Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần cuối)

14:00 | 24/01/2019

1,734 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cướp biển Somali là một ví dụ điển hình của vấn đề tội phạm phát sinh từ hoàn cảnh chứ không hẳn là do sự phát triển của một băng nhóm tội phạm đặc biệt nào đó. Somali là một nước nghèo, người dân nơi đây có rất ít các khoản thu nhập thay thế, nạn đói ngày càng trở nên trầm trọng và khả năng hoạt động cướp biển bị đem ra pháp luật trừng phạt tại nước này là rất nhỏ, đó là lý do tội phạm cướp biển phát triển.
cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan cuoi Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần 3)
cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan cuoi Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần 2)
cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan cuoi Cướp biển Somali hoạt động như thế nào? (Phần 1)

Sau khi được thả vì không có chứng cứ, những tên cướp biển trở về và tiếp tục trang bị những thứ đã vứt xuống biển trong chuyến đi "không thành" đó. Chỉ vài ngày sau chúng lại tìm những “con mồi” có giá trị để cướp. Số tiền chuộc thường lên tới hàng triệu USD giúp chúng có thể tiếp tục “sự nghiệp”. Với số tiền lớn này, những tên cướp biển không có ý định bỏ nghề và vùng biển ngoài khơi Somali tiếp tục là miền đất dữ đối với các tàu qua lại. Thậm chí lực lượng chống hải tặc quốc tế có thể nhìn thấy các tàu bị cướp biển Somali bắt giữ đang neo đậu ngoài khơi bờ biển quốc gia Đông Phi này. Với số súng ống và thiết bị quân sự vượt trội, lực lượng đa quốc gia hoàn toàn có thể tiêu diệt những tên cướp biển. Nhưng họ biết rằng nếu làm thế sẽ mang đến rủi ro cho các con tin đang nằm trong tay chúng.

cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan cuoi

Cướp biển Somali trên chiến lợi phẩm

Sự kiện đặc nhiệm Hàn Quốc đột kích tàu Samho Jewelry từ một khu trục hạm, tiêu diệt toàn bộ 8 tên cướp biển và giải thoát tất cả các con tin là trường hợp hiếm hoi sử dụng vũ lực thành công. Vụ giải cứu con tàu chở hoá chất này diễn ra ở địa điểm cách bờ biển Somalia khoảng 1.300 km về phía đông bắc. Do vậy, lực lượng bảo vệ đa quốc gia với các tàu chiến hiện đại trong vùng biển Somali chủ yếu mang tính răn đe hải tặc. Trong khi những tên cướp biển không hề có dấu hiệu từ bỏ hoạt động đang mang lại nhiều tiền cho chúng. Kết quả là không ít tàu buôn bắt đầu phải chọn giải pháp tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng những tàu có vũ trang đi theo.

cuop bien somali hoat dong nhu the nao phan cuoi

Lực lượng đa quốc gia bắt những tên cướp biển Somali

Biện pháp đấu tranh với cướp biển Somali trong thời gian tới

Cướp biển Somali là một ví dụ điển hình của vấn đề tội phạm phát sinh từ hoàn cảnh chứ không hẳn là do sự phát triển của một băng nhóm đặc biệt nào đó. Somali là một nước nghèo, người dân nơi đây có rất ít các khoản thu nhập thay thế, nạn đói ngày càng trở nên trầm trọng và khả năng hoạt động cướp biển bị đem ra pháp luật trừng phạt tại nước này là rất nhỏ, đây là những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng vấn nạn cướp biển ở đây. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần phải có một sự thay đổi toàn diện về hoàn cảnh xã hội. Từ lâu, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để chống lại nạn đói, thúc đẩy sự phát triển và đem lại hòa bình cho Somali, đây chính là giải pháp cốt lõi của vấn đề.

Một biện pháp khác là tăng cường năng lực cho các phương tiện đường thủy qua lại trên tuyến đường này. Các chuyến tàu qua tuyến đường này cần được trang bị một số lượng lớn thiết bị an ninh (chủ yếu là thiết bị không gây chết người như: súng đại bác dưới nước, đèn chiếu sáng cường độ cao và súng phóng thanh) để có khả năng phòng vệ một cách hiệu quả. Đảm bảo an ninh thông tin tốt hơn cho những con tàu di chuyển qua vùng nguy hiểm có thể sẽ làm giảm đáng kể số vụ cướp biển. Tuy nhiên, giải pháp hiệu quả nhất chính là đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh chống cướp biển của người Somali ngay tại Somali.

Phó Thủ tướng Somali nói:“Bạn không thể giải quyết vấn đề cướp biển mà chỉ dựa trên những con tàu hải quân trên biển… cách tốt nhất để giải quyết vấn nạn này là khắc phục những nguyên nhân gây ra nó ở trên đất liền”. Rõ ràng cướp biển ngày nay chỉ có thể hoạt động được nhờ vào sự trợ giúp đắc lực từ trong đất liền vì chúng phải ở ngoài khơi vài tháng để thỏa thuận tiền chuộc và cần được tiếp tế trong suốt giai đoạn này. Cướp biển cũng sẽ không thể hoạt động được nếu không có sự bảo hộ của các quan chức địa phương. Các băng nhóm cướp biển vẫn đang phải “đóng thuế” cho “ngành cướp biển” của mình - trong đó có các quan chức địa phương, già làng, trưởng tộc và lực lượng quân đội - do đó khó có thể chấm dứt được vấn nạn này.

Ngoài việc cải thiện năng lực quản lý và pháp luật của nước sở tại, những biện pháp đặc biệt nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật có thể sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong đấu tranh chống cướp biển. Bên cạnh đó, cũng cần ngăn chặn việc rửa tiền bẩn do cướp biển mà có từ việc mua sắm hàng hóa (vũ khí, tàu, các trang thiết bị trên tàu và phương tiện đi lại) đến các hành vi hối lộ quan chức địa phương.

Hòa Thu