Thất bại trước AIIB: Washington cần phải làm gì

07:00 | 27/03/2015

977 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dường như ngay từ đầu Mỹ đã sai lầm khi tỏ rõ thái độ đối đầu với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Đã đến lúc lùi một bước và hợp tác.

Thất bại trước AIIB: Washington cần phải làm gì

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Vì một chính sách thiếu cân nhắc ngay từ đầu đối với AIIB, mà nay, Mỹ đã phải nhận một vố đau khi vừa qua Anh - đồng minh thân thiết tuyên bố gia nhập Ngân hàng mới này. Washington tỏ ra lo ngại với khởi đầu tốt đẹp của AIIB: sức cạnh tranh mà AIIB đặt ra cho những thể chế trước đó như Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); cơ hội để Trung Quốc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, làm đòn bẩy nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực. Bởi vậy, chính quyền Obama đã có những nỗ lực đáng kể nhằm “can ngăn” các đồng minh gia nhập ngân hàng này, ít nhất cho đến khi cơ chế ra quyết định của thể chế này rõ ràng hơn. Với sự quay lưng của Anh, Washington đang phải cẩn trọng hơn xây dựng liên minh của mình. Đặc biệt khi mà cả Úc và Hàn Quốc có vẻ cũng đang cân nhắc lại những do dự trong việc tham gia vào AIIB. Hai quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng quyết định của Anh như một vỏ bọc chính trị để tham gia ngân hàng này.

Tại thời điểm này, Washington có 3 sự lựa chọn:

  1. Tiếp tục gây áp lực cho các đồng minh của mình không gia nhập AIIB cho đến khi cơ cấu tổ chức của ngân hàng này rõ ràng và đảm bảo;
  2. Tự Mỹ sẽ tham gia AIIB; hoặc
  3. Từ bỏ vấn đề này.

Lựa chọn thứ nhất rõ ràng không phải là ý kiến sáng suốt. Chẳng có nghĩa lý gì khi mở rộng các nguồn vốn chính trị nhằm nỗ lực thuyết phục nhóm khu vực và các đối tượng khác không tham gia ngân hàng này. Đây là một vấn đề nhỏ nhưng sẽ hạ thấp hình ảnh của Mỹ trong khi ảnh hưởng của quốc gia này lên khu vực là khá mạnh.

Lựa chọn tiếp theo là điều mà ngoài Chính phủ Mỹ ra thì các nhà phân tích về Trung Quốc đều ủng hộ. Đó là việc Mỹ gia nhập ngân hàng AIIB vào tháng 10 này. Có một vài lý do cho thấy đây là một ý tưởng không hề tồi: Tham gia AIIB, Mỹ sẽ có một vị trí trong tổ chức, nơi mà sự góp mặt của của cường quốc này vừa có thể đem đến những động thái tích cực cho cơ chế vận hành nhưng đồng thời cũng có thể gây ra những chỉ trích nội bộ nếu chuyện đi chệch hướng.

Ngoài ra, việc Mỹ trở thành thành viên AIIB sẽ tạo điều kiện cho các công ty Hoa Kỳ được tiếp cận một cách công bằng các cơ hội đấu thầu phát sinh từ phần đầu tư tài chính của ngân hàng này. Tham gia bây giờ sẽ khó để Mỹ đảm bảo chính sách tiết kiệm, nhưng chính quyền ông Obama có thể bắt đầu công khai thừa nhận nhu cầu đầu tư tài chính cho Châu Á. Có lẽ Mỹ cần có những bước đi nhanh chóng để bàn về các nguyên tắc gia nhập cơ bản với Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Lựa chọn cuối cùng là Mỹ sẽ từ bỏ vấn đề AIIB, giải phóng các quốc gia khác khỏi áp lực mà họ có thể phải lo ngại nếu Mỹ không gia nhập, và để cho AIIB nổi lên hay sụp đổ với đúng những giá trị của nó.

Trung Quốc dường như đang vướng phải khó khăn đầu tư tài nguyên cũng như cơ sở hạ tầng đáng kể bởi số lượng thành viên, trong đó bao gồm Zambia, Myanmar, Việt Nam, Brazil và Sri Lanka. Nếu AIIB không thể hiện tốt hơn so với các ngân hàng phát triển riêng của Trung Quốc, nó sẽ là một vết nhơ không chỉ đối Bắc Kinh mà còn đối với tất cả các nước tham gia. Mỹ không nhất thiết phải tham gia vào tất cả các tổ chức trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Họ có thể ngồi ngoài AIIB hoặc đóng vai trò như quan sát viên.

Điều mà Washington cần ưu tiên hiện nay đó là thúc đẩy lý tưởng Mỹ và các thể chế thông qua việc tái cân bằng hơn là ngăn chặn các sáng kiến của Trung Quốc, trừ khi điều đó thực sự cần thiết. Việc đối đầu với AIIB sẽ như một chiếc cối xay kìm hãm Hoa Kỳ. Suy nghĩ này cần được loại bỏ bởi xét cho cùng, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, 2 quốc gia này vẫn sẽ luôn là đối tác quan trọng của nhau.

Hà My (theo The Diplomat Magazine)