10 năm cuối đời của Giang Thanh (Kỳ 2)

13:29 | 20/05/2015

4,017 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Người ta cho rằng, Giang Thanh chọn con đường kháng cự là vì bà ta thấy rằng tiền đồ chính trị đã đi tong cả rồi.

>> 10 năm cuối đời của Giang Thanh

Cuộc xét xử gián đoạn một lúc sau, khi Hồng Văn chưa xuất hiện trở lại ở phiên tòa, thái độ bà chủ lại xuất hiện trên nét mặt Giang Thanh, bà ta gầm lên:

- Anh ta đâu? Hồng Văn đâu rồi?

Những chứng cứ về Giang Thanh chống lại Đặng Tiểu Bình và Chu Ân Lai do Trương Ngọc Phượng viết đã được đọc tại phiên tòa. Cô nữ thư ký xinh đẹp này là nhân vật do Mao Chủ tịch chỉ định phải nắm vững tình hình Giang Thanh sử dụng tiền vay và phụ cấp trong số vốn của ông. Ở Trường Sa, khi Mao nói chuyện với Hồng Văn, Trương Ngọc Phượng cũng có mặt. Khi đại diện Viện Kiểm sát đọc lời làm chứng do Ngọc Phượng viết về “bè lũ 4 tên” gây sức ép với Mao. Giang Thanh ngồi thẳng đừ, mắt đăm chiêu nhìn phía trước, khuôn mặt vuông vức, nhợt nhạt như một pho tượng.

10 năm cuối đời của Giang Thanh (Kỳ 2)

Giang Thanh và Mao Trạch Đông

Hai phiên dịch trẻ tuổi của Mao Trạch Đông những năm tháng cuối đời là Đường Văn Sinh và Vương Hải Đường cũng có mặt làm chứng. Đường Văn Sinh nói:

- Chúng tôi nhận ra ngay âm mưu quỷ kế của “bè lũ 4 tên”.

Giang Thanh dướn mày tròn mắt, vành môi cong cớn, nghẹo cổ ngước nhìn lên trần nhà. Vương Hải Đường cũng phát biểu:

- Mao Chủ tịch tức Giang Thanh.

Giang Thanh hét lên:

- Tôi xin nói.

Thế nhưng quan tòa không cho bà ta nói. Chánh án Tăng Hán Chu hỏi Giang Thanh:

- Có phải đêm 17-10-1974, trước khi Vương Hồng Văn đi Trường Sa 1 ngày, bà đã triệu tập cuộc họp gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên ở số nhà 17 Điếu Ngư Đài?

- Không có.

- Sao?

- Không có. Tôi không biết gì về việc đó.

- Bốn người đã bàn luận những gì?

Giang Thanh liếc nhìn quan tòa tỏ vẻ khó chịu và đáng tiếc, đáp:

- Nếu như tôi không biết gì về hội nghị đó thì làm sao tôi có thể trả lời quý tòa?...

Giang Thanh cố sức kiềm chế mình, và tỏ ra rất “phong độ” nhưng bà ta lại từ chối khá nhiều vấn đề nêu ra cho bà ta. Thái độ của bà ta tỏ vẻ chọc tức các quan tòa.

Trên nét mặt Vương Hồng Văn như lộ vẻ không yên tâm. Khi khai cung, anh ta luôn tâm niệm hai điều: “Bè lũ 4” tên tuyệt nhiên không thể trở lại cầm quyền. Anh ta nhận tội càng nhiều thì càng được hưởng lượng khoan hồng. Thế nhưng Giang Thanh chối bai bải những tội trạng của mình, khiến việc xét xử càng rắc rối thêm.

Thời gian xét xử, bị cáo thường nem nép, bởi vì chúng đều sợ chết. Điều đó khá hợp lý. Song Giang Thanh thì lại chối mọi tội lỗi, bà ta không tin mình sẽ bị hành quyết, vì trước đó, các nhân sĩ thượng tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa ai bị xử lý như thế bao giờ.

