Nga, Ukraina lại “ăn miếng, trả miếng”

06:00 | 19/07/2015

1,969 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nga đã tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả cần thiết việc Ukraina trục xuất quyền Tổng lãnh sự Nga tại Odessa, ông Valery Shibeko, và có những phát ngôn phù hợp với quan chức cấp cao này.

Phát biểu với hãng tin Interfax (Nga), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Grigory Karasin cho hay, việc Ukraine quy kết ông Shibeko là “nhân vật không được hoan nghênh” chẳng khác nào động thái không thân thiện kế tiếp nhằm kích động căng thẳng trong quan hệ giữa Moskva và Kiev.

Ông Karasin cũng cho hay, Bộ Ngoại giao Nga sẽ có những biện pháp đáp trả cần thiết “như vẫn được áp dụng trong hoạt động ngoại giao”.

Trước đó, ngày hôm qua (17/7), Chính phủ Kiev đã bất ngờ ra quyết định trục xuất Tổng lãnh sự Nga tại Odessa, ông Valery Shibeko, mà không đưa ra một lời giải thích đầy đủ cho hành động phi ngoại giao này của mình.

Cơ quan an ninh quốc gia của Ukraina (SBU) chỉ đưa ra một cáo buộc rất mơ hồ là vị quan chức này đã “hành động không phù hợp với vai trò một nhà ngoại giao của mình”, đồng thời cảnh báo sẽ “tiếp tục điều tra người nước ngoài làm việc chống lại chính phủ Ukraina bằng cách sử dụng thân phận ngoại giao của mình làm vỏ bọc”.

Ít nhất 25% dân số Odessa là dân tộc Nga và ngôn ngữ của họ vẫn chiếm ưu thế sau 24 năm Ukraina tách khỏi Liên Xô (cũ). Hai tháng trước, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko cũng vừa bổ nhiệm cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashivili – được đánh giá là thân phương Tây và có xu hướng bài Nga rõ rệt làm Thống đốc của vùng Odessa.

Hiện chưa rõ ông Saakashivili có đứng đằng sau vụ trục xuất Tổng lãnh sự Nga tại Odessa hay không nhưng ở vùng đất có hàng trăm năm chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga này, đang có một tầng lớp lãnh đạo mới có tư tưởng chống Nga.

Bản thân tân Thống đốc Odessa, ông Saakashvili đã từng chạy trốn khỏi Gruzia năm 2013 và đã trở thành một nhân vật quan trọng trong các cuộc biểu tình Maidan lật đổ cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych. Mới đây, ông Saakashvili lại bổ nhiệm bà Maria Gaidar, một nhân vật chống Nga có tiếng khác làm Phó Thống đốc Odessa. Bà Maria Gaidar là con gái ông Yegor Gaidar – người từng giữ chức Thủ tướng Nga một thời gian sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990.

Nga, Ukraina lại “ăn miếng, trả miếng”
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko trao thẻ căn cước cho cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashivili trong buổi lễ bổ nhiệm Thống đốc vùng Odessa

Vụ trục xuất đại diện ngoại giao cao nhất của Nga tại Odessa nối tiếp sau vụ Moskva vừa từ chối cho 160 công dân Ukraina nhập cảnh vào Nga theo ngả Belarus cách đây vài ngày, xảy ra trong bối cảnh giao tranh liên tiếp trong những tuần gần đây giữa quân đội chính phủ Ukraina và lực lượng ly khai miền Đông, vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng, bất chấp kế hoạch ngừng bắn đã được quy định trong thỏa thuận “Minsk 2” mà các bên đã đạt được ở Belarus hồi tháng 2/2015.

Báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết , hàng trăm quan sát viên thỏa thuận ngừng bắn của tổ chức này được triển khai tới các khu vực xung đột ở Ukraina đã thường xuyên báo cáo về các cuộc nổ súng và bắn pháo. Các xe tăng và súng gắn trên đó được giao lại theo thỏa thuận Minsk đã một lần nữa mất tích khỏi các kho quân bị.

Trước tình hình này, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Nga và Ukraina, kêu gọi các bên liên quan duy trì động lực nhằm đảm bảo các biện pháp trong thỏa thuận Minsk được được hiện đầy đủ đến cuối năm nay, đồng thời cho rằng những bước đi chính trị trên phải song hành với việc tôn trọng nghiêm túc các cam kết do tất cả các bên đưa ra liên quan đến vấn đề an ninh.

Mỹ lại “dọa nạt” Nga

Mỹ lại “dọa nạt” Nga

Cuộc khủng hoảng Ukraina ngày càng tồi tệ. Mỹ đổ vấy lỗi đó cho Nga và một lần nữa lại lên tiếng “hăm dọa” Moskva.

Chính quyền Ukraina bị “trên đe dưới búa”

Chính quyền Ukraina bị “trên đe dưới búa”

Chính quyền của Tổng thống Ukraina Poroshenko đang chịu sức ép từ nhiều phía. Nga và châu Âu thúc ép ông thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk, phong trào cánh hữu từng ủng hộ chính phủ đương nhiệm yêu cầu ông từ chức, trong khi tình hình miền đông Ukraina vẫn ngày càng xấu đi.

Ukraina - một “Hy Lạp” mới đang bị bỏ rơi?

Ukraina - một “Hy Lạp” mới đang bị bỏ rơi?

Đã có nhiều người lo ngại Ukraina sẽ trở thành một Hy Lạp thứ hai. Bản thân Kiev - trong lúc bị cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đã từng lên tiếng “cảnh báo” rằng nước này sẽ mất khả năng thanh khoản, vỡ nợ vào ngày 24/7 tới để kêu gọi sự quan tâm, cũng như nỗ lực giải cứu của phương Tây. Nhưng vấn đề là Ukraina khác với Hy Lạp, tình hình khác và thái độ của phương Tây với 2 nước này cũng khác.

Linh Phương

Năng Lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc