Bất động sản - Gánh nặng tăng trưởng Trung Quốc

14:49 | 22/10/2014

951 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thị trường bất động sản (BĐS) chững lại là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình hình kinh tế như hiện nay. Sức mua BĐS đã giảm 10,8% trong vòng 9 tháng đầu năm 2014.

7,3% là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc khi bước sang quý IV năm 2014. Đây là mức GDP thấp nhất của nền kinh tế thứ 2 thế giới trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

GDP của Trung Quốc hồi quý I đã tăng nhẹ lên mức 7,4% còn quý II là 7,5% và sau đó không hề có sự nhảy vọt tích cực nào. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ, lần đầu tiên kể từ năm 1998 đến nay, không đạt được mục tiêu toàn năm do Quốc hội đề ra – GDP 7,5% cho năm 2014.

Bất động sản - Gánh nặng tăng trưởng Trung Quốc

Thị trường bất động sản - động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu. Ảnh: Một khu trung tâm thương mại ở Bắc Kinh.

Thị trường bất động sản (BĐS) chững lại là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình hình kinh tế như hiện nay. Sức mua BĐS đã giảm 10,8% trong vòng 9 tháng đầu năm 2014.

"Động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc – thị trường bất động sản đang suy yếu", theo Louis Kuijs, nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng Royal Bank (Scotland) chi nhánh tại Trung Quốc.

Bắc Kinh từ lâu đã nhắc lại nhiều lần ý định làm xẹp bong bóng BĐS vốn được "nuôi dưỡng" bởi các định giá cao hơn so với thực tế do chạy theo xu hướng đô thị hóa.

Các công trình được xây dựng lên nhưng lại không có người sử dụng đang tồn tại rất nhiều. Tờ Nhật báo Trung Hoa nhận xét rằng phải cần khoảng 2 năm nữa mới có thể tiêu thụ hết lượng dư thừa đó.

Trước đây, thành phố Ordos thuộc Nội Mông Cổ vẫn thường được nhắc tới với nhiều dự án ma, tức là dự án xây lên nhưng không có người ở, thì hiện nay, danh sách các thành phố như vậy vẫn đang được kéo dài với Thường Châu (phía Đông), Hàm Đan (phía Đông Bắc) và kể cả cái nôi của các hạng mục đấu thầu như Ninh Ba và Ôn Châu (phía Nam Thượng Hải).

Tuy nhiên, việc duy trì lượng xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của chính phủ vẫn giúp cho nền kinh tế Trung Quốc có được mức tăng trưởng đáng mơ ước của nhiều quốc gia. Đó cũng là lý do vì sao Bắc Kinh chưa muốn thông qua các biện pháp cứng rắn hơn để đẩy mạnh nền kinh tế.

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là làm thế nào để giải quyết nguồn vốn tồn đọng do đầu tư quá mức của các nhà máy Trung Quốc trong thời kỳ tăng trưởng đang có dấu hiệu suy giảm. Điều này sẽ là rất khó vì đòi hỏi cân bằng lợi ích giữa chủ doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chiến dịch chống tham nhũng mà Bắc Kinh cam kết thực hiện từ 2 năm trước cũng tác động tới nền kinh tế, bởi nó làm đóng băng nhiều dự án còn đang trong quá trình thực hiện.

Hà My (tổng hợp)