho khán giả thủ đô một đêm nhạc đầy cảm xúc.

nghe si xuan huy chung toi doi tieng vo tay

Y phục xứng kỳ đức

Ở đời, ai cũng muốn có “danh”, có “phận”. Nó không chỉ là nhu cầu tự thân, khát vọng có một vị trí và danh xưng xứng đáng mà còn là động lực thúc đẩy con người phấn đấu không ngừng tiến bộ. Thế nhưng gần đây, chữ “danh” đang dần một biến tướng và méo mó bởi chính những con người từng được xã hội tôn trọng, quý mến.

Thanh Huyền (thực hiện)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.