Ai đứng sau và hưởng lợi từ các cuộc biểu tình ở Hongkong? (Kỳ cuối)

07:00 | 02/10/2014

1,135 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hongkong tọa lạc ở phía Đông nam Trung Quốc, là nơi cư ngụ của khoảng 7 triệu dân và theo giới truyền thông, các cuộc biểu tình của hàng nghìn người từ cuối tuần qua nhằm phản đối quyết định của Bắc Kinh về việc hạn chế những cải cách chính trị được coi là tồi tệ nhất kể từ khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Hongkong, sau khi vùng đất từng là thuộc địa của Anh được trao trả năm 1997.

>> Ai đứng sau và hưởng lợi từ các cuộc biểu tình ở Hongkong? (Kỳ 2)

Kỳ III: Nhiều câu hỏi cần lời đáp

 Và tình hình tại Hongkong đang khiến dư luận nhớ lại tình hình Ukraine hồi tháng 2 vừa qua và chẳng ai biết được điều gì có thể xảy ra thời gian tới.

Tin nhap 20140930141515

Người dân Hongkong biểu tình ôn hòa trước trụ sở chính quyền hôm 27/9

Những người lãnh đạo cuộc biểu tình “Chiếm khu Trung tâm” muốn Bắc Kinh hủy bỏ những quy định về cuộc bầu cử Trưởng đặc khu hành chính vào năm 2017. Bởi theo quyết định của Quốc hội Trung Quốc, từ năm 2017, việc bầu cử người đứng đầu đặc khu hành chính Hongkong sẽ tiến hành theo hình thức “phổ thông đầu phiếu”, nhưng phải thành lập một Uỷ ban đề cử. Ủy ban này căn cứ vào trình tự dân chủ để chọn ra 2-3 ứng cử viên cho vị trí Trưởng đặc khu với điều kiện phải nhận được trên 50% sự ủng hộ của số uỷ viên Uỷ ban đề cử. Sau đó, ứng cử viên trúng cử Trưởng đặc khu phải do Chính phủ trung ương Trung Quốc bổ nhiệm.

Được biết, Trưởng đặc khu hành chính Hongkong hiện do 1.200 người trong Ủy ban bầu cử bầu lên; ứng cử viên cuối cùng chỉ cần nhận được 601 số phiếu ủng hộ là có thể giữ chức Trưởng đặc khu, không cần phải có sự chứng kiến của người dân Hongkong trong quá trình bầu cử. Nhiều người Hongkong cho rằng, 1.200 người trong Ủy ban này không thể đại diện cho tất cả người dân của đặc khu, nên đã yêu cầu Bắc Kinh phải cải cách quy chế bầu cử.

Tin nhap 20140930141515

Sinh viên biểu tình ủng hộ phong trào chiếm trung tâm ở Hongkong

Theo giới truyền thông, trước cuộc biểu tình sáng 28/9, ngày 22/9, những người ủng hộ dân chủ ở Hongkong bắt đầu tiến hành chiến dịch “bất tuân dân sự” quy mô lớn với tối hậu thư 4 điểm, trong đó yêu cầu mở cửa quảng trường nhân dân và các tuyến đường cho người biểu tình; yêu cầu Trưởng đặc khu hành chính Hongkong Lương Chấn Anh và 3 người cải cách trong chính quyền Hongkong từ chức; thu hồi quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc (31/8) về thay đổi luật pháp; người dân được tham gia bầu cử.

Trước đó (17/8), khoảng 1.500 đoàn thể với 193.000 người (phần lớn là những đoàn thể đến từ Trung Quốc Đại lục) đã tham gia cuộc tuần hành phản đối phong trào "Chiếm khu Trung tâm". Ngày 18/8, các báo Trung Quốc đồng loạt đăng trang nhất với tiêu đề “Biểu tình phản đối phe dân chủ chiếm Trung tâm” tại Hongkong đã phản ánh “ý chí của người dân Hongkong” cho thế giới bên ngoài.

Tin nhap 20140930141515

Paul Wolfowitz - được cho có mối quan hệ gần gũi với những người tài trợ cho phong trào biểu tình ở Hongkong

Được biết, chiến dịch 1 tuần bãi khóa của học sinh, sinh viên Hongkong đã nhanh chóng phát triển thành cuộc biểu tình "Chiếm khu Trung tâm" từ 28/9. Điều đáng nói là đúng vào ngày khoảng 13.000 sinh viên Hongkong tuần hành (23/9) để khởi động cuộc bãi khóa kéo dài 1 tuần, Bắc Kinh tiếp đón một đoàn gồm 70 người giàu nhất đặc khu do cựu Trưởng đặc khu hành chính Hongkong Đổng Kiến Hoa dẫn đầu. Có dư luận cho rằng, thế hệ trẻ Hongkong hiện không được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức độ tương tự như những người lớn tuổi giàu có trong thành phố.

Ngày 26/9, cảnh sát Hongkong đã bắt giữ 61 người, trong đó có lãnh đạo phong trào sinh viên Joshua Wong (Hoàng Chi Phong). Tối 28/9, Joshua Wong đã được thả sau khi cảnh sát lục soát phòng trọ trong ký túc xá của sinh viên này, tịch thu một số thứ như máy tính và điện thoại.

Joshua Wong cho biết, cậu đã nằm trong “Sổ đen An ninh” của Trung Quốc. Tuy mới 17 tuổi (sinh ngày 13/10/1996 tại Hongkong), nhưng Joshua Wong đã là một trong những nhà hoạt động chính trị nổi danh tại Hongkong sau khi bị giới truyền thông Trung Quốc gọi là “phần tử quá khích” vì tạo dựng phong trào sinh viên Scholarism cùng với Lâm Lương Ngạn cách đây hơn 3 năm (20/5/2011).

Hồi tháng 6, Scholarism đã thảo ra một kế hoạch cải cách cách thức bầu cử Trưởng đặc khu hành chính Hongkong và kế hoạch này nhận được sự ủng hộ của gần 1/3 cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức. Đến tháng 7, phong trào của Joshua Wong tiến hành một cuộc biểu tình ngồi và động thái này khiến Bắc Kinh quan ngại. Tháng 8, Joshua Wong được nhận vào Đại học Mở Hongkong, theo học chuyên ngành khoa học xã hội (chính trị và hành chính cộng đồng).

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, phong trào Scholarism của Joshua Wong được nước ngoài đặc biệt quan tâm bởi được thành lập từ các thanh niên thế hệ hậu 9X. Hiện tài khoản Facebook của Joshua Wong có hơn 200.000 người theo dõi

Đông Ngàn - Bắc Ninh