Triều Tiên chấp nhận đối thoại, thời khắc căng thẳng đã qua

19:00 | 21/04/2013

744 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên Wu Dawei có thể sẽ đến thăm Bình Nhưỡng để bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán. Lúc này, đời sống ở bán đảo Triều Tiên đã trở lại bình thường.

 

Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên Wu Dawei

Bình Nhưỡng nhượng bộ

Truyền thông Nhật Bản ngày 20/4 cho biết Triều Tiên đã tuyên bố về dự định tiến hành một cuộc đối thoại với Bắc Kinh trong tháng 4 này. Ban đầu, Bình Nhưỡng đã từng từ chối tiếp một phái đoàn Trung Quốc đến đàm phán, nhưng họ đã thay đổi quyết định của mình sau khi Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải bắt đầu một cuộc đối thoại nhằm giảm bớt căng thẳng trong khu vực.

Ông Wu Dawei, người sẽ đến thăm Mỹ vào tuần tới, sẽ có thể là một nhân vật trung gian giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Trong một diễn biến mới hơn, Triều Tiên cho biết đã sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc cắt giảm vũ khí. Ngày 20/4, tờ báo chính của Triều Tiên cho biết rằng "khả năng đối thoại với Mỹ về việc cắt giảm một phần vũ khí đối với chúng tôi là có thể, nhưng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ thảo luận với họ về việc phi hạt nhân hóa đất nước".

Theo Bình Nhưỡng, Washington đang “đe dọa vũ khí hạt nhân bán đảo Triều Tiên”. “Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Không đáng ngay cả mơ về việc phi hạt nhân hóa đất nước chúng tôi cho đến khi cả thế giới chưa biến thành một khu vực phi hạt nhân" - tờ báo nêu rõ.

Những ngày căng thẳng đã qua

Tuần vừa qua đã là kết cục của gần hai tháng với chuỗi sự kiện với tên gọi "Bình Nhưỡng sẵn sàng phát động cuộc chiến tranh mới", thu hút sự theo dõi chăm chú không chỉ của Seoul, mà còn của toàn thế giới. CHDCND Triều Tiên đã đón ngày 15/4 trong cuộc diễu hành qui mô đủ thứ màu sắc và không phóng lên trời bất kỳ quả tên lửa đạn đạo nào. Còn vào cuối tuần, Bình Nhưỡng tuyên bố đã sẵn sàng tiến tới đàm phán với Seoul và Washington. Quả thực, một lần nữa là theo những điều kiện bất khả thi.

Mấy tuần lễ trước, chính quyền CHDCND Triều Tiên tuyên cáo rằng trong hoàn cảnh hiện nay không thể có bất kỳ cuộc đối thoại với "tay sai" của đế quốc Mỹ, tức là với nước láng giềng phía nam, hay là với "con rối bị giật dây” nào đó. Còn đến ngày 17/4, Ủy ban Quốc phòng của Triều Tiên nêu ra một danh sách những điều kiện để bắt đầu đàm phán. Trong đó có bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, phải xin lỗi vì "những hành động thù địch" và cam đoan rằng sẽ không đe dọa chủ quyền của Bình Nhưỡng nữa. Phản ứng đáp lại có gần như ngay lập tức và là đã dự kiến: Seoul gọi những đòi hỏi của miền Bắc là vô lý, còn Washington thì yêu cầu Triều Tiên chấm dứt thủ đoạn và thực sự tiến hành bước đi nghiêm túc hướng tới phi hạt nhân hóa.

Như vậy, các bên đã trở lại với những ngôn từ quen thuộc còn tình hình trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa dần ổn định một cách tương đối ổn định. Và đó là sau gần hai tháng chờ đợi bắt đầu cuộc đối đầu quân sự công khai. Thêm nữa, không chỉ giữa miền Bắc và miền Nam, mà còn cả tiềm năng lan ra toàn khu vực.

Ngày 10/4 là mốc mà Bình Nhưỡng yêu cầu di tản tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ra khỏi lãnh thổ đất nước. Tất cả hồi hộp chờ đợi cuộc phóng ít nhất là hai tên lửa, còn một số chuyên viên thậm chí cho rằng sẽ phóng cả chuỗi tên lửa đạn đạo. Sau đó, mốc thời gian “giờ G” gay cấn đã hoãn lại đến ngày 15/4, khi Bình Nhưỡng tổ chức kỷ niệm 101 năm sinh nhật của cố lãnh đạo sáng lập ra Nhà nước Triều Tiên. Trong ngày 15/4 cũng không phóng tên lửa. Hơn nữa, vào ngày này tại thủ đô Triều Tiên thay vì cuộc duyệt binh như truyền thống vào ngày quốc lễ và có vẻ càng hợp lý trong bối cảnh nóng hiện tại, thì đã là cuộc liên hoan với rực rỡ nhiều màu hoa.

Nhưng ngày hôm sau, khi ở Seoul, những đối tượng cánh hữu tổ chức nghi thức đốt chân dung của các lãnh đạo Triều Tiên, thì từ Bình Nhưỡng lại vang lên những cáo buộ chiếu chiến và lời lẽ đe dọa mới – bây giờ người ta tuyên bố sẽ tấn công Hàn Quốc không cần cảnh báo. Chính giới Seoul đáp trả cũng chẳng kém cứng rắn. Nhưng ở bình diện không chính thức, tất cả những sự kiện này vẫn hầu như không được chú ý. Người dân tiếp tục đi làm, về mối đe dọa tiềm năng chỉ có thể đoán qua tiếng máy bay trực thăng Mỹ trong ngày 15/4 bay tuần tiễu trên bầu trời Seoul. Vì sao sự bùng phát hiện tại trên bán đảo Triều Tiên đã gây ra khuấy động lớn như vậy ở nước ngoài, thì đó vẫn còn là điều bí ẩn – Giáo sư Andrei Lankov từ Đại học Côn Minh ở Seoul nhận xét.

“Điểm khác biệt quan trọng so với cuộc "trao đổi lịch thiệp” lần trước trên bán đảo Triều Tiên là sự kích động căng thẳng từ phía các phương tiện truyền thông. Khi phát ra những lời đe dọa, tất cả bắt đầu nghiêm túc viết về nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Bây giờ ở Seoul phóng viên có thể mỏi chân dạo khắp các đường phố thủ đô cũng không thấy một người dân Hàn Quốc nào tỏ ra sợ hãi. Nhiệm vụ chẳng phải dễ dàng gì. Dù thế nào chăng nữa, đại đa số người dân xứ Hàn bây giờ đổ xô đi ngắm hoa anh đào”- ông Andrei Lankov nói.

Quả thực, trong tháng 4/2013, khi hoa anh đào nở, Hàn Quốc cũng như Nhật Bản đều là khoảng thời gian bùng nổ cao trào du lịch. Nhưng không phải là năm nay. Bởi chính vì "cơn thần kinh truyền thông”, như chính người Triều Tiên nói, mùa cao điểm đã bị gián đoạn. Nhiều người bỏ chuyến đi du lịch tới đất nước này, bất kể tốn kém vì những tour trả tiền trước khá đắt và mức phạt cao.

Cư dân địa phương trong 60 năm qua đã quen với những tuyên bố lớn tiếng hầu như hàng ngày của người láng giềng phương bắc, còn khi trò chuyện với các phóng viên họ nhân xét: nếu như Bình Nhưỡng tấn công, thì sẽ không cảnh báo trước, như hồi năm 2010. Nhưng chắc chắn sẽ không phải là đòn tấn công hạt nhân - như nhận định ở cấp chuyên gia.

Nh.Thạch (Tổng hợp)