Xung quanh vụ tai nạn máy bay MH17:

Xác MH17 nói lên điều gì?

11:39 | 24/11/2014

5,875 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Công tác thu hồi xác chiếc máy bay MH17 bị rơi ở miền đông Ukraina cách đây 4 tháng đã hoàn tất. Việc ghép các mảnh vỡ của chiếc máy bay lâm nạn này sẽ tiết lộ nguyên nhân của thảm kịch?

>> Công bố ảnh tên lửa đang lao tới MH17

>> Những bằng chứng giả mạo về vụ tai nạn MH17

>> Nga sẽ đòi phương Tây bồi thường uy tín?

Xác MH17 nói nên điều gì?

Công tác thu hồi mảnh vỡ chiếc MH17 tại hiện trường vụ tai nạn ở Donetsk, miền đông Ukraina, đã hoàn tất hôm 23/11

Hôm qua, các công nhân đã gửi những mảnh vỡ cuối cùng của chiếc máy bay trên một chuyến xe lửa từ khu vực do thành phần ly khai kiểm soát đến thành phố Kharkov do chính phủ Ukraina kiểm soát. Tháp tùng đoàn tàu có nhóm 15 chuyên gia từ Hội đồng Bảo an của Hà Lan, cảnh sát Hà Lan và OSCE, cũng như 6 đại diện phe ly khai Ukraina. Các mảnh vỡ máy bay được xếp lên 11 toa tàu mở và một toa đóng (dành cho các mảnh nhỏ).

Ngoài ra, còn một toa hành khách chở các chuyên gia, cũng như các nhà quan sát từ OSCE và lực lượng ly khai Donetsk đi theo bảo vệ.

Từ Kharkov, các mảnh vỡ này sẽ được vận chuyển bằng máy bay đến Hà Lan, nơi nhà chức trách sẽ dựng lại chiếc máy bay trong khuôn khổ của cuộc điều tra.

Toàn bộ 298 người trên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 17/7 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đều tử nạn, 2 phần 3 trong số này là người từ Hà Lan, nên nước này được đảm nhiệm việc chỉ đạo phối hợp cuộc điều tra quốc tế.

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, truyền thông và chính khách phương Tây cáo buộc rằng máy bay bị bắn rơi bởi một tên lửa đối không do Nga cung cấp, được bắn từ vùng đất do phiến quân kiểm soát. Nga đổ lỗi cho lực lượng không quân Ukraina về vụ bắn hạ chiếc máy bay. Suốt thời gian sau đó, Moskva luôn nhắc nhở không để cuộc điều tra bị ngừng và yêu cầu Mỹ cung cấp hình ảnh vệ tinh chụp khu vực tại thời điểm thảm kịch.

Tại The Hague, thủ đô Hà Lan, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình kêu gọi làm rõ tình huống điều tra tai nạn Boeing ở Ukraina. Nhưng đến nay những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch vẫn không được làm rõ. Theo công tố viên Hà Lan Fred Vesterbeke, các chứng cứ thu thập được không đủ để dựng lại chi tiết vụ tai nạn. Trên thực tế chỉ có duy nhất một kết luận: chiếc máy bay không hề bị trục trặc kỹ thuật đã vỡ trên không trung do tác động từ bên ngoài.

Dưới áp lực của dư luận Hà Lan, cuối cùng có quyết định đưa các mảnh vỡ máy bay ra khỏi hiện trường tai nạn. Trước đó người ta từ chối, ban đầu vì lý do an ninh - khu vực bị quân đội Ukraina pháo kích, sau đó vì các lý do chính trị- ngại hợp tác với chính quyền Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk. Nhưng đã vài ngày nay kể từ hôm 16/11, công việc được tích cực triển khai.

Các mảnh vỡ MH17 một khi về đến Hà Lan sẽ được dựng lại mô hình để nghiên cứu. Sergey Melnichenko, một thành viên của Quỹ An toàn bay (FSF) cho hay: “Theo tiêu chuẩn của ICAO, phải thu thập các mảnh vỡ và dựng lại mô hình máy bay trong điều kiện nhà có mái che. Điều này cần thiết thực hiện để xác định bức tranh chính xác những gì đã xảy ra. Có thể nhớ lại tai nạn năm 2001, khi quân đội Ukraina bắn rơi máy bay chở khách Tu-154 trên Biển Đen. Khi các mảnh vỡ được thu thập và hình mẫu được dựng lại, dựa vào những lỗ hổng trên thân máy bay, các nhà điều tra đã xác định vị trí tên lửa nổ. Có nghĩa phương pháp làm sáng tỏ khoảng cách từ tên lửa đến máy bay, vị trí tên lửa vào thời điểm nổ - ở phía trước hay sau, trên hay dưới máy bay.

Cả những thông tin khác cũng rất quan trọng. Đặc biệt, cuộc thoại giữa các nhân viên không lưu Ukraina đã "dẫn" Boeing di chuyển. Ghi âm cùng với nhân viên từ trung tâm điều khiển hàng không Ukraina đã biến mất một cách bí ẩn, không rõ liệu những thông tin này có được chuyển đến nhóm điều tra quốc tế.

Một câu hỏi khác là dữ liệu quan sát vệ tinh của các nước theo dõi miền đông Ukraina ở thời điểm xảy ra thảm kịch. Ngay khi MH17 bị rơi, Nga đã công bố và chia sẻ tài liệu liên quan tới thảm họa. Theo đó, cách không xa Boeing còn một máy bay khác, được cho là chiến đấu cơ của Ukraina. Kiev phủ nhận thông tin này. Nhưng mới đây, các phương tiện truyền thông đã phổ biến bức ảnh do một người có thiện chí giấu tên từ Mỹ cung cấp. Ảnh chụp từ vệ tinh trinh thám Mỹ vào thời điểm vụ tai nạn. Tấm ảnh này khẳng định giả thiết Boeing đã bị không kích.

Moskva đã nhiều lần yêu cầu Washington cung cấp cho các nhà điều tra quốc tế đầy đủ thông tin liên quan đến thảm kịch, các dữ liệu hình ảnh liên quan. Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên không cản trở công việc điều tra và chỉ ra sự cần thiết làm rõ mọi nguyên nhân tai nạn.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mới đây tuyên bố, trước âm hưởng quốc tế rộng rãi của thảm kịch, Moskva tin rằng việc đảm bảo cuộc điều tra quốc tế công bằng và minh bạch là "vô cùng quan trọng", không chỉ để xác minh nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn mà nhằm đưa cả thủ phạm ra trước công lý, minh oan cho nước Nga.

Nh.Thạch

tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc