Thêm một “gáo nước lạnh” cho quan hệ Mỹ - Trung

18:00 | 23/05/2015

2,211 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Quan hệ Mỹ - Trung đang căng thăng do những va chạm trên Biển Đông thì nay lại bị dội thêm một gáo nước lạnh nữa. Mỹ cáo buộc một giáo sư vật lý gốc Trung Quốc đưa công nghệ nhạy cảm cho chính quyền Bắc Kinh.

Thêm một “gáo nước lạnh” cho quan hệ Trung-Mỹ

Si Tiểu Tinh, một người Mỹ gốc Trung Quốc, đang đối mặt với tội danh lừa đảo

Ngày 22/5, các công tố viên liên bang Mỹ cáo buộc Trưởng khoa vật lý của Đại học Khoa học Công nghệ Temple (trụ sở ở bang Philadelphia) có dính líu đến một âm mưu bị cho là đưa công nghệ nhạy cảm của Mỹ sang Trung Quốc.

Các công tố viên cáo buộc giáo sư 47 tuổi này tìm kiếm những chức vụ danh giá ở Trung Quốc để đổi lấy công nghệ điện tử do một công ty Mỹ phát minh mà ông ta cung cấp.

Ông Si lúc đó đang làm việc cho một công ty của Mỹ trong thời gian nghỉ phép vào năm 2002. Công ty này chế tạo một thiết bị siêu dẫn màng mỏng có chứa chất magiê điborua.

Năm 2004, ông Si được Bộ Quốc phòng Mỹ cấp ngân khoản để mua thiết này về nghiên cứu, nhưng các công tố viên cáo buộc ông ta "đã lợi dụng nó để làm lợi cho các bên thứ ba ở Trung Quốc, bao gồm những thực thể của chính phủ".

Si Tiểu Tinh, một công dân Mỹ nhập quốc tịch sinh ra ở Trung Quốc, đang đối mặt với tội danh lừa đảo. Ông Si phải đối mặt với 80 năm tù giam và khoản tiền phạt 1 triệu USD nếu bị kết tội.

Vụ việc này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 6 người Trung Quốc can tội gián điệp kinh tế và đánh cắp bí mật thương mại vì tiếp cận những công nghệ bí mật của Mỹ và chia sẻ với các trường đại học và các công ty do chính phủ Trung Quốc kiểm soát.

Trong số 6 người trên, ba giảng viên đại học gốc Trung Quốc bị kết tội đánh cắp bí mật công nghệ của tập đoàn Avago Technologies và Skyworks Solutions. FBI công bố một bức thư điện tử của một người trong số họ, từng làm việc cho Avago: “Công việc của tôi là cố gắng để tìm hiểu mọi chi tiết công nghệ để chuyển trực tiếp về Trung Quốc”. Trong một bức thư khác, vẫn người này cho biết, mừng vì công ty của ông ta không phải tốn kém để cạnh tranh. Chính Avago phải chi 50 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển trong vòng 20 năm những bí mật mà ông ta đã đánh cắp.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay: “Gián điệp kinh tế là việc chúng tôi nghiêm túc quan tâm”. Quả thưc, cuộc chiến tình báo tin học đã gây ra nhiều căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã từng phát biểu, các hacker Trung Quốc luôn đeo sát các doanh nghiệp Mỹ. Trước đó, tư pháp Mỹ đã cáo buộc năm sĩ quan quân đội Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu của nhiều doanh nghiệp nước này. Bắc Kinh phản bác ngay lập tức và khẳng định hệ thống định vị của điện thoại iPhone là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Nghi ngại người dân bị theo dõi, Bắc Kinh khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển công nghệ.

Th.Long

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc