"Sức mạnh chân chính của quốc gia” vào đề Ngữ văn

11:28 | 10/07/2014

1,495 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 10/7, các thí sinh khối B, C, D đã hoàn thành xong các môn thi Hóa học (90 phút) và Ngữ văn (180 phút).

Ghi nhận của phóng viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều thí sinh cho hay, đề thi môn Hóa khó hơn so với đề thi khối A, đợt 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học 2014

Thí sinh Hoàng Linh Trang (quê Tuyên Quang), dự thi khoa Khoa học môi trường cho biết: “Đề hóa năm nay khó, và dài. Những câu khó thuộc về phần hữu cơ, do kĩ năng làm bài chưa bài bản nên em khó làm được những câu bài tập như vậy. Phần lý thuyết không quá khó, nhưng hơi dài, phải tập trung cao mới giải hết được đề”, Trang nói.

Theo thí sinh Nguyễn Nam Khánh, huyện Đan Phượng Hà Nội, dự thi khối B, ngành Công nghệ sinh học: "Em làm bài thi môn Hóa vừa đủ thời gian. Nội dung trong đề thi môn Hóa trải dài kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12. Đề thi có khoảng 50% câu hỏi lý thuyết, phần lớn tập trung vào phần hóa vô cơ và hữu cơ".

Đề thi Hóa học khối B năm 2014

“Câu hỏi lý thuyết cơ bản, nên nhiều thí sinh làm nhanh. Thí sinh chỉ gặp khó ở câu hỏi dạng bài tập. Trong đó điển hình ở câu 46 mã đề 683, đề bài cho hỗn hợp gồm các chất sau đó yêu cầu thí sinh tính giá trị của M. Câu hỏi này em chưa từng được ôn qua. Khi làm em không thể tìm ra được công thức của chất nên phải chọn bừa đáp án”, Khánh nói.

Với đề ngữ văn khối D, Nguyễn Thị Thanh Huyền, THPT Hoàng Văn Thụ Hà Nội, tại hội đồng thi ĐH Sư phạm cho biết: "Đề bài năm nay có 3 câu. Trong đó câu một phân tích tác phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Em thấy câu này dễ phân tích nhưng khá bất ngờ vì bài ở phần đọc thêm - không nghĩ lại vào đề. Câu nghị luận năm nay bàn về sự cống hiến hết mình, hưởng thụ vừa đủ là một phương châm sống".

Đề thi Ngữ văn khối D năm 2014

Hoàng Chu Linh (trường THPT Thái Thuận, Bắc Giang) cũng không ôn tập kĩ câu 3. Đối với câu nghị luận, em nhấn mạnh vào việc không phải ai cũng biết hưởng thụ đúng cách. Điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và cần phải cống hiến cho cả bản thân mình cùng những người xung quanh.

Trong khi đó, câu nghị luận của khối C lại bàn về điều chân chính làm nên sức mạnh của mỗi con người. Cụ thể: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình. (Đời thừa - Nam Cao, Ngữ văn 11 Nâng cao). Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia. Đề bài yêu cầu viết nghị luận trong khoảng 600 chữ.

Thí sinh Lê Kim Dung (Phú Thọ) – dự thi Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định, đề thi Văn khối C năm nay dễ hơn đề thi năm 2013, tất cả các câu hỏi đều nằm trong chương trình sách giáo khoa và rất vừa sức với thí sinh. Em vui vẻ cho biết mình làm được 80% và có thể đạt được 20 điểm khối C.

Đề thi Ngữ văn khối C năm 2014

Thí sinh Nguyễn Thị Ngân Anh (Hà Nội) cũng tự tin với bài làm của mình và hi vọng sẽ đạt điểm cao. Theo Ngân Anh, đề thi Văn năm nay không khó, kiến thức cũng hoàn toàn nằm trong chương trình sách giáo khoa, các dạng bài  nghị luận xã hội cũng được các thầy cô giáo chuẩn bị từ trước nên em không bất ngờ với đề thi.

Với câu nghị luận xã hội năm nay về vấn đề “sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia”, Ngân Anh cho biết em vận dụng những kiến thức em đã học và thông tin em nhận được từ truyền hình, báo chí về tình hình Biển Đông hiện nay, từ đó phân tích sức mạnh chân chính của một quốc gia không phải là việc đi xâm lược các nước láng giềng. 

Khánh An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.