Nga tung 'bộ 3 không quân chiến lược' đến Syria

19:00 | 27/11/2015

2,638 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhưng thực tế, khi đưa “bộ ba không quân chiến lược” tham chiến, Nga đã tính toán kỹ và đây là hành động mang lại nhiều lợi ích lớn không chỉ với lực lượng không quân chiến lược, mà còn đối với cả tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Từ ngày 17-11-2015, Quân đội Nga bắt đầu sử dụng “bộ ba không quân chiến lược” gồm Tu-22M3, Tu-95MS và Tu-160 tham chiến ở Syria. Hành động này của Nga đã gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia quân sự quốc tế.

Nhiều học giả quân sự phương Tây coi hành động sử dụng không quân chiến lược của Nga chống lại tổ chức phiến quân như "Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng" là “giết gà dùng dao mổ trâu”, sử dụng tên lửa có cánh để tiêu diệt các mục tiêu giá trị thấp của phiến quân là hoang phí…

Vũ khí chiến lược cần được thử lửa

Kể từ khi Liên Xô tan vỡ, lực lượng không quân chiến lược Nga, cũng như Không quân Nga bị đánh giá có năng lực chiến đấu yếu kém và không được “thử lửa” thường xuyên như Mỹ và đồng minh NATO.

Trong bộ ba không quân chiến lược của Nga, từ khi được biên chế, máy bay Tu-160 với tên lửa hành trình X-101 chưa từng tham chiến chính thức. Ngoài ra, Nga cũng chưa từng có cơ hội luyện tập khả năng tấn công cấp quy mô bên ngoài lãnh thổ bằng lực lượng không quân chiến lược.

vi sao nga su dung bo ba khong quan chien luoc o syria
Tu-160 "Thiên nga trắng" hiện là xương sống của không quân chiến lược Nga. Tu-160 có thể đạt tốc độ tối đa 2.220km/giờ, trần bay tối đa 15.006m và có tầm hoạt động 12.300km. Máy bay có thể mang tới 12 tên lửa hành trình Kh-55 và tên lửa tầm ngắn Kh-15 hoặc bom chứa đầu đạn thông thường hoặc hạt nhâ
vi sao nga su dung bo ba khong quan chien luoc o syria
Tên lửa hành trình không đối đất trong khoang chứa của máy bay Tu-160.
vi sao nga su dung bo ba khong quan chien luoc o syria
Đường bay "gây nhiều tranh cãi" của các máy bay Tu-160 tham chiến ở Syria.
vi sao nga su dung bo ba khong quan chien luoc o syria
"Quái vật thép" Tu-95MS với tầm bay tới 12.000km và 16 tên lửa hành trình mang theo có khả năng tấn công bất kỳ vị trí nào trên trái đất.
vi sao nga su dung bo ba khong quan chien luoc o syria
"Sát thủ IS" Tu-22M3 có chiều dài 42,4 mét; sải cánh 34,28 mét khi xòe và 23,3 mét khi cụp; trọng lượng cất cánh 124 tấn; tải trọng vũ khí mang theo 24 tấn; tốc độ tối đa 1.510km/giờ; tầm hoạt động: 4.900 km; trần bay 13.300m. Kết cấu cánh cụp, cánh xòe cho phép Tu-22M3 khả năng bay ở độ cao thấp tránh ra-đa để tiếp cận mục tiêu.

Cuộc chiến chống IS tại Syria là cơ hội bằng vàng để không quân chiến lược Nga có cơ hội luyện tập thực chiến, cũng như quảng cáo vũ khí.

Có thể thấy rõ, nhiệm vụ không kích ở Syria hoàn toàn có thể thực hiện bằng các đơn vị máy bay chiến thuật như Su-34, Su-24M hay Su-25SM, Không quân Nga đang triển khai ở căn cứ Hmeymim (Syria), nhưng Nga đã huy động máy bay chiến lược tấn công vào các vị trí IS bằng bom và tên lửa hành trình.

Đặc biệt, các đơn vị máy bay ném bom chiến lược Tu-160 không chọn đường bay ngắn nhất tới Syria qua Biển Caspien và không phận Iran, mà lại chọn đường bay phía Bắc qua Đại Tây Dương, vào Địa Trung Hải và qua không phận Syria và Iran để trở về. Các đơn vị máy bay chiến lược Nga, ngoài Tu-22M3 ném bom, thì toàn bộ các đơn vị Tu-95MS và Tu-160 đều sử dụng tên lửa hành trình tấn công IS.

Điều này cho thấy, Nga muốn đẩy hoạt động của lực lượng không quân chiến lược lên mức cao nhất để hoàn thiện công nghệ vũ khí cấp chiến lược và khả năng phối hợp giữa các đơn vị trong trạng thái chiến đấu. Chính từ những lý do trên, không thể nói Nga đã lãng phí hay “giết gà dùng dao mổ trâu” khi cho không quân chiến lược tham chiến chống lại IS tại Syria.

Thúc đẩy tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng Syria

Có thể thấy, việc đưa “bộ ba không quân chiến lược” tham chiến chống lại IS đã thể hiện rõ quyết tâm của Nga trước cộng đồng quốc tế về việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Theo quan điểm của Moscow, chủ nghĩa khủng bố ở Syria phải bị tiêu diệt, trước khi tính tới các bước hòa giải ở quốc gia Cận Đông có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng này.

Hành động khủng bố máy bay chở khách Nga A321 của IS tại Ai Cập đã là “giọt nước làm tràn ly” thúc đẩy Nga nhanh chóng tung các đơn vị không quân chiến lược vào cuộc.

Mặt khác, hành động trên của Nga đã buộc phương Tây, các quốc gia Cận Động và “nhà ủng hộ” IS phải xem xét lại sách lược của mình trong cuộc khủng hoảng ở Syria.

Quân đội nhân dân