Tội phạm môi trường khu vực Đông Á, Thái Bình Dương (Phần 1)

11:00 | 21/10/2014

768 lượt xem
|
(PetroTimes) - (PetroTimes) -  Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương đang là vấn nạn mà các cơ quan chức năng đang tập trung giải quyết. Vì những nguồn lợi trước mắt bọn tội phạm đang dần hủy diệt các loại động vật hoang dã, nhiều loài có nguy cơ tiệt chủng.

Buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã đã trở thành một vấn nạn nhức nhối cho các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Việc khai thác, buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ lên đến hàng trăm tỷ USD mỗi năm cho bọn tội phạm. Song hành với việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, một số giống loài không còn khả năng phục hồi và sinh tồn; sự biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả khó lường cho môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người. Sự tăng trưởng dân số và nhu cầu ngày càng phát triển trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã dẫn đến đòi hỏi về thực phẩm, các sản phẩm kỳ lạ và quí hiếm có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã, thú nuôi, thú chơi, những động vật quý hiếm kỳ lạ… ngày càng gia tăng.

toi pham moi truong khu vuc dong a thai binh duong phan 1

Hổ là động vật cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Mặt khác, các sản phẩm từ động, thực vật được khai thác buôn bán trái phép để phục vụ nhu cầu của y học cổ truyền bởi tính chất dược liệu của các loại cây và động vật hoặc bộ phận của động vật quý hiếm, tiêu biểu như hoa lan, các bộ phận từ hổ, tê giác, voi, gấu…. Ở Châu Á, y học cổ truyền gắn chặt với giá trị văn hóa truyền thống và đời sống dân cư, ước tính có đến 80% dân số ở mỗi quốc gia châu Á phụ thuộc vào y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhu cầu của thị trường liên quan đến họ nhà mèo đặc biệt là hổ, báo trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ngày càng cao và cũng là mặt hàng đem lại lợi nhuận cao nhất cho tội phạm buôn bán động vật hoang dã (ước tính trị giá trên 10 tỷ USD mỗi năm).

toi pham moi truong khu vuc dong a thai binh duong phan 1

Tê giác Châu Phi

Đối với những động vật quý hiếm như hổ, báo thì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất, Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất, Indonesia, Nepal, Thái Lan và Việt Nam nổi lên như thị trường tiêu thụ tiềm năng và là địa bàn trung chuyển ngày càng lớn trong những thập kỷ qua. Trên toàn cầu, từ năm 2000 – 2010, các lực lượng thực thi pháp luật đã bắt giữ gần 500 vụ có liên quan đến hổ trong đó chủ yếu là tại các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Với mục đích phục vụ nhu cầu về thịt thú rừng, quí hiếm và y học cổ truyền, bọn tội phạm buôn 1,8 tấn ngà voi châu Phi bị bắt giữ trên đường đến Đông Nam Á. Buôn bán bất hợp pháp tê tê đang diễn ra phổ biến ở Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam. Ước tính nhu cầu của riêng thị trường Trung Quốc hàng năm tiêu thụ khoảng 150.000 con tê tê với giá trị lên đến 176 triệu USD.

Trong năm 2011 Thái Lan đã thu giữ hơn 2000 cá thể loài thằn lằn trên đường từ Malaysia đến Trung Quốc, trong đó có một số lượng lớn tê tê với giá trị khoảng 60.000 USD. Buôn bán bất hợp pháp tê tê tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang được đánh giá là mối nguy hại chính đối với các loài do Công ước CITES bảo vệ. Mật gấu được sử dụng cho hầu hết các mục đích y học cổ truyền ở Đông Á và Thái Bình Dương và cộng đồng người Đông Á trên toàn thế giới.

toi pham moi truong khu vuc dong a thai binh duong phan 1

Ngà voi Châu Phi bị bắt giữ trên đường vận chuyển

Buôn bán bất hợp pháp mật gấu, gấu sống diễn ra phổ biến trên hầu hết các khu vực. Mật gấu được tìm thấy phổ biến trên thị trường các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Giá bán dao động giữa thị trường các quốc gia từ 500 đến 2000 USD/túi mật tại các quốc gia. Dựa trên thông tin từ các vụ bắt giữ và báo cáo của các quốc gia, Cơ quan liên hiệp quốc chỉ ra phần lớn các sản phẩm bị thu giữ có nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Ngà voi, sừng tê giác được buôn bán bất hợp pháp ngày càng phổ biến với quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi, có nguồn gốc chủ yếu từ châu Phi.

toi pham moi truong khu vuc dong a thai binh duong phan 1

Gấu hoang dã đã từng bị tội phạm bắt trộm

Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Á trong những năm năm gần đây các lực lượng chức năng đã bắt giữ hàng trăm vụ với số lượng gần 20 tấn ngà voi. Riêng Trung Quốc là 487 vụ với tổng số 25 tấn ngà voi. Các sản phẩm từ tê giác Nam Phi đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh béo bở của các băng nhóm tội phạm, đặc biệt là tội phạm có nguồn gốc châu Á. Đây cũng là nơi bắt giữ nhiều vụ vận chuyển sừng tê giác có nguồn gốc Nam Phi nhất trong vài năm trở lại đây.

Tính đến tháng 9/2013, các lực lượng thực thi pháp luật đã bắt giữ số lượng sừng tê giác lớn ước tính khoảng trên 700 con. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì chỉ hơn hai thập kỷ tới loài tê giác sẽ bị tuyệt chủng. Thông qua các vụ bắt giữ cho thấy sự tham gia ngày càng nhiều của các băng nhóm tội phạm châu Phi có tổ chức xuyên quốc gia, với những thủ đoạn tinh vi như sử dụng nhựa tái chế và trộn lẫn vào trong các vật liệu nhựa, phế liệu giả mạo là ngà voi, sừng tê giác.

(Còn tiếp)

Hòa Thu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc