Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

09:33 | 16/11/2014

2,449 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đầu tư vào công nghiệp quốc phòng chính là cách mà quốc gia đông dân nhất thế giới áp dụng để cân bằng quyền lực tại châu Á và thậm chí trong tương lai có thể làm trục nghiêng về phía mình.

Trung Quốc hiện nay là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Tính từ năm 1955 đến nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng 500%.

Việc tăng cường sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc không nằm ngoài ý đồ đối trọng với  Mỹ tại châu Á và đối phó với các quốc gia như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

Các thế hệ máy bay chiến đấu liên tục ra đời, công nghệ phát triển tên lửa, tàu ngầm cũng không ngừng được cải tiến.

PetroTimes xin điểm ra những “gương mặt” nổi bật trong kho tàng quân sự Trung Quốc hiện nay:

1. “Con rồng Trung Hoa” J-20

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Chiến đấu cơ hạng nặng J-20 do Tập đoàn Hàng không Thành Đô, Trung Quốc chế tạo

Ra mắt vào cuối tháng 2/2014, J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình 2 động cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, được cho là sản xuất ra nhằm đối phó với F-35 (máy bay tiêm kích tấn công kết hợp) của Mỹ và T-50 của Nga. J-20 đã được phát triển nhanh chóng từ nguyên mẫu tài liệu đầu tiên vào năm 201. Mỗi mẫu tiếp theo có một số cải tiến thiết kế giúp máy bay tránh bị radar đối phương phát hiện. Những thay đổi này bao gồm kích thước cánh của máy bay và điều chỉnh các cửa hút không khí để tối đa hóa khả năng tàng hình. 

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

J-20 (trên) và F-35 (dưới)

Nhiều ý kiến cho rằng J-20 là sự kết hợp giữa F-35 và F-22 (phi cơ tàng hình Raptor F-22 của Mỹ) mà dễ dàng nhận ra nhất đó là phần khung. Mỹ đã từng tố cáo Trung Quốc ăn cắp công nghệ phát triển F-35 bằng hoạt động gián điệp mạng.

Chuyên gia hàng không Carlo Kopp cho biết: “Bằng cách khéo léo khai thác các quy tắc thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại do Mỹ phát triển, các kỹ sư của Trung Quốc tại Thành Đô có thể đã nhanh chóng có được một thiết kế cơ bản trong khi giảm thiểu những rủi ro và chi phí, đồng thời tăng đáng kể khả năng tàng hình”.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài phía trước để phát triển các kỹ thuật chế tạo máy bay. J-20 đươc đánh giá khá cao về kỹ thuật cùng khả năng hoạt động trong phạm vi 1.600km nhưng động cơ vẫn phải mua từ Nga.

2.  “Chim cắt” J-31

J-31 là phi cơ chiến đấu hạng trung hai động cơ thế hệ thứ 5, đang được phát triển bởi Tập đoàn Hàng không Thẩm dương. Đây vẫn tiếp tục bị cho là một sản phẩm nhái từ máy bay F-35 của Mỹ. So với F-35, J-31 có một chút thay đối như khoang vũ khí nhỏ hơn giúp tăng dung tích bình chứa nhiên liệu và tốc độ bay. 

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

J-31 (ảnh dưới) có kích thước ngang bằng F-35 và phần khung 2 máy bay khá giống nhau

Có thể dự đoán J-31 sẽ trở thành máy bay chiến đấu trên tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc. Với kích thước nhỏ gọn của nó, các chuyên gia cho rằng, J-31 sẽ thúc đẩy sự phát triển của các loại tàu sân bay cỡ vừa ở Trung Quốc, và qua đó nâng cao khả năng chiến đấu tổng thể của Hải quân nước này. Đặc biệt, khi gia nhập biên chế, J-31 sẽ kết hợp với J-15 - hiện là máy bay chiến đấu chính trên tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc để trở thành “bộ đôi tử thần”.

Tuy J-31 bị nhận xét là sẽ yếu thế hơn trong khi đối kháng, ví dụ như với F-35C của Mỹ, do đã tiết giảm rất nhiều trong thiết kế để đảm bảo sự nhỏ gọn của máy bay, song các hệ radar mảng pha tiên tiến và tính năng tàng hình của “Chim cắt” sẽ giúp nó có thể bất ngờ ra đòn hạ gục đối thủ, trước khi J-15 cất cánh kết liễu.

J-31 dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 11 tại triển lãm Chu Hải, Trung Quốc.

3. “Cá mập bay” J-15

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Chiến đấu cơ J-15

J-15 là cái tên tiếp theo nằm trong danh sách các chiến đấu cơ trên hạm đáng gờm của Trung Quốc. Đây là sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương và Viện 601, trang bị cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc.

Máy bay tiêm kích J-15 được ra mắt vào năm 2009 và đã thử nghiệm thành công vào năm 2013. Hiện nay, J-15 là máy bay chiến đấu chính trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Nếu cất cánh trong đất liền, “Cá mập bay” có thể tác chiến trong bán kính 1.200km. Tuy nhiên, do hệ thống bệ phóng máy bay của tàu Liêu Ninh không đáp ứng được yêu cầu cất cánh của J-15 nên đã làm giảm phạm vi hoạt động của phi cơ này trên biển.

J-15 bị cho là sao chép từ máy bay chiến đấu Sukhoi Su-33 của Nga còn hệ thống radar, động cơ và vũ khí do Trung Quốc sản xuất.

4. “Chim lửa” J-10

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Máy bay chiến đấu J-10

J-10 là máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ được chế tạo bởi Tập đoàn Hàng không Thành Đô, cung cấp cho Không quân Trung Quốc vào năm 2005. Đây vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ trong mọi điều kiện thời tiết, đêm và ngày.

J-10 có 11 giá đỡ giúp mang được nhiều loại vũ khí được như tên lửa không đối không, tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar, tên lửa chống tàu, bom dẫn đường bằng laser...Tổng tải trọng vũ khí của J-10 là 4,5 tấn.

Trung Quốc mới đây đã công bố phiên bản nâng cấp của J-10 là J-10B. Trong biến thể này, nhà sản xuất đã loại bỏ cửa hút khí kiểu cũ để thay thế bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm. Kiểu thiết kế này giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt với tốc độ cao, song lại khiến J-10B kém ổn định và yêu cầu cần phải có phần mềm điều khiển bay phức tạp. Những cải tiến này vô hình trung biến J-10B trở thành một máy bay nhào lộn chứ không phải một chiến cơ thực thụ.

5. Máy bay ném bom Tây An H-6

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Tây An H-6 là chiến cơ được sản xuất theo giấy phép sản xuất của loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, được chế tạo cho Không quân Trung Quốc.

Việc sản xuất mới được bắt đầu vào thập niên 1990, với phiên bản "H-6G", đây là một phiên bản chỉ huy trên không cho tên lửa hành trình phóng từ mặt đất; hiện này là phiên bản "H-6M" tuy không mang được bom nhưng lại mang được tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân, và được trang bị hệ thống quét địa hình. Phiên bản mới hơn H-6K với động cơ mới có thể mang 6 tên lửa chống tàu và tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Nó cũng có thể mang cả đầu đạn hạt nhân.

H-6 có thể thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi lên tới 5.000km. Điều này giúp gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trong chiến lược đánh bom. Một số chuyên gia cho rằng H-6 có thể bay sang tận Hawaii, Mỹ.

6. Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Lễ ra mắt tàu ngầm hạt nhân tại cảng Ngong Shuen Chau, Hongkong

Bên cạnh tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc cũng đã và đang phát triển thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới được trang bị cả tên lửa đạn đạo.

Thế hệ tàu ngầm mới này tạo cho Trung Quốc khả năng thực hiện các vụ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân vào các cơ sở hạt nhân trên đất liền của kẻ thù. Theo Wall Street Journal, thế hệ mới này có thể tấn công sang Hawaii và Alaska từ bờ biển Trung Quốc, trong khi các tên lửa hạt nhân của tàu ngầm có thể nhắm mục tiêu tại Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.

Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ ước tính hiện nay Trung Quốc có 3 thế hệ tàu ngầm như thế này, và Bắc Kinh có thể sẽ chế tạo thêm nếu tàu ngầm này đưa vào hoạt động thành công.

7. Tàu sân bay

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nguyên tàu này do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại từ Ukraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác.

Tàu có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/giờ. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 hệ thống tên lửa CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng.

 

Mặc dù cho đến nay, tàu Liêu Ninh vẫn chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện, nhưng có thể cảm nhận rằng Trung Quốc đang sử dụng chi phí thấp để xây dựng, huấn luyện quân đội trước khi đặt mua và phát triển các loại tàu đắt tiền, hiện đại hơn.

Có báo cáo cho rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng số lượng tàu sân bay lên 3, trong chiến lược lớn tăng cường sức mạnh hải quân.

8. Tên lửa siêu thanh WU-14

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Tên lửa siêu thanh WU-14 (trái) và Máy bay không người lái X-43 của NASA

Tên lửa siêu thanh được phóng bằng rocket giống như tên lửa đạn đạo. Nhưng khi vào trong bầu khí quyển, nó lại đạt được tốc độ di chuyển nhanh hơn nhiều lần tốc độ âm thanh, có thể nhắm mục tiêu với độ chính xác cao và tránh được lá chắn phòng thủ tên lửa truyền thống hiện nay.

Theo chuyên gia quốc phòng Mỹ Bill Gertz, bản vẽ tên lửa siêu thanh mới của quân đội Trung Quốc giống hệt máy bay siêu thanh không người lái X-43 mà NASA đang thử nghiệm. Dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, Gertz cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa siêu thanh mới trong chiến lược chống tiếp cận và ngăn chặn các tàu sân bay của Mỹ. Do các nước chưa có khả năng chặn được đòn tấn công của tên lửa siêu thanh nên loại vũ khí này sẽ trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu sân bay, các căn cứ quân sự của Mỹ và các nước đồng minh trong vành đai phong tỏa Trung Quốc.

9. Tên lửa chống vệ tinh

Hình ảnh tên lửa chống vệ tinh được phóng đi

Tên lửa chống vệ tinh là loại vũ khí không gian được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh cho các mục đích quân sự chiến lược. Hiện tại chỉ có Hoa Kỳ, Liên Xô cũ và Trung Quốc được coi là đã phát triển loại vũ khí này.

Tên lửa chống vệ tinh được đánh giá có thể đem lại cho Trung Quốc lợi thế bất cân xứng so với Mỹ bởi các tên lửa này có thể phá hủy vệ tinh GPS. Tuy nhiên, đây là điều mà quân đội nhiều nước không nghĩ tới sẽ phát triển bởi phá hủy vệ tinh sẽ đe dọa đến an ninh và sự ổn định lâu dài của khoảng không gian liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Vào tháng 1/2007, Trung Quốc đã thử nghiệm hệ thống tên lửa chống vệ tinh và phá hủy một vệ tinh cũ trên quỹ đạo. Vụ thử đã tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ nguy hiểm trong không gian. Kể từ đó, quốc gia này tuy vẫn thực hiện các cuộc thử nghiệm nhưng được cho là “không gây phá hủy”.

10. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động

Cuối tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử một biến thế mới của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động Đông Phong 31 (DF-31). Vụ thử được xem nhằm phô trương năng lực răn đe hạt nhân của Bắc Kinh.

Trung Quốc thay đổi cán cân quyền lực tại châu Á như thế nào?

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A

Trước đó, Trung Quốc đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5A và DF-41 nhưng đều là tên lửa cố định. Vì vậy, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động DF-31A, DF-31B là tiến bộ mới trong cộng nghệ sản xuất vũ khí Trung Quốc. DF-31A được nâng cấp về tầm bắn, trong khoảng 11.200 đến 12.000 km, vì vậy nó có thể tấn công cả Mỹ. Nó cũng được thiết kế để có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa DF-31B được thiết kế để di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề, hoặc các điều kiện di chuyển khó khăn khác. DF-31B là sự bổ sung mới nhất vào lực lượng tên lửa ngày càng phát triển nhanh của Trung Quốc, vốn bao gồm các tên lửa được phóng từ hầm ngầm cố định, và 5 loại tên lửa di động. 

Tên lửa di động được xem như một mối đe dọa chiến lược lớn, bởi việc truy tìm vị trí và phá hủy chúng trong một cuộc xung đột là rất khó khăn. Tên lửa có thể được cất giấu trong các gara hoặc hang động để tránh bị vệ tinh và các cảm biến khác phát hiện.

11. Tấn công mạng

Một trong những tài sản quân sự quý giá nhất của Trung Quốc đó là đội quân tin tặc.

Các hacker Trung Quốc đã lấy cắp nhiều thông tin từ quân đội Mỹ liên quan đến chế tạo các phương tiện, vũ khí như thông tinh về máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, trực thăng Sikorsky UH-60(Black Hawk). Vào tháng 7/2014, ba nhà thầu quốc phòng Israel chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Mái vòm sắt” đã bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp số lượng lớn tài liệu nhạy cảm về công nghệ liên quan. Vụ tấn công này diễn ra từ ngày 10/10/2011 và 13/8/2012.

Ngoài ra, những cuộc tấn công này không những chỉ tập trung vào công nghệ quân sự mà còn lấy cắp thông tin các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ. Ngày 15/10 vừa qua, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cáo buộc nhiều tin tặc được hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc đã tung ra cuộc tấn công mạng mới vào các công ty Mỹ.

Hà My (tổng hợp)