Nga và Iran liên thủ đấu Mỹ

14:33 | 19/01/2016

4,802 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tính chất hai mặt trong chính trị của Mỹ rất khó đổi. Trường hợp mới nhất của Iran và xa hơn chút là Cuba một lần nữa chứng tỏ điều này. Để đối phó, Nga và Iran cần liên thủ vào lúc này.
tin nhap 20160119140414
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani

Bản chất là tráo trở?

Ngày 16/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama hồ hởi báo tin: “Chúng ta đã đạt được  những tiến bộ lịch sử giữa Washington với Teheran”. Đồng nhiệm Iran Hassan Rohani cũng vui vẻ đáp lễ: “Bang giao Mỹ-Iran vừa lật sang một trang mới”. Cả hai đang nói đến việc Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh cấm vận Iran sau khi Tehran chấp thuận từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Khi nụ cười trên môi còn chưa tắt, Mỹ đã chuẩn bị sẵn đòn mới để ra tay với Iran. Sáng ngày 17/1, Bộ Tài chính Mỹ thông báo 11 cá nhân và doanh nghiệp của Iran bị cấm tiếp cận với các ngân hàng Mỹ. Theo giải thích của Washington thì những đối tượng trên đã tham gia vào quá trình thử 2 vụ hạt nhân ở Iran hồi tháng 10 và 11/2015. Những vụ thử này theo Mỹ là vi phạm lệnh cấm của LHQ.

Quá sốc, Iran tố cáo Mỹ tráo trở và đạo đức giả. "Lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran là đạo đức giả", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, Hossein Jaberi Ansari, tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng Tehran sẽ tiếp tục tăng cường năng lực tên lửa của mình, bất chấp lệnh trừng phạt mới đây của Washington. Ông Ansari nói Mỹ bán vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD/năm cho các quốc gia Trung Đông. Số vũ khí đó đang được sử dụng và gây ra tội ác chiến tranh chống lại người Palestine, Liban và gần đây chủ yếu là nhằm vào dân thường Yemen. Vậy mà Iran chỉ thử tên lửa nhằm mục đích tự vệ thì lại bị cho là này nọ!

Theo giới chuyên gia, việc Mỹ vừa dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Iran nhưng lại áp lệnh cấm mới nhằm 2 mục đích. Thứ nhất là nhằm trấn an những thành phần chống đối thỏa thuận hạt nhân với Iran ở Mỹ và thứ hai là dằn mặt chính quyền Tehran rằng “mọi chuyện đâu có dễ” như thế!

Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran cách đây 35 năm ngay sau Cách mạng Hồi giáo 1979. Nhưng mặc dù giữa Washington với Teheran băng nay đã tan, Tổng thống Obama hôm 17/1 đã không nói đến khả năng bình thường hóa bang giao với một quốc gia mà chỉ cách đây vài năm còn bị Mỹ xếp vào “Trục tội ác”. Cũng không có chuyện Mỹ sẽ thay đổi các liên minh ở Trung Đông, bỏ rơi Israel và các vương quốc vùng Vịnh theo Hồi giáo Sunni để bắt tay với nước Iran Hồi giáo Shia.

Phát biểu từ Nhà Trắng hôm qua, ông Obama đã nhắc lại rằng vẫn còn nhiều “bất đồng sâu sắc” giữa Mỹ với Iran, đặc biệt là trên các hồ sơ nhân quyền, tên lửa đạn đạo và khủng bố. Cho tới nay, đối với Mỹ, Iran vẫn nằm trong danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố.

Trước Iran, sự tráo trở của Mỹ cũng được ghi nhận với Cuba. Những tưởng quan hệ Cuba-Mỹ đã bình thường quan hệ sau tuyên bố của nguyên thủ hai nước, thậm chí hai bên còn đã mở lại đại sứ quán ở mỗi bên, đùng một cái ngày 27/10/2015, tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng LHQ, Mỹ và đồng minh Israel lại tiếp tục đi ngược lại với ý nguyện của người dân ở 191 quốc gia trên thế giới khi bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Trước cuộc họp này, ai ai cũng nghĩ là Mỹ sẽ bỏ cấm vận với Cuba bởi những cải thiện trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian gần đây. Bản thân chính quyền La Habana tỏ ra kỳ vọng bao nhiêu thì lại cảm thấy thất vọng bấy nhiêu.

1001 cách né đòn của phương Tây

Như trong bài “Đòn hiểm của phương Tây nhằm vào Nga” trên Petrotimes ngày 18/1 đã đề cập, việc Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran thực chất là muốn nhắm vào Nga. Giá dầu ngày 18/1 xuống còn 28USD/thùng, trong khi cách đây một năm có lúc lên đến 110 USD. Ngân sách của Nga phụ thuộc 50% vào xuất khẩu dầu mỏ. Chỉ cần đưa tin Iran được dỡ bỏ cấm vận, lập tức thị trường hiểu là sẽ có nhiều dầu hơn từ Iran, trong khi nhu cầu không tăng, nên giá lập tức giảm. Kinh tế Nga vốn khốn đốn trong năm qua vì phương Tây bao vậy cấm vận, lại thêm giá dầu giảm, khiến tình thế càng tệ hại.

Tình thế này buộc Nga phải tìm kiếm hoặc thắt chặt quan hệ với đồng minh. Iran là đồng minh lâu đời của Nga, lại vừa bị Mỹ “chơi”, có thể sẽ tìm được lợi ích chung với Nga tại Trung Đông và ngược lại.

Thực ra mà nói Nga có thể học hỏi từ những người Iran về cách tự đứng trên đôi chân của mình bất chấp việc phương Tây cố gắng để cô lập họ từ sau Cách mạng Hồi giáo 1979.

Nhìn vào những gì Iran đã trải qua, Nga chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Iran trong lĩnh vực thay thế nhập khẩu. Bởi các chuyên gia đều nhận định rằng biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga sẽ không sớm được gỡ bỏ.

Ngoài học hỏi kinh nghiệp, Nga và Iran còn có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, năng lượng. Hiện hai bên cũng đã có nhiều dự án hợp tác liên quan đến năng lượng, xây dựng, cảng và đường sắt. Đồng thời, hai nước đã nhất trí hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí.

Việc Iran trở lại thị trường dầu mỏ chưa hẳn là tin xấu với Nga. Iran bán dầu lấy tiền mua vũ khí của Nga. Đó chẳng phải là cách hay sao. Bằng chứng là hồi cuối 2015, Nga thông báo sẽ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa S300 cho Iran từ tháng 1/2016.

tin nhap 20160119140414

Đòn hiểm của phương Tây nhằm vào Nga?

Việc phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm vận cho Iran vào ngay thời điểm này có phải nhằm mục đích “dìm chết” nước Nga bằng giá dầu?

tin nhap 20160119140414

Lính Mỹ bị Iran “sỉ nhục”?

Đài truyền hình Iran hôm qua công bố những đoạn video cho thấy một trong số 10 thủy thủ của Mỹ bị Iran bắt giữ hôm 12/1 vì xâm phạm lãnh hải, đã phải quỳ xuống xin lỗi. Truyền thông Mỹ cho rằng đây là một sự xỉ nhục vì thủy thủ của họ không có lỗi gì và Iran không thể làm như thế.

Nh.Thạch

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc