Phố Hà Nội xưa chân thực qua ảnh

17:52 | 19/04/2015

4,859 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hơn 100 hình ảnh, tư liệu, mô hình… cùng những đoạn phim tài liệu ngắn tại triển lãm “Kẻ chợ - Phố cổ” sẽ giúp người xem hình dung được về quá trình phát triển, sự trưởng thành của khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XI đến nay.

Triển lãm "Kẻ chợ - Phố cổ" là một hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp) về bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội.

Với chủ đề "Kẻ chợ - Phố cổ", triển lãm được chia thành 5 mốc thời gian chính: giai đoạn thế kỷ 11 – 16, thế kỷ 17 – 19, năm 1884 – 1954, 1954 – 1986 và sự hồi sinh sau đổi mới của khu phố cổ từ 1986 – 2014. Trong mỗi mốc thời gian đã tái hiện quá trình hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội về kiến trúc đô thị, kinh tế, công tác trùng tu phố cổ, mô hình kiến trúc nhà ở, các sinh hoạt của người dân xưa và nay.

Triển lãm đã giới thiệu tới người dân và du khách về tiềm năng và tính đa dạng của khu phố cổ Hà Nội, từ đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử và quá trình phát triển của khu phố cổ. Đồng thời, triển lãm cũng hướng đến những người dân trong khu phố, giúp họ nhận thức hơn vẻ đẹp và giá trị của khu phố họ đang sinh sống.

Có thể nói, dù đã trải qua quá trình phát triển nhanh chóng, song khu phố cổ Hà Nội vẫn là trung tâm văn hóa - kinh tế, là một điểm du lịch hấp dẫn và là một trong những khu phố buôn bán truyền thống cuối cùng của Đông Nam Á.

Triển lãm "Kẻ chợ - Phố cổ" diễn ra tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50, phố Đào Duy Từ, Hà Nội).

Một số bức ảnh trưng bày trong triển lãm:

Phố Hàng Bạc, con phố đẹp nhất Hà Nội. Người dân xưa ở đây chuyên làm nghề đúc bạc, đổi tiền…

Phố Hàng Tre ngày trước có tên là phố Hàng Cau do các thuyền bè buôn cau đổ về đây buôn bán. Về sau, nơi đây trở thành nơi tháo dỡ các bè mảng chở gỗ và tre nứa từ miền ngược về nên gọi là Hàng Tre.

 Tranh về cảnh nhuộm lụa ở phố Cầu Gỗ thế kỷ 17

 Ở giữa lòng Hà Nội, dân Tự Tháp có nghề vẽ tranh và mở cửa hàng ở phố Hàng Trống nên về sau người ta gọi là tranh Hàng Trống.

Phố Hàng Mắm là cửa ngõ buôn mắm để các vạn chài ven sông Hồng trao đổi buôn bán. Đến nay, người buôn mắm đã chuyển hết vào chợ Hàng Bè nhưng tên phố thì vẫn giữ nguyên.

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và tàu điện hoạt động từ năm 1901 – 1990

Xe kéo

Xe máy đã thế chỗ xe đạp

 Chùa Quan Thượng nằm bên Hồ Gươm nhưng sau này bị quân Pháp phá bỏ để xây tòa nhà Bưu điện, Phủ Thống sứ và chỉ giữ lại tháp Hòa Phong. Ngày nay, đây là tuyến đường Đinh Tiên Hoàng.

Mô hình kiến trúc nhà ống đặc trưng trong khu phố cổ Hà Nội hiện nay

Nguyễn Hoan

Năng lượng Mới

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.