10 năm cuối đời của Giang Thanh (Kỳ 2)

Giang Thanh - Mao Trạch Đông và con gái năm 1938

Người ta cho rằng, Giang Thanh chọn con đường kháng cự là vì bà ta thấy rằng tiền đồ chính trị đã đi tong cả rồi. Còn nguyên nhân duy nhất dẫn tới bà ta kháng cự lại là tính cách nhất quán xưa nay của bà ta đã có từ hơn 60 năm nay. Đối với Giang Thanh, thực tại duy nhất không thay đổi chính là cuộc sống và dục vọng của bản thân. Đó chính là thế giới hiện thực kiểu của bà ta. Một vài cử chỉ nào đó khiến bà ta không vui, hoặc qua điểm nào đó không hòa quyện được với bà ta, đều là trái với quy luật tự nhiên, khác nào như “trạch đẻ ngọn đa”. Vả lại, bà ta không chút hoài nghi, rằng, bà ta có thể chiến thắng những thứ hoang đường.

Sáng ngày 3-12-1980. Giang Thanh sải bước đi đến tòa án. Bà ta vuốt phẳng áo quần, sửa lại mái tóc, rồi ngồi trên chiếc ghế dài. Trước mặt mỗi ủy viên công tố và nhân chứng đều có một cốc trà. Còn trước mặt Giang Thanh chỉ là một dãy micro. Đặc biệt trước khi khai mạc phiên tòa, Giang Thanh quay cổ nhìn một lượt các nhân chứng và khách mời có mặt, một người phụ nữ cổ quấn chiếc khăn vàng, quần áo màu xanh lơ đang nhìn Giang Thanh chằm chằm. Một lát sau, dường như ánh mắt của hai người đàn bà này gặp nhau. Đó chính là Vương Quang Mỹ - Vợ Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ.

- Bị cáo Giang Thanh, thị làm sao biết được đồng chí Vương Quang Mỹ là đặc vụ của Mỹ?

- Báo chí chính phủ nói như vậy. - Mặt Giang Thanh tỉnh bơ. Nhưng giọng nói cứng nhắc, cong cớn vẻ  khinh miệt.

Ủy viên công tố luôn tuyên bố, Giang Thanh là kẻ chịu trách nhiệm chính về việc bức hại Lưu Thiếu Kỳ đến chết và phu nhân của ông cũng gị giam cầm suốt 12 năm trời…

Mỗi nhân chứng đều có hàng nắm chứng cứ bất lợi đối với Giang Thanh, kể cả người nấu ăn cho Lưu Thiếu Kỳ, ông cũng bị tới 6 năm tù đày.

- Tôi xin phát biểu!

Giang Thanh hét lên đến chói tai, ầm cả hội trường…

- Giang Thanh, câm mồm!

Một vị quan tòa quát lớn.

- Câm mồm!

Giang Thanh và 6 vị quan tòa cùng hét lên.

Công tố ủy viên lấy chứng cứ thật chắc chắn. Giang Thanh còn sai phái người tới lục soát khám xét nhà Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ để tìm tài liệu phạm tội. Giang Thanh gỡ cặp kính râm ra, tay phải vừa cầm kính vừa khoát tay ngắt lời viên chánh án. Bà ta chất vấn tòa án:

- Lục soát nhà của họ, các ngài ngạc nhiên lắm sao? Hãy cho tôi biết, hiện nay các ngài không lục soát nhà tôi chăng?

Bà ta bất chấp, nói tiếp:

- Phá cổ hủ đó là một chỉ thị của Trung ương tháng 8-1966. Đó là hành vi Cách mạng!

Phiên tòa im phăng phắc lắng nghe bài nói chuyện của Giang Thanh khi quyền lực đạt tới tuyệt đỉnh. “Tôi phải nói để các đồng chí biết - bà ta hét lớn tại hội nghị biểu diễn nghệ thuật - Lưu Thiếu Kỳ là tên đại phản cách mạng, cực kỳ xấu xa… y phải chết một ngàn lần…”.

- Bị cáo Giang Thanh, đã nghe rõ băng ghi âm chưa?

- Không đúng đâu! Giang Thanh đáp.

Cuốn băng ghi âm rất rè được mở lại một lần nữa. Mọi người lại một lần được đưa về thời đại Cách mạng văn hóa. Mọi người nghe rất khó chịu, Giang Thanh áp tai nghe chặt hơn. “Ôi đúng là tiếng nói của mình rồi”.

10 năm cuối đời của Giang Thanh (Kỳ 2)

Giang Thanh những năm cuối đời

Hoàng Hỏa Thanh, Kiểm sát trưởng nói:

- Theo quy định của Điều 36 về luật Tổ chức đại hội đại biểu Quốc hội khi chưa có quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ thì không được bắt hoặc thẩm vấn xét xử. Vậy thì Giang Thanh, bà ta có quyền gì, lý do gì để tước quyền tự do của Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ?

Giang Thanh  ngửa đầu tựa vào ghế, lắp bắp nói không nên lời.

Ngày hôm sau, “Nhân dân nhật báo” bắt đầu đưa tin về vụ xét xử này:

“Tên tội phạm phản cách mạng nguy hiểm Giang Thanh là tên đầu sỏ gây mọi tội ác và tai họa cho đất nước và nhân dân. 9 giờ sáng ngày 13-12 thị đã bị hai nữ cảnh sát dẫn tới tòa…”.

Trong số “10 tên bị đưa ra xét xử” duy nhất chỉ có Giang Thanh là người chính thức phủ nhận những sự thật tội lỗi trước đây của mình.

Tuần lễ thứ 2 trong tháng 12, Giang Thanh giảm hẳn đi sự bền bỉ đối với những người khởi tố.

- Có phải bà ta đã cùng Khang Sinh chuẩn bị một danh sách Ủy viên Trung ương để rồi sau đó là lật đổ hay cách chức họ?

Giang Thanh tru tréo:

- Các ông có sự thật, song lại xuyên tạc sự thật. Chuẩn bị để triệu tập một Hội nghị Ủy viên Trung ương quan trọng để bàn những vấn đề hệ trọng, đó là việc làm bình thường và hợp pháp.

Một quan tòa quát lớn:

- Lúc đó thị đâu có phải Ủy viên Trung ương? Như vậy sao gọi là bình thường được?

- Nếu như các ông cho tôi một cơ hội, tôi sẽ bằng lòng nói với các ông. Bởi vì tôi là một thành viên của tổ “Cách mạng văn hóa Trung ương”. Ngay đối thủ của bà ta cũng phải công nhận đó là một câu trả lời rất khôn ngoan và tuyệt vời.

Phiên tòa có nhắc tới cuộc sống của Giang Thanh ở Thượng Hải hồi thập niên 30. Liệu có phải bà đã lệnh cho truy xét những tài liệu để ở nhà Trịnh Quân Lý và vợ anh ta (tức người tiếp tân hồi Giang Thanh cưới Đường Nạp). Giang Thanh trả lời: “Trước khi trả lời tôi có liên quan gì tới những tài liệu ấy hay không, xin hãy cho tôi xem trước những tài liệu đó”. Lời lẽ của bà ta giống như một đứa trẻ tự tin nói với ông bố khi chưa nắm được thóp.

Khi Ủy viên công tố nhắc tới hoạt động của bà ta hồi năm 30 là hoạt động phản cách mạng, Giang Thanh thu mình như một con gấu, rồi bà ta chồm lên:

- Những hoạt động phản cách mạng là cái gì?

Bà ta gầm lên tại phiên tòa. Quan tòa không nói gì. Đương nhiên đốm lửa trong  bầu không khí đó không phải là vấn đề chính trị, mà chỉ là sự nhen nhóm trong đời sống riêng tư của Lam Bình hồi bấy giờ.

Khi nhân chứng, bà quả phụ Trịnh Quân Lý (đã chết trong tù năm 1969) có mặt, Giang Thanh kinh hoàng gọi lớn.

Hoàng Thần không chút khách khí đáp:

- Tao không nói chuyện với mày.

Ngừng một lát, bà tiếp:

- Mày là Lam Bình, đúng không? Tao nói cho mày biết, lịch sử những năm 30 do chính mày viết nên, không xóa nổi đâu!

Chính chúng tao đã quen mày hồi những năm 30. Trong những bức thư mày muốn thu về, có một bức thư mày viết cho Đường Nạp, mày đã làm cho gia đình tao điêu đứng, tan cửa, nát nhà. Chồng tao bị đọa đày đến chết. Mày quá tàn nhẫn! – Hoàng Thần nghẹn ngào tố cáo.

- Chị Hoàng, thực tình tôi không biết việc này.

Giang Thanh đổi sang giọng Thượng Hải.

Nguyên Tư lệnh không quân Ngô Pháp Hiến có chiếc cằm núng nính những thịt giống như cằm một con cừu già, từ cổ họng xổ ra một chàng toàn giọng ăn năn tạ tội. Ông ta nói với tòa:

- Tháng 10-1966, đã nhiều lần ông ta thi hành khám nơi ở của một gia đình làm nghệ thuật.

- Giống như các bị cáo khác trong quân đội, ông như kẻ đã suy sụp, đồng ý và thú nhận mọi điều do tòa án nêu ra. Ông ta tiếp:

- Giang Thanh là thủ phạm, tôi chỉ là kẻ theo đóm ăn tàn, tôi rất ân hận và giận mình, Dù là có chứng cứ rành rành, nhưng Giang Thanh vẫn chối băng những hoạt động khám xét ở Thượng Hải.

Khi nhà ăn Liêu Mạt Sa ra làm chứng tại phiên tòa, thì phiên tòa xôn xao hẳn lên. Liêu Mạt Sa là bạn của Giang Thanh hồi ở Thượng Hải.

Giang Thanh đã từng ở nhà ông, rồi cãi nhau với ông. Trong đại Cách mạng văn hóa, Liêu bị coi là đặc vụ của địch, phải ngồi tù 8 năm trời. Trong lời khai nhân chứng, ông liên hệ nỗi khổ của mình với Lưu Nhân. Bà vợ góa bụa của Lưu Nhân là quan tòa của phiên tòa đặc biệt này, đang ngồi trước mặt ông. Liêu Mạt Sa nói với Giang Thanh:

- Mày và đồng bọn đã phạm tội tày đình không sao kể xiết.

- Nhà văn ngừng nói một là, lau đi những giọt nước mắt trên kính.

- Người Bắc Kinh khắc cốt ghi xương mối thù này.

Giang Thanh không kìm được nữa:

- Đừng nói bừa!

Bà ta giậm chân gào lên. Những giọt lệ già nua của Liêu Mạt Sa đã gây xúc động và thương cảm của biết bao người dự phiên tòa. Ông kể về sự bất hạnh của bà quả phụ Lưu Nhân khiến Giang Thanh không chịu nổi đau khổ.

- Ngồi xuống!

Một viên quan tòa quát lớn:

- Bà không có quyền nói!

- Tôi có quyền tự bào chữa cho mình.

Giang Thanh vỗ vào ngực.

- Tôi có quyền tố cáo các ông.

- Bà ta chỉ vào Liêu Mạt Sa, hét lên the thé:

- Chính con người này có dính líu đến “thôn ba nhà” đúng vậy không?

- Câm mồm, tên bị cáo câm mồm!

Liêu Mạt Sa, một tay nắm chặt, một tay đấm mạnh xuống ghế, viên quan tòa muốn mình nghe được rõ hơn, ông quát Giang Thanh khi ông Liêu tiếp tục run rẩy, khóc. Giang Thanh lại gào to hơn:

- Tên do thám, phần tử xét lại!

Nét mặt Chánh quan tòa Tăng Hán Chu đỏ lựng, ông lệnh đưa Giang Thanh ra ngoài. Hai nữ cảnh sát xốc nách bà ta đưa đi, bà ta giãy giụa, nhưng vô ích. Quần chúng vỗ tay rầm rầm.

Giang Thanh định bụng giữ vẻ “lạnh lùng” và “tôn nghiêm” nhưng không thành. Năm phiên tòa người ta đều phải điệu bà ta đi. Họ mặc cho quần chúng và nhân chứng hò reo phản bác Giang Thanh. Liêu Mạt Sa muốn làm nhục bà ta trước mặt người đời.

(Còn nữa)

V.H

(Theo Giang Thanh toàn tập)