Sử dụng sừng tê có nguy cơ nhiễm độc

11:07 | 16/04/2015

2,011 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
"Nếu bạn đang có ý định sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc hoặc đơn giản chỉ là một món đồ lưu niệm để thể hiện đẳng cấp, hãy dừng lại ngay lập tức, vì rất có thể bạn đang tự đầu độc chính mình!"

Đó là lời cảnh báo từ Tiến sĩ Lorinda Hern – chuyên ngành Quản lý Chiến lược của Đại học Pretoria (Nam Phi), một trong những nhà đồng sáng lập Dự án Giải Cứu Tê Giác đến người dân Việt Nam, thông qua buổi họp báo trực tuyến diễn ra vào ngày 15/04/2015 tại TP HCM.

Tại buổi họp báo trực tuyến, người tham dự có thể chứng kiến tận mắt Tiến sĩ Lorinda cùng đội của mình đang thực hiện tẩm độc vào sừng một chú tê giác tại khu bảo tồn KwaZulu – Natal, Nam Phi. Quy trình tiêm độc được cải tiến mới nhất dựa trên áp suất cực cao và van một chiều được thiết kế riêng, giúp ngăn các chất lỏng thoát ra các lỗ khoan nhỏ, sau 10-15 phút quá trình tiêm độc hoàn tất. Thêm vào đó, van một chiều còn giúp giữ chất lỏng trong sừng dưới khoảng 30 ống lực trong suốt khoảng 10 ngày, để đảm bảo rằng chất lỏng sẽ ngấm sâu và lan tỏa rộng trong cấu trúc sừng.

Những đầu dò được gắn trực tiếp vào những chiếc sừng để chất truyền dịch chảy vào bên trong.

Đây là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm và lâu dài để bảo vệ tê giác tại Nam Phi và bất cứ đâu có nạn săn bắt trộm được Tiến sĩ Lorinda Hern và Dự án Giải Cứu Tê Giác nghiên cứu phát triển từ năm 2010. Chương trình bảo tồn toàn diện này tập trung chính vào việc làm giảm giá trị của sừng tê giác trên khía cạnh thương mại, đồng thời tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ chúng như gắn vi mạch theo dõi, lấy và lưu giữ mẫu DNA. Chất này an toàn cho động vật, tuy nhiên lại có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Trên hạng mục đăng ký sử dụng, chất ectoparasiticides không dành cho mục đích sử dụng của con người vì sự độc hại. Mặc dù không gây chết người với một lượng nhỏ, nhưng nếu tình cờ nuốt phải chất độc này, người dùng có thể bắt gặp những triệu chứng cụ thề bao gồm: buồn nôn nặng, nôn mửa, co giật tùy thuộc liều lượng sử dụng và có thể có những triệu chứng khác. Cũng giống như các sản phẩm đã đăng ký không dành cho con người sử dụng khác, nguy cơ nhiễm độc sẽ tăng tùy theo liều lượng hoặc tùy thuộc vào việc độc tố phản ứng với cơ thể từng người. Ví dụ, người sử dụng sừng tê đang trong quá trình điều trị y khoa thì sừng tê giác có chứa độc tố có thể kết hợp với nhiều chất thuốc khác tạo nên một dạng kịch độc rất nguy hiểm đến sức khỏe, có thể  bao gồm cả tử vong.

Lorinda và tổ chức Dự án Giải Cứu Tê Giác luôn có những buổi chia sẻ với người dân địa phương về cách bảo vệ tê giác của mình

Chia sẻ về dự án, Tiến sĩ Lorinda mong muốn: "Tôi tin rằng một khi công chúng biết rằng sừng tê giác không chỉ là vô giá trị, mà còn mang lại nguy cơ nhiễm bệnh cao, chắc chắn họ sẽ không còn ý định đụng đến sừng tê nữa. Người tiêu dùng không phải là kẻ thù của chúng tôi. Người tiêu dùng chỉ không biết và đang bị lợi dụng bởi những kẻ tội phạm muốn làm giàu cho bản thân từ việc bán sừng tê bất hợp pháp. Những kẻ trong đường dây tiêu thụ chỉ đưa ra điều người tiêu dùng muốn nghe để trục lợi. Vì vậy, đừng nên tin bất cứ lời nào từ những kẻ săn trộm và người bán. Họ chỉ muốn kiếm tiền, và không quan tâm bạn có bị nhiễm độc từ sừng tê hay không.

Đó là lý do tại sao có chúng tôi ở đây và cảnh báo điều này. Chúng tôi cam kết 100% để cảnh báo với công chúng rằng đừng mạo hiểm vì sức khỏe của bạn cho những thứ không đáng. Nhiệm vụ của chúng tôi là gửi thông điệp này đến những người dùng sừng tê giác. Và khi người mua nhận thức mối nguy hiểm tiềm tàng thì sẽ không còn ai mua nữa. Không còn người mua thì không còn kẻ bán, không còn bọn săn trộm, không còn một con tê giác nào bị giết hại nữa."

Sừng tê giác có chứa độc tố có thể kết hợp với nhiều chất thuốc khác tạo nên một dạng kịch độc rất nguy hiểm đến sức khỏe con người, có thể  bao gồm cả tử vong.

Nhiều người bày tỏ ý kiến lo ngại rằng, chất độc này sẽ gây hại cho loài tên giác. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện dự án cùng nhiều nghiên cứu khác nhau, Tiến sĩ Lorinda và đội của mình khẳng định việc tiêm độc vào sừng này không gây tác dụng phụ đối với sức khỏe và những hoạt động hàng ngày của tê giác. Hơn thế, vì tất cả những sản phẩm được sử dụng đều tự phân hủy sinh học và thân thiện môi trường, nên sẽ không có những ảnh hưởng đến môi trường và những sinh vật sống xung quanh.

Bên cạnh đó, một chi tiết thú vị khác là máy quét ở sân bay sẽ phát hiện ra sự hiện diện của kim loại nặng và các vật liệu huỳnh quang dưới tia UV – vốn được dùng riêng cho mục đích quân sự, và những chiếc sừng được tiêm thuốc đều có chứa cả hai yếu tố này. Sừng tê giác được tiêm thuốc cũng sẽ chứa chất đánh dấu phóng xạ và có thể được phát hiện với máy quét và đếm Geiger chuyên phát hiện bức xạ. Vì vậy, nếu có ai đó vận chuyển sừng tê trái phép qua biên giới, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng phát hiện được.

Nguyên Phương

Năng lượng Mới

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.