Nga muốn xúc tiến tư nhân hóa hãng dầu mỏ Rosneft

11:10 | 30/06/2011

544 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch tư hữu hóa với mục tiêu thu về khoảng 50 tỷ USD, chuyển nhượng một phần vốn của nhà nước trong các tập đoàn từ trước đến nay vẫn được coi là mang tính chiến lược đối với kinh tế Nga. Đây là một đợt cải cách lớn hay xu thế tất yếu của toàn cầu hóa mà cường quốc Nga không thể đứng ngoài?

Mặc dù sắp tới cuộc bầu cử nhưng Tổng thống Nga D. Medvedev vẫn kiên quyết cho rằng, ông muốn nhanh chóng thúc đẩy chương trình tư nhân hóa, bán quyền cổ phần của chính phủ tại một số doanh nghiệp quốc doanh quan trọng, đặc biệt là tư nhân hóa hãng dầu khí Rosneft của Nga.

“TT Medvedev muốn nhân cơ hội này tư nhân hóa để thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nga, nhưng lần tư nhân hóa này rất khó cải cách được cấu trúc kinh tế vốn đã được hình thành trong thời gian dài, càng không thể thông qua việc điều chỉnh lần này để thu được sự cải thiện rất lớn”, một chuyên gia nhận định.

Chính phủ Nga hy vọng BP có thể thu mua một lượng lớn cổ phần

Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg lần thứ 15 diễn ra trong 3 ngày đã bế mạc vào hôm 18/6, chủ đề diễn đàn lần này rất nhiều, nhưng điều gây ấn tượng nhất vẫn là khẩu hiệu “Nhà nước không nên sở hữu quá nhiều tài sản” của TT Medvedev, ông chủ trương quyết liệt thu hẹp vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.

Thời gian trước đó, TT Medvedev đã sa thải một số Bộ trưởng có thế lực mạnh mẽ ra khỏi Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp quốc doanh, chẳng hạn như Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin đã phải từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty dầu mỏ Nga Rosneft, nhằm làm giảm sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.

“Điều này không phải là quyết định của riêng tôi, mà là tình hình hiện nay cần phải thế, bởi vì kiểu mô hình kinh tế này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển sau này của Nga, sự kiểm soát của chính phủ đối với các doanh nghiệp quốc doanh đã làm giảm tinh thần sáng tạo, hạn chế hoạt động đầu tư”. TT Medevdev phát biểu tại diễn đàn.

Mặc dù đang trong cuộc bầu cử, nhưng ông vẫn kiên quyết cho rằng, ông hy vọng nhanh chóng thúc đẩy tư nhân hóa, bán quyền cổ phần của một vài doanh nghiệp quốc doanh trọng yếu mà chính phủ đang nắm giữ, đặc biệt là công ty Rosneft.

Nga muốn BP mua lại cổ phần của Rosneft

Theo tờ “The Guardian” của Anh ngày 19/6, Nga dự định đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa Rosneft, từng bước mở rộng quy mô tư nhân hóa của mình, bán trước 85% cổ phần của Rosneft mà chính phủ đang sở hữu. Các quan chức Nga hy vọng hãng dầu khí của Anh BP có thể “nuốt” một phần cổ phần.

Kỳ thực, theo kế hoạch ban đầu, chính phủ Nga sau khi hy vọng hoàn thành thuận lợi thương vụ trao đổi cổ phần, đến năm 2013 bán 85% cổ phần Rosneft trên thị trường giao dịch cổ phiếu Moscow và London. Nhưng giao dịch không suôn sẻ, khiến chính phủ Nga buộc phải hành động trước, bước đầu xác định năm sau sẽ bắt đầu bán số cổ phần này.

Cố vấn chính sách kinh tế trưởng cho Tổng thống Nga – ông Arcadia Dvorak Yanukovych cho biết: “Nếu BP có thể mua được số cổ phần của Rosneft, và hạn mức thu mua có thể giúp quyền cổ phần của chính phủ Nga với công ty này giảm xuống dưới 50%, họ sẽ cảm thất rất vui mừng”.

Tư nhân hóa là điều cần thiết cho nước Nga

Theo đánh giá mới nhất, hiện tại chính phủ Nga sở hữu cổ phần của khoảng 5500 DN, số doanh nghiệp mà chính phủ Nga trực tiếp và gián tiếp kiểm soát chiếm khoảng 45 – 50% tổng kinh tế Nga. Tỷ lệ này cao hơn mức bình quân 30% của toàn cầu.

Trong khi đó, đánh giá về các kế hoạch cải cách kinh tế tại Nga, các nhà phân tích muốn tìm hiểu khả năng nước Nga “có trở thành một nền kinh tế tự do thực sự hay không”.

“Hiện đại hóa hay là chết”, đó là khẩu hiệu cho nước Nga lúc này. Sau 10 năm tăng trưởng một cách khá dễ dàng, nước Nga cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua.

Giờ đây, Nga ý thức được cơ sở hạ tầng công nghiệp của mình còn lạc hậu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp và nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu cơ bản.

Ông Igor Iourgens, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển của Nga, cho biết: “Nền kinh tế của chúng tôi đang mất cân đối. Nhà nước có tất cả, còn khu vực tư nhân thì chẳng có gì. Phần kinh tế quốc doanh chiếm 50% GDP, đây là điều hiếm thấy trong một nền kinh tế tự do”.

Trước “làn sóng tư nhân hóa mới” đáng kinh ngạc, có người thậm chí nghi ngờ chính sách kinh tế Nga đã thay đổi phương hướng. Thực tế, từ năm 2000 đến nay, Chính phủ Nga vẫn luôn tích cực điều tiết nền kinh tế thị trường và thực chất, tư nhân hóa sẽ không ảnh hưởng đến cơ cấu quyền sở hữu của Nga.

Trong số tài sản cố định của Nga trong năm 2009, quyền sở hữu quốc gia chiếm 40%, trong đó liên bang và chủ thể liên bang chiếm 22%, thể chế tự trị địa phương (tương đương với thành phố và đơn vị hành chính bên dưới) chiếm 18%.

Như vậy, lần tư hữu này sẽ không làm suy yếu khả năng khống chế của Nhà nước đối với các công ty lớn, cũng sẽ không ảnh hưởng đến năng lực điều khống đối với toàn bộ nền kinh tế.

Về phương diện chuyển đổi chính sách, Tổng thống Nga Medvedev còn tuyên bố một kế hoạch: trong 10 năm tới sẽ giảm phân mức nắm giữ nền kinh tế của quốc gia từ 50% như hiện nay xuống còn 30%.

Có thể nói, hiện tại đang là thời cơ tốt nhất để bán cổ phần chính phủ, việc này không liên quan đến vấn đề cân bằng ngân sách, mà còn thể hiện lòng quyết tâm tự do hóa thị trường Nga với cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Nga sắp bước chân vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Theo Vitinf/China Daily

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc