“65 năm - Khúc tráng ca người chiến sĩ”

15:18 | 22/07/2012

1,058 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Tối ngày 21/7, Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh- Liệt lỹ (27/7/1947-27/7/2012), Tạp chí Cộng sản phối hợp với Báo Quân đội nhân dân, Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân), VTC và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Công ty cổ phần Công nghiệp mỏ xây dựng Đông Bắc tổ chức Chương trình Giao lưu nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “65 năm - Khúc tráng ca người chiến sĩ”.

Chương trình là lời tri ân để chúng ta cùng tưởng nhớ và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh hùng, liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với nước.

Tiết mục “Giai điệu Tổ quốc” do Nhà hát ca múa nhạc Quân đội thể hiện.

Đến dự Chương trình giao lưu có đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước; đồng chí Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;  Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; đồng chí Trương Minh Tuấn, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Cộng sản phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng ban tổ chức Chương trình nhấn mạnh:" Nhân dân ta, Tổ quốc ta đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ. “Ơn trả, nghĩa đền”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống tốt đẹp và ngày càng tỏa sáng. Chương trình là tiếng nói tri ân những người con đã hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc và cổ vũ phong trào đền ơn đáp nghĩa. Đó là khúc ca trong bản hùng ca bất hủ, ngợi ca Tổ quốc, ngợi ca Đảng, ngợi ca những người con anh hùng".

Tham gia Chương trình giao lưu nghệ thuật “65 năm - Khúc tráng ca người chiến sĩ” là các nhân vật  đại diện cho một thế hệ anh hùng đã viết nên bản anh hùng ca chiến thắng của dân tộc. Những con người vốn một thời “thách thức” bom đạn, không hề run sợ trước họng súng kẻ thù, trong cuộc sống hôm nay lại chân chất, mộc mạc, rất đỗi bình dị.

Bác Phạm Văn Hợp, thương binh hạng 2/4, quê ở xã Huyền Sơn, Lục Nam, Bắc Giang.

Trong bộ quân phục bạc màu, lấp lánh huân chương, bác Phạm Văn Hợp, nguyên là Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Đặc công 200C, Quân khu 6, thương binh hạng 2/4, quê ở xã Huyền Sơn, Lục Nam, Bắc Giang nghẹn ngào cho biết: "Được trở về, sống trong hòa bình là hạnh phúc lắm rồi, đồng chí ạ! Còn nhiều đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, để lại khoảng trống đau thương vô bờ cho người thân của họ".

Cựu chiến binh Phạm Văn Hợp; chị Trần Thị Tuyến vợ liệt sĩ Nguyễn Văn An và ông Phùng Xuân Nhạ, cựu chiến binh đặc công tham gia giao lưu.

Câu chuyện rạch bụng của thương binh Phùng Xuân Nghị (xã Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội): ông hồi nhớ lại những kỉ niệm khi đang ở nhà tù Phú Quốc. Với lòng dũng cảm của chiến sĩ, ông tự rạch bụng để đấu tranh đòi thực hiện yêu sách của anh em tù binh. Hành động trên buộc địch phải đáp ứng các yêu sách như: đòi bọn cai ngục phải cho thay quần áo, cấp thuốc chữa bệnh, nước uống cho các chiến sĩ cách mạng của chúng ta bị địch giam cầm nơi đây…

Đó là những câu chuyện về sự vững vàng của những thương binh, cựu chiến binh. Đó là những người lính, những thương bệnh binh năm xưa gan dạ, anh dũng, vào sinh ra tử, kiên cường, bất khuất là thế, trở về với đời thường, bằng ý chí, nghị lực, họ đã tự lực cánh sinh, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện lời dạy của Bác hồ kính yêu “Thương binh tàn nhưng không phế”. Tiêu biểu như: Ông Đào Xuân Tình, thương binh 1/4 Trung tâm điều dưỡng thương binh 4 Nghệ An; Thương binh Lê Thanh Hải (TP Hải Phòng) làm giàu trên trận tuyến mới. 

Ông Đào Xuân Tình, thương binh 1/4 Trung tâm điều dưỡng thương binh 4 Nghệ An; Thương binh Lê Thanh Hải (TP Hải Phòng) tại buổi giao lưu.

Ngoài chiến trường, họ là những dũng sĩ chiến đấu kiên trung, táo bạo thế nhưng khi bị thương trở về điều trị tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, ý chí và nghị lực vươn lên của người lính thêm lần nữa tỏa sáng. Câu chuyện thương binh hạng 1/4 Đào Xuân Tình làm mọi người vô cùng cảm phục.

Rời chiến trường, ông Tình bị mù 2 mắt, cụt 1 tay với nhiều vết thương trên khắp cơ thể và điều dưỡng ở Trung tâm điều dưỡng thương binh 4 Nghệ An. Do hai mắt mù nên mọi thứ xung quanh ông chỉ là một màu đen. Tại Trung tâm, ông đã gặp bà Cao Thị Hải, thanh niên xung phong cũng bị mù hai mắt. Cùng cảnh ngộ nên qua mỗi câu chuyện họ cảm mến nhau và tình yêu đến lúc nào không biết. Ban đầu khi mới biết chuyện, mọi người xung quanh không tác hợp bởi hai người mù lấy nhau thì cuộc sống vô cùng khó khăn. Thế nhưng bằng tình yêu đích thực, họ đã đến với nhau. Cuộc sống vốn đã khó khăn trong sinh hoạt nay càng thêm vất vả. Bằng nghị lực, trải qua bao khó khăn, những người con của ông đã không phụ lòng cha, mẹ giờ đây đều trưởng thành và rất thành công trong công việc xã hội.

Thượng tá Lê Văn Chung, Đội trưởng đội quy tập mộ liệt sĩ Quân Khu 7; Thiếu tướng Lê Thanh Sơn, Anh hùng LLVT nhân dân tham gia giao lưu chương trình.

Chiến tranh qua đi, những đau thương, tổn thất mà đế quốc để lại trên mỗi tấc đất, con người Việt Nam rất lớn. Làm gì để bù đắp, sẻ chia với những đau thương, mất mát của những người có công với cách mạng luôn là nỗi niềm đau đáu của mỗi người dân Việt Nam. Mỗi tổ chức, cá nhân có cách làm riêng nhưng tất cả đều toát lên tấm lòng tri ân. Thiếu tướng Lê Thanh Sơn, Anh hùng LLVT nhân dân, Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Tiểu đoàn Tây Đô (Cần Thơ) là ví dụ điển hình. 74 tuổi, ông cùng anh em trong ban liên lạc đi vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp, hỗ trợ xây 400 căn nhà tặng các đồng đội mình đang khó khăn về nhà ở. Hình ảnh vị tướng già cặm cụi, miệt mài với công việc “vác tù và hàng tổng” đã mang niềm vui tới đồng đội và gia đình họ, trở thành hình ảnh đẹp trong ký ức mỗi người dân miền Tây Nam Bộ.

Hay như cựu chiến binh, thương binh hạng 2/4 Lê Thanh Hải ở An Hòa, An Dương, Hải Phòng. Trở về đời thường, ông đã tập hợp 18 thương binh, bệnh binh thành lập công ty. Với sự chèo chống của anh và cố gắng của đồng đội, công ty đã nhanh chóng trở thành doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Mỗi năm, Công ty Cổ phần Thương mại xây dựng Quyết Thắng do ông Hải làm giám đốc, trích hàng trăm triệu đồng phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ giúp các gia đình thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn. Hay Thượng tá Lê Văn Chung, Đội trưởng đội quy tập mộ liệt sĩ Quân Khu 7, hàng ngày miệt mài với công việc tìm kiếm mộ liệt sĩ.

Đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước và đồng chí Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản tặng quà đối tượng chính sách các tỉnh Nghệ An, Thái Bình và thành phố Hà Nội.

Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng 20 suất quà của Bộ Quốc phòng cho đối tượng chính sách.

Với sự tài trợ và đồng hành của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, điển hình là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban tổ chức Chương trình đã huy động được 160 sổ tiết kiệm (trị giá mỗi sổ là 5 triệu đồng); 25 nhà tình nghĩa (mỗi nhà trị giá 50 triệu đồng)… Ban tổ chức đã trao 20 ngôi nhà tình nghĩa và 80 sổ tiết kiệm cho 100 gia đình liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh…

Tại đêm giao lưu, Ban tổ chức chương trình đã trao 250 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa và 20 sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 5 triệu đồng) tặng cho đối tượng chính sách ở tỉnh Thái Bình; tặng thành phố Hà Nội và Nghệ An, mỗi địa phương 25 sổ tiết kiệm. Bộ Quốc phòng trao 20 suất quà bằng tiền mặt, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng tặng đối tượng chính sách.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “65 năm - Khúc tráng ca người chiến sĩ” khép lại với những cảm xúc sâu lắng đặc biệt để lại trong lòng công chúng.

Nguyễn Hoan

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.