Chương trình hạt nhân của Iran:

Những nỗ lực cuối cùng

10:24 | 20/11/2014

1,208 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nga đã có những động thái quan trọng trong việc thúc đẩy kết thúc đàm phán hạt nhân với Iran. Liệu điều này sẽ giúp đỡ hay cản trở việc ký kết hiệp định?

Đàm phán giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc cùng với Đức) sẽ trở lại trong tuần này tại Vienna trong một nỗ lực cuối cùng nhằm đạt được thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này trước hạn chót tự đặt ra 24-11. Các diễn biến mới của tình hình thế giới trong những ngày qua cho thấy khả năng đạt được một bước đột phá mang tính lịch sử là rất lớn.

Có rất ít dấu hiệu cho thấy tiến triển trong hai ngày thương lượng tại Oman vào ngày 9-11 vừa qua giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nhà đàm phán cấp cao của Liên minh châu Âu Catherine Ashton và Bộ trưởng Ngoại giao của Iran Muhammad Javad Zarif. Tuy nhiên, thông báo chung vào ngày 11-11 của Nga và Iran về việc xây dựng bốn lò phản ứng mới tại Bushehr, một nhà máy điện cũ do Nga xây dựng, và bốn nhà máy tại các địa điểm khác, mở ra tiến triển mới cho quá trình đàm phán đang gặp bế tắc. Iran sẽ vẫn giữ được một chương trình hạt nhân đầy tham vọng; Nga nhận được ảnh hưởng và tiền bạc, trong khi phương Tây được đảm bảo rằng Iran không thể tiến gần tới việc xây dựng một quả bom nguyên tử mà không phải chịu sự răn đe.

Các chi tiết của thỏa thuận với Rosatom, công ty năng lượng hạt nhân thuộc chính phủ của Nga, vẫn còn mơ hồ (và quan trọng). Trên bề mặt, hiệp định này là một sự đánh giá một cách khiêu khích về kết quả của cuộc đàm phán sắp tới trước khi nó diễn ra. Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, hiệp định sẽ tạo điều kiện tiền đề để tiến tới một sự thỏa hiệp về vấn đề cốt lõi trong mâu thuẫn giữa các bên: Số lượng máy ly tâm dùng cho việc làm giàu uranium mà Iran có thể có.

Những nỗ lực cuối cùng

Một cơ sở làm giàu Uranium của Iran

Với kho dự trữ uranium làm giàu thấp (LEU) ngày càng tăng, hiện tới 8,4 tấn, và 10.000 máy ly tâm đã được xây dựng, Iran có thể chế xuất ra đủ vật liệu phân hạch cho một quả bom trong vòng một vài tháng. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận với Rosatom đồng nghĩa với việc Iran sẵn sàng gửi một cách liên tục gần như tất cả LEU cho Nga để chuyển đổi thành các thanh nhiên liệu, nước này vẫn có thể giữ lại được đa số các máy ly tâm đang hoạt động của mình trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu quan trọng của các nhà đàm phán phương Tây: Tăng thời gian diễn ra "khả năng đột phá"- khoảng thời gian cần thiết biến công nghệ hạt nhân thành vũ khí- của Iran lên gần một năm. Điều này có được là do các thanh nhiên liệu không thể dễ dàng chuyển đổi thành nguyên liệu cho một quả bom.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tiến hành các cuộc gặp gỡ bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương APEC ở Bắc Kinh ba ngày trước khi Hiệp ước Nga - Iran được ký kết. Được biết, mục đích của ông Kerry là nhằm nhận được sự xác nhận của ông Lavrov rằng Nga sẽ thực sự lấy LEU của Iran.

Mặc dù vậy, các tiến triển trong vấn đề số lượng máy ly tâm cũng không giúp ích gì nhiều trong việc thu hẹp khác biệt giữa các bên về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt sau khi đạt được bất kỳ một thỏa thuận nào. Iran muốn các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một trong những biện pháp đầu tiên phải được gỡ bỏ vì điều đó cũng đồng nghĩa với sự kết thúc tình trạng bị cô lập của nước này. Mỹ và châu Âu cho rằng đó nên là những biện pháp cuối cùng được dỡ bỏ. Đó là bởi vì nếu Iran lừa dối, Liên Hợp Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tái lập các lệnh trừng phạt, việc làm gần như chắc chắn đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu mới tại Liên Hiệp Quốc mà Nga sẽ phủ quyết. Các biện pháp cấm vận đơn phương hiện nay được cho là khả thi hơn một lệnh trừng phạt tập thể.

Iran cũng đang bị nhiễu loạn trước việc chiến thắng của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ có thể khiến việc giữ lời hứa của Tổng thống Barack Obama trở nên khó khăn. Lindsey Graham, người dự kiến sẽ giữ một vị trí quan trọng của Thượng viện, nói với một nhóm vận động ủng hộ Israel vào ngày 08 tháng 11 rằng ông sẽ "giết chết" bất cứ một thoả thuận nào ông coi là một "tệ hại". Tuần trước, ông Graham, cùng Bob Corker- Chủ tịch sắp tới của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ- đã giới thiệu một dự luật buộc ông Obama phải đưa bất kỳ thỏa thuận nào với Iran cho Quốc hội xem xét. Nếu không đạt được một tiếng nói chung với Iran, nhiều khả năng các dự luật của hai đảng nhằm leo thang trừng phạt sẽ xuất hiện.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cũng tỏ thái độ cứng rắn đối với các thoả thuận về chương trình hạt nhân của Iran. Vào ngày 10 tháng 11 vừa qua, ông đã gửi thư cho các Ngoại trưởng của nhóm P5 + 1 cảnh báo rằng: "Thể chế khủng bố ở Iran không được phép trở thành một sức mạnh hạt nhân." Ngày hôm sau, nhằm đáp trả thông tin về lá thư đề nghị hợp tác chống lại Nhà nước Hồi giáo nếu một thỏa thuận hạt nhân được ký kết của ông Obama gửi Thủ lĩnh tối cao của Iran Ali Khamenei bị rò rỉ, ông Netanyahu nói: "Iran không phải là một phần của giải pháp. Nước này là một phần rất lớn của vấn đề ". Cảnh báo của ông đã được khuếch đại nhanh chóng khi ông Khamenei kêu gọi "tiêu diệt" Israel trên Twitter.

  Tổng thống Obama có lẽ có thể bù đắp cho những nỗ lực phá hoại một thỏa thuận với Iran của Quốc hội bằng cách từ bỏ các lệnh trừng phạt hiện tại với quyền hạn của mình và phủ quyết bất cứ dự luật mới nào được đưa ra. Trách nhiệm thuyết phục Quốc hội sẽ thuộc về người kế nhiệm ông, giả định rằng Iran thực hiện các cam kết của phía mình. Nếu Iran thực sự muốn ngồi vào bàn đàm phán, nước này sẽ phải chấp nhận sự bảo đảm của ông Obama. Nếu không, phe diều hâu tại Thượng viện cũng sẽ cung cấp lý do để từ chối một thoả thuận. Những người có tư tưởng cứng rắn ở Mỹ là người bạn tốt nhất của những người có tư tưởng cứng rắn ở Iran.

Phúc Lê

(Theo The Economist )

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc