Ngày mai, nguyệt thực xuất hiện 100 phút

10:44 | 15/06/2011

627 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng sớm mai (16/6), người dân toàn bộ khu vực châu Á, Tây Phi và châu Đại Dương sẽ có cơ hội được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài tới 104 phút…

Đây được coi là sự kiện của thế kỷ 21, bởi thời gian trên cũng chính là thời lượng tối đa hiện tượng nguyệt thực toàn phần (Mặt trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt trời) có thể xảy ra trong một lần xuất hiện. Lần cuối cùng nguyệt thực toàn phần xuất hiện là 16/7/2000, và lần tiếp theo được tính toán vào ngày 27/7/2018. Tuy nhiên thời lượng cho 2 lần xuất hiện trên chỉ trên dưới một giờ đồng hồ, ngắn hơn rất nhiều so với đêm mai 16/6.

Quỹ đạo của nguyệt thực toàn phần.

“Dân” đam mê thiên văn học ở cả 3 miền Việt Nam đã lên kế hoạch tổ chức cho các Hội viên quan sát sự kiện này. Theo đó, CLB Thiên văn nghiệp dư Hà Nội và Tp.HCM lần lượt đón chào nguyệt thực toàn phần ở sân Mỹ Đình và Quận 2, trong khi CLB Thiên văn ĐHBK Đà Nẵng thông báo sẽ tổ chức quan sát ở cầu sông Hàn.

“Kiến thức mênh mông biển cả, và những gì con người hiểu biết còn quá ít,” bạn Trương Ngọc Khánh, Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết. “Bởi thế, mỗi lần những hiện tượng thú ví như nhật-nguyệt thực xuất hiện, mọi người rất háo hức. Tất cả đều tự nguyện và phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần.”

Theo tính toán, Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất – nguyệt thực một phần bắt đầu vào lúc 1h22’55” theo giờ Việt Nam. Nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào lúc 2h22’29”, đạt cực đại (trăng có màu đỏ nhất) vào lúc 3h12’35” và kết thúc vào lúc 4h02’41. Nguyệt thực một phần xảy ra vào lúc 5h02’14” và đồng thời kết thúc luôn “màn trình diễn” kéo dài gần 2 giờ đồng hồ của đêm nguyệt thực.

Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng đồng thời là vật cản các tia sáng từ Mặt Trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Nguyệt thực diễn ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối này. Khi ấy Mặt trăng không còn được Mặt trời chiếu sáng trực tiếp.Vị trí Trái Đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng giải thích vì sao ngày diễn ra nguyệt thực luôn là ngày trăng tròn, khi ấy nhìn từ Trái Đất, trăng đang vào pha tròn cực đại. Vào những ngày trăng tròn, Mặt trăng rất sáng và có màu vàng. Tuy nhiên, khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, ta thấy Mặt trăng như một đĩa tròn màu đỏ sẫm.

Hữu Tùng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc