Thấy gì từ việc Pháp cải tổ nội các?

13:41 | 27/08/2014

746 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Cuộc cải tổ nội các gần đây nhất của Pháp có lẽ là một cuộc thanh lọc nội bộ, gạt những người bất đồng chính kiến với Tổng thống và Thủ tướng ra khỏi chính phủ, hơn là một cuộc cải cách thực chất đưa đất nước hình lục lăng thoát khỏi khủng hoảng.

Ông Emmanuel Macron - Tân Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Pháp

Danh sách nội các mới của Pháp được công bố ngày hôm qua (26/8) không có nhiều thay đổi so với chính phủ bị giải tán cách đây 2 ngày. Ông Manuel Valls vẫn là Thủ tướng. Các vị trí lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Môi trường và năng lượng, cũng như Bộ Nội vụ vẫn giữ nguyên. Chỉ có 3 Bộ trưởng công khai đi ngược chính kiến với Thủ tướng Manuel Valls là bị loại. Trong đó, việc bổ nhiệm ông Emmanuel Macron vào ghế Bộ trưởng kinh tế và công nghiệp, thay thế nhân vật cánh tả Arnaud Montebourg – người châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nội các khi thẳng thừng chỉ trích các chính sách kinh tế hà khắc của chính phủ là đáng chú ý nhất.

Ông Macron, 36 tuổi, cựu lãnh đạo Ngân hàng Rothschild và từng là cố vấn kinh tế của Tổng thống Francois Hollande tại điện Elysese. Điều đáng nói là ông Macron đã từ chức sau khi ông Hollande bổ nhiệm ông Valls làm thủ tướng.

Tờ Economist của Anh cho rằng, việc Thủ tướng Valls bổ nhiệm ông Marcon vào ghế Bộ trưởng Kinh tế Pháp là một động thái mang nhiều thông điệp.

Nếu phải so sánh giữa người cũ và người mới thì cựu Bộ trưởng Montebourg thường tỏ ra rất khó chịu với các nhà đầu tư nước ngoài và từng có lần nói với công ty thép Mittal rằng, họ không được “hoan nghênh” ở Pháp. Trong khi đó, ông Macron lại tận dụng mọi cơ hội để chứng tỏ với các nhà đầu tư rằng, nước Pháp thực tế vẫn luôn mở rộng cửa cho doanh nghiệp làm ăn. Ông Macron cũng từng chỉ trích gay gắt đề xuất nâng mức thuế thu nhập lên 75% mà ông Hollande đã hứa hẹn đã lấy lòng cử tri trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012.

Economist nhận định, việc bổ nhiệm ông Macron chưa chắc đã khiến Thủ tướng Valls bớt áp lực hơn trong việc triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng” và hồi sinh nền kinh tế chính trị, hay đặt dấu chấm hết cho việc chống đối chính sách này của cựu Bộ trưởng Montebourg cùng những người đồng chí hướng. Tuy nhiên, nó cho thấy chính phủ mới của Thủ tướng Manuel Valls rất nghiêm túc trong việc theo đuổi một cách tiếp cận thân thiện hơn với doanh nghiệp, đồng thời cắt giảm chi tiêu công để khôi phục khả năng cạnh tranh, tìm lại tăng trưởng và cải thiện tình trạng thất nghiệp.

Chỉ có điều, thật mỉa mai khi Pháp quyết kiên trì theo đuổi lộ trình cắt giảm ngân sách như chỉ đạo của Liên minh châu Âu thì chính khối này gần đây lại lên tiếng kêu gọi nới lỏng ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng.

Linh Phương

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